Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
ĐẠO ĐỨC GIỚI TRẺ XUỐNG CẤP DO INTERNET ?

Lo ngại Internet làm trầm trọng thêm nạn “tự sướng”, muốn thể hiện mình trong thế hệ trẻ.
 



Học sinh sử dụng điện thoại di động ngày càng phổ biến. Ảnh minh họa
 

Thời gian gần đây, hàng loạt sự kiện diễn ra xung quanh giới trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường khiến dư luận hết sức quan tâm, từ chuyện đánh nhau trong trường, ngoài đường phố, đến chuyện học sinh phổ thông hôn nhau trong lớp, chơi đánh bài cởi áo giữa lớp học… Liên tiếp những lời cảnh báo được phát ra trước thực trạng đạo đức học sinh ngày càng xuống cấp.

Tuy nhiên, không mấy ai chú ý đến vai trò của truyền thông mạng đang làm “trầm trọng” vấn đề và tác động nhiều đến lối sống của giới trẻ. Điều này cũng giống như việc nhiều người có cảm giác thiên tai trên thế giới ngày càng nhiều, khi thông tin về các vụ thiên tai được chuyển tải hàng ngày. Trên thực tế, các nhà khoa học đã khẳng định thiên tai trên thế giới đầu thế kỷ 21 cũng không nhiều hơn đầu thế kỷ 20.

Vấn đề chỉ là nếu những năm đầu thế kỷ 20 có xảy ra động đất tại Nam Mỹ thì ở châu Á cũng chẳng ai biết, nhưng ở thời đại cả thế giới được kéo lại gần nhau nhờ tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, nhất là hệ thống mạng Internet, các thông tin được cập nhật nhanh chóng khiến người đọc có cảm giác thiên tai nhiều hơn.

Điều đó cũng giống với tình hình của giới trẻ hiện nay. Không thể nói tuổi trẻ ngày xưa không đánh nhau, cũng không thể nói ngày xưa những người trẻ không có những hành động dại dột của tuổi mới lớn. Vấn đề là ngày xưa chuyện xấu chỉ có một số người biết đến, còn ngày nay chỉ một chuyện nhỏ trong lớp học cũng có thể dễ dàng được quay phim lại bằng điện thoại di động, cũng nhanh chóng được chuyển tải lên mạng, có hàng ngàn đến hàng triệu người xem.

Tuổi trẻ luôn được xem là nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thành tựu kỹ thuật mới, các bạn trẻ rất am hiểu việc sử dụng các công cụ kỹ thuật như điện thoại di động có quay phim chụp ảnh, chuyển tải dữ liệu lên mạng… Thế nhưng, tuổi trẻ cũng lại rất chậm để cảm nhận được hậu quả của những đoạn phim, bức ảnh được gửi lên mạng. Là lứa tuổi dễ bị kích động, dễ bắt chước, không ít những bạn trẻ tự làm hại mình khi sử dụng không kiểm soát các tiến bộ của công nghệ.

Có trường hợp một nữ sinh phổ thông đang ở trong nhà vệ sinh bèn lấy di động tự chụp mình qua gương rồi đưa lên trang web cá nhân với bình luận “dù ở đâu mình cũng đẹp”. Đến sáng hôm sau đi học, cô nữ sinh nhận được những cái nhìn chọc ghẹo của bạn học trong trường, tấm ảnh của cô được chuyển tải khắp nơi trên mạng. Cư dân mạng cũng nhanh chóng điều tra ra lý lịch của cô để rồi tên của cô bị gắn kèm với “Con gái vô duyên”, “Nữ sinh mất nết”… Cô nữ sinh phải nghỉ học một năm để vượt qua khủng hoảng tinh thần, tấm ảnh trong một phút ngẫu hứng trở thành một vết ố đầu đời.

Một phụ huynh tại Gò Vấp đã bàng hoàng khi thấy ảnh cô con gái 12 tuổi còn rất ngây thơ của mình trên một trang web, với kiểu chụp từ trên cao xuống để lộ một phần bộ ngực chưa kịp dậy thì. Hỏi ra mới biết, cô con gái nghe bạn bè bảo chụp vậy đẹp nên chụp “cho vui”. Cũng may, do “người mẫu” còn nhỏ tuổi nên tấm hình chưa kịp gây ra hậu quả gì đáng tiếc. Không chỉ tự chụp, quay phim mình, các bạn trẻ còn đưa cả thầy cô vào gây nên nhiều hệ lụy.

Sự phát triển của công nghệ là điều tất yếu của xã hội hiện đại và cũng là một quy luật khi song song với tính ưu việt, công nghệ mới cũng đồng thời kèm theo cả những hệ lụy tiêu cực khi người sử dụng không kiểm soát được kỹ thuật mới. Càng ngày các bạn trẻ càng được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại có thể giao tiếp với cả thế giới trong giây lát. Nhưng những bài học về vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội trong trường học vẫn còn là những bài học của cách nay 10-20 năm.

Đã đến lúc, nếu không muốn nói là đã chậm, rất cần đề cao trách nhiệm công dân vào giảng dạy trong nhà trường. Cần phải trao cho các bạn trẻ những hiểu biết về trách nhiệm, hệ quả có thể gây ra từ những việc làm ngẫu hứng của mình trong cuộc sống hiện đại.

Theo SGGP


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Tiếng đóng cửa của đứa con hiếu thảo (25/10/2010)

Phụ huynh nên hạn chế tò mò đối với con cái (25/10/2010)

Dạy con cư xử cho phù hợp (25/10/2010)

Tình yêu bài thuốc chinh phục cõi lòng (25/10/2010)

Người giũ lúa (25/10/2010)

Văn minh giao tiếp thời hội nhập (25/10/2010)

Giáo dục sinh lý (25/10/2010)

Chân dung người trẻ hôm nay (25/10/2010)

Đào tạo và phát triển cá tính con người (17/10/2010)

Bạn ơi - đừng đợi (16/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn