Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
HƯỚNG MÌNH LÊN CAO
 
Tuần Thánh bắt đầu với ngày Chuá nhật Lễ Lá, tưởng niệm cuộc Thương Khó của Đức Giêsu. Như một truyền thống tốt đẹp tại Roma, ngày Quốc Tế Giới Trẻ theo cấp Giáo phận cũng được tổ chức vào chính ngày Lễ Lá. Đông đảo các bạn trẻ thuộc giáo phận Roma và nhiều giáo phận khác đã tề tựu về Quảng Trường Thánh Phêrô để tham dự Thánh Lễ do Đức Thánh Cha chủ tế. Đây được xem như là một bước chuẩn bị tốt đẹp cho Ngày Quốc Tế Giới Trẻ sẽ được tổ chức tại Madrid từ ngày 16 đến 21 tháng 8 năm nay.

Buổi phụng vụ bắt đầu vào lúc 9g30 tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Đức Thánh Cha làm phép lá cọ và những cành lá Oliu, sau đó là cuộc rước lá đến bàn thờ chính ở phía trước tiền đường của Đền Thờ Thánh Phêrô, tiếp đến Đức Thánh Cha long trọng cử hành thánh lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Đức Giêsu.
 
Trong bài giảng của mình, Đức Thánh Cha hướng đến các bạn trẻ đào sâu ý nghĩa của việc tham gia vào cuộc rước lá và tưởng niệm cuộc hành trình lên Giêrusalem của Đức Giêsu. Cuộc hành trình ấy có ý nghĩa gì cho con người, nhất là những người trẻ trong cuộc sống hôm nay, giữa thế giới này. Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến!

Các bạn trẻ thân mến!

Thật cảm động khi cứ vào Chúa Nhật Lễ Lá hằng năm, chúng ta lại cùng với Đức Giêsu tiến về Đền Thánh, và đồng hành cùng Người trong chuyến hành trình lên núi. Trong ngày này, khắp mặt đất và xuyên qua mọi thế hệ, những người trẻ và tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi đều cất cao lời tung hô Người: “Hoan hô con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa!”
   
Thế nhưng thật sự chúng ta làm gì khi chúng ta tháp mình vào một cuộc rước kiệu như thế này, khi chúng ta hòa mình vào nhóm những người cùng Đức Giêsu tiến lên Giêrusalem và tung hô Người như là vua của Israel? Có điều gì hơn là một đám rước lễ hội chăng, hơn là một phong tục đẹp đẽ chăng? Cuộc rước ấy có liên quan gì đến thực tế cuộc sống mỗi chúng ta và thế giới của chúng ta?
 
Để tìm thấy câu trả lời, trước hết chúng ta hãy phân biệt giữa điều Đức Giêsu muốn làm và điều thực tế Ngài đã làm. Sau lời tuyên tín của Phêrô tại vùng Cesare Philiphê, phía cực bắc của Đất Thánh, Đức Giêsu khởi hành như một khách hành hương hướng về Đền Thánh Gêrusalem để dự lễ Vượt Qua. Đó là chuyến hành trình tiến về Đền Thờ của Thành Thánh, hướng về nơi mà toàn dân Israel được đảm bảo bởi sự hiện diện gần gũi cách đặc biệt của Thiên Chúa với dân Người. Đó là chuyến hành trình hướng đến đại lễ Vượt Qua, tưởng nhớ cuộc giải phóng ra khỏi đất Ai-cập và là dấu hiệu cho niềm hy vọng về một cuộc giải phóng chung cục. Đức Giêsu biết rằng một lễ Vượt Qua mới đang đợi mình, và Ngài sẽ đảm nhận vị trí của Con Chiên Vượt Qua tinh tuyền, hiến dâng chính mình trên Thập Giá. Ngài biết rằng trong việc trao ban mầu nhiệm Bánh và Rượu, Ngài sẽ trao ban chính mình mãi mãi cho những kẻ thuộc về Ngài, và mở ra cho họ cánh cửa hướng đến một con đường giải phóng mới, để hướng đế sự kết hiệp với Thiên Chúa hằng sống. Đó là hành trình hướng đến sự cao vời của Thập Giá, hướng đến giây phút của một tình yêu trao ban chính mình. Đích đến cuối cùng trong cuộc hành hương của Ngài là sự cao cả của chính Thiên Chúa. Đấy là chiều cao mà Ngài muốn nâng toàn bộ loài người lên.

Do đó, cuộc rước kiệu của chúng ta hôm nay phải là biểu tượng của một điều gì đó sâu xa hơn, là biểu tượng của việc chúng ta cùng bước đi với Đức Giêsu trong cuộc hành hương: trong nẻo đường vươn mình lên cao, hướng đến Thiên Chúa hằng sống. Đây là hành trình mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta.

Thế nhưng làm sao chúng ta có thể đặt chân trên chuyến hành trình vươn cao này? Hành trình ấy chẳng phải vượt quá sự yếu hèn của chúng ta sao? Đúng vậy, hành trình ấy vượt xa mọi khả năng hữu hạn của chính chúng ta. Tự muôn đời, và cả cho đến ngày nay, con người đã được đổ đầy bởi khát vọng “trở nên như Thiên Chúa”, khát vọng vươn mình đến sự cao vời của Thiên Chúa. Nói cho cùng, tất cả những phát minh của trí thông minh nhân loại đều nhắm đến việc sở hữu một đôi cánh nhằm nhằm có thể nâng mình lên đến tầm cao của Hiện Hữu Tuyệt Đối, để trở nên độc lập và hoàn toàn tự do như chính Thiên Chúa là Đấng Tự Do. Đã có rất nhiều thứ được con người hiện thực hóa. Chúng ta có thể bay được. Từ đầu bên này đến đầu bên kia của thế giới, chúng ta có thể nhìn thấy nhau, nghe thấy nhau và nói chuyện với nhau. Thế nhưng vẫn còn mạnh mẽ sức nặng ghì kéo chúng ta xuống những điều thấp hèn. Cùng với sự phát triển những khả năng của chúng ta, không chỉ có những điều tốt lành. Cả những khả năng xấu cũng phát triển, và chúng như những cơn bão tố đầy đe doạ thổi qua dòng lịch sử của loài người. Ngoài ra, cũng còn đó những giới hạn và yếu hèn của chúng ta: hãy nghĩ đến những tai hoạ đã xảy ra trong những tháng vừa qua, và vẫn đang còn tiếp tục tấn công vào con người.

Các Giáo Phụ đã diễn tả rằng con người nằm ở điểm giao tranh giữa hai trường lực tương tác. Trước hết là sức nặng ghì kéo con người xuống những điều thấp hèn, hướng về cái tôi ích kỷ, hướng đến những điều giả dối và những điều xấu; trường lực này dìm chúng ta xuống thấp và đẩy chúng ta lìa xa sự cao cả của Thiên Chúa. Mặt khác, có sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa: việc được Thiên Chúa yêu thương và sự đáp trả bằng tình yêu của chúng ta thu hút chúng ta hướng mình lên cao. Con người luôn thấy mình ở giữa sức hút hai chiều này, và tất cả phụ thuộc vào việc xa tránh trường lực kéo chúng ta về sự xấu để trở nên tự do và buông mình hoàn toàn cho sự cuốn hút từ sức mạnh của Thiên Chúa, là sức mạnh làm cho chúng ta trở nên đích thực là mình, nâng chúng ta lên và trao ban cho chúng ta tự do đích thật.

Sau phần Phụng Vụ Lời Chúa, ở khởi đầu của Phụng Vụ Thánh Thể, Giáo Hội mời gọi chúng ta: “Sursum Corda” – “Hãy nâng tâm hồn lên”, hay chính xác là “Hãy nâng con tim lên”. Theo ngôn ngữ Kinh Thánh, con tim là trung tâm của con người, là nơi hội tụ của trí tuệ, ý chí, tình cảm, thân xác và linh hồn. Tại trung tâm này, tinh thần trở nên thân xác và thân xác trở nên tinh thần. Nơi đây ý chí, tình cảm, trí tuệ hội nhất với nhau trong việc nhận biết Thiên Chúa và trong tình yêu dành cho Người. Con tim này cần phải được nâng lên. Thế nhưng, như chúng ta đã thấy, chúng ta quá đỗi yếu đuối để có thể nâng con tim của mình lên đến tầm cao của Thiên Chúa. Chúng ta không thể tự mình làm điều ấy. Chính sự kiêu ngạo tự nâng mình lên sẽ dìm chúng ta xuống thấp và đẩy chúng ta lìa xa Thiên Chúa. Chúng ta cần được Thiên Chúa nâng lên, và điều này chính Đức Kitô đã khởi đầu trên Thập Giá. Ngài đã hạ mình xuống tận cùng điểm thấp hèn của loài người, để nhờ đó lôi kéo mọi người đến với Ngài và đến với Thiên Chúa hằng sống. Ngài đã khiêm nhường tự hạ, như lời của bài đọc hai mà chúng ta vừa nghe. Chỉ như thế sự kiêu ngạo của chúng ta mới bị đánh bại: sự khiêm nhường của Thiên Chúa là dạng thức tột cùng của tình yêu của Người, và chính tình yêu khiêm hạ này cuốn hút chúng ta lên cao.
 
Bài Thánh Vịnh 24 mà chúng ta hát trong cuộc rước hôm nay, được Giáo Hội xem như “bài ca tiến lên” chỉ ra những yếu tố cụ thể thuộc về cuộc hành trình vươn lên cao của chúng ta, thiếu vắng những điều này chúng ta sẽ không thể nào nâng mình lên được. Đó là: tay sạch, lòng thanh, từ khước những điều gian dối và tìm kiến Thánh Nhan Thiên Chúa. Tất cả những thành tựu khoa học kỹ thuật lớn lao của chúng ta chỉ có thể được giải phóng và đóng góp cho sự phát triển của nhân loại khi chúng ta có thái độ này: khi chúng ta có được đôi tay thanh sạch, con tim tinh tuyền, khi chúng ta tìm kiếm chân lý và tìm kiếm chính thiên Chúa, khi chúng ta để cho mình được đụng chạm và can thiệp bởi tình yêu Thiên Chúa. Tất cả những điều này chỉ có thể hữu hiệu khi chúng ta biết nhìn nhận với sự khiêm nhường rằng chúng ta cần phải được cuốn hút hướng lên cao, khi chúng ta từ bỏ ngạo khí muốn tự biến mình trở thành chính Thiên Chúa. Chúng ta cần đến Thiên Chúa. Chính Người sẽ cuốn chúng ta hướng lên cao. Khi chúng ta cậy dựa vào bàn tay của Người, Người sẽ chỉ cho chúng ta một hướng đi đúng đắn và sẽ ban cho chúng ta một sức mạnh nội tâm để nâng chúng ta lên. Chúng ta cần đến sự khiêm hạ của niềm tin, là sự khiêm hạ tìm kiếm Thánh Nhan của Thiên Chúa và tín thác vào chân lý nơi tình yêu của Người.

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giảng của mình bằng việc nhắc đến khuy hướng triết học của các Triết gia thuộc trường phái Platon thuộc thế kỷ thứ III và IV, những người luôn khắc khoải tìm những phương cách thanh tẩy chính mình và giải phóng mình khỏi sức nặng ghì kéo mình xuống những điều thấp hèn để vươn mình lên cao, hướng đến một hiện hữu đích thực và linh thánh. Dừng lại ở những suy tư của Thánh giáo phụ Augustino, Đức Thánh Cha nói tiếp:

Thánh Augustino, khi tìm kiếm một con đường đúng đắn, đã có một thời gian dài đi theo lối suy tư của những triết gia này. Nhưng rốt cục, thánh nhân đã phải thừa nhận rằng câu trả lời của họ không đủ, rằng những phương pháp của họ không thể thực sự chạm đến Thiên Chúa. Augustino đã nói với những người đại diện của trường phái triết học này: Các người hãy nhìn nhận rằng sức mạnh của con người và tất cả những sự thanh tẩy mà con người tự làm cho mình là không đủ để có thể đưa họ đến với sự cao cả của Thiên Chúa, đến với chính Thiên Chúa. Thánh nhân còn thêm rằng Ngài sẽ tuyệt vọng về chính mình và về cuộc hiện hữu của con người nếu không tìm thấy Đấng có thể thực hiện hoàn tất những điều mà con người không thể thực hiện, Đấng nâng chúng ta lên với tầm cao của Thiên Chúa, bất chấp tình trạng khốn cùng của chúng ta. Đấng ấy chính là Đức Giêsu Kitô, phát xuất từ Thiên Chúa, hạ mình xuống đến với chúng ta, và bằng tình yêu tự hiến trên thập giá đã cầm tay chúng ta và dẫn chúng ta bước đi trên hành trình vươn mình lên cao.
 
Chúng đang bước đi cùng Đức Chúa của chúng ta trong hành trình hướng lên cao. Chúng ta đang tìm lại con tim tinh tuyền và bàn tay thanh sạch, chúng ta tìm kiếm sự thật và tìm kiếm Thánh Nhan của Thiên Chúa. Chúng ta hãy bày tỏ với Thiên Chúa khao khát được trở nên công chính, và chúng ta hãy khẩn nguyện với Người:

Lạy Chúa, xin hãy cuốn hút chúng con hướng lên cao! Xin hãy làm cho chúng con được tinh tuyền! Xin hãy làm cho lời Thánh Vịnh mà chúng con hát trong cuộc rước hôm nay trở nên hiện thực nơi chúng con. Xin cho chúng con có thể thuộc về dòng dõi của những người tìm kiếm Chúa, những người tìm kiếm Thánh Nhanh Nhan của Đức Chúa nhà Giacóp (Thánh Vịnh 24, 6).

Kết thúc thánh lễ long trọng, Đức Thánh cha cùng đọc kinh Truyền Tin với tất cả những khách hành hương có mặt tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Trước giờ kinh, Ngài gởi lời chào đến tất cả mọi người bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, và cuối cùng là tiếng Ý. Ngài nói:

Tôi gởi lời chào thân ái đến tất cả các khách hành hương nói tiếng Ý, đặc biệt là các bạn trẻ. Tôi hẹn gặp các bạn tại Madrid trong ngày Quốc Tế Giới Trẻ trong tháng 8 sắp tới đây.

Bây giờ, chúng ta hãy hướng lời cầu nguyện của chúng ta đến Mẹ Maria, xin Mẹ giúp sức để chúng ta sống Tuần Thánh này với niềm tin mạnh mẽ. Mẹ cũng đã vui mừng khi Đức Giêsu con mẹ bước vào Giêrusalem, hoàn tất lời các ngôn sứ. Con tim của Mẹ, cũng giống như con tim của Con mình, cũng đã sẵng sàng cho cuộc Hy Tế. Chúng ta hãy học từ Mẹ, Đức Nữ Trinh trung tín, để bước theo Đức Chúa của chúng ta ngay cả khi con đường của Ngài mang chúng ta đến với Thập giá.

 
LƯU MINH GIAN


ĐTC gặp gỡ giới trẻ tại sân vận động Lokomotiva ở Košice (17/9/2021)

ĐTC Phanxicô bổ nhiệm Đức cha Gioan Đỗ Văn Ngân làm tân giám mục chính toà Gp. Xuân Lộc (16/1/2021)

Bộ Giáo dân, gia đình và sự sống thông báo sáng kiến Amoris Laetitia (4/1/2021)

Toà Thánh Phát Động Năm Sinh Thái (11/6/2020)

Sứ điệp Phục sinh cùng Phép lành toàn xá của Đức Thánh Cha (14/4/2020)

Đức Thánh Cha cử hành Lễ Lá khai mạc Tuần Thánh 2020 (7/4/2020)

Kính mời lãnh nhận Phép Lành (23/3/2020)

Tiểu sử chính thức của 5 vị Chân Phước sẽ được tuyên Thánh vào Chúa Nhật 13/10 tại Vatican (20/10/2019)

ĐTC cử hành Thánh lễ với một triệu người dân Madagascar (11/9/2019)

Video: ĐTC kêu gọi đọc kinh chung trong nhà – Lòng Thương Xót còn làm được gì cho một tên khốn nạn như tôi (12/8/2019)

Cây Thánh Giá Đại hội Giới trẻ Thế giới (11/4/2011)

Đức Thánh Cha đề cao tấm gương Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng (8/4/2011)

Chương trình lễ phong chân phước cho Đức Gioan Phaolô II (6/4/2011)

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha Chúa nhật 3-4-2011 (4/4/2011)

Đức Thánh Cha cổ võ sống Lời Chúa và bày tỏ lo âu về tình hình Á Phi (7/3/2011)

ĐTC Bênêđictô XVI bổ nhiệm Giám mục Chính tòa GP. Đà Lạt và Giám mục Chính tòa GP. Hưng Hóa (3/3/2011)

Giáo Hội sẽ có thêm 3 vị Tân Hiển Thánh vào ngày 23-10-2011 (22/2/2011)

Đức Thánh Cha giới thiệu quyển Giáo Lý Giới Trẻ (9/2/2011)

Lễ phong Chân Phước cho Đức Gioan Phaolô II (2/2/2011)

Bửu huyết Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ được trưng bầy như một thánh tích trong một nhà thờ Ba Lan (20/1/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn