Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19 (24/07/2021)


 
1.         Chuyện chúng mình:
 
CÁC NỮ TU Y TÁ BỊ TẤN CÔNG, KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CÔNG GIÁO Ở ẤN ĐỘ PHẢI ĐÓNG CỬA
Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Công giáo Nazareth, ở Mokama, phía đông nam Patna, thuộc bang Bihar, Ấn Độ, đã phải đóng cửa sau khi các nữ tu làm việc tại đây bị tấn công vào ngày 16/7/2021.
Diễn tiến sự việc
Theo sơ Anjana Kunnath, quản lý của bệnh viện, một nhóm khoảng 30 người đã tấn công các Nữ tu dòng Bác ái Nazareth đang điều hành bệnh viện; họ đập phá Khoa Cấp cứu.
Theo tường thuật, nhóm này đã đưa đến bệnh viện một người đàn ông bị thương nặng vì trúng đạn, nhưng khi bác sĩ đến khám và cấp cứu thì thấy anh ta đã chết. Đám đông khẳng định rằng người đàn ông vẫn còn nhịp tim. Họ đe dọa và khủng bố các nhân viên y tế, người bảo vệ và các bệnh nhân khác. Đám đông đánh đập dã man sơ Aruna Kerketta, người đang phẫu thuật trong phòng cấp cứu, trong khi một số cảnh sát của Mokama chỉ đứng nhìn.
Bệnh viện phục vụ cho mọi người
Bệnh viện hiện chỉ có dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú đối với sản phụ khoa, và cũng có các hoạt động như phòng thí nghiệm, chụp X quang, siêu âm và quầy thuốc, cũng như khoa vật lý trị liệu. Sơ Kunnath khẳng định: “Cơ sở của chúng tôi phục vụ cho lãnh thổ và người dân địa phương, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, quan tâm của mọi người là bảo tồn và giữ cho nó hoạt động”.
Bệnh viện Nazareth bắt đầu hoạt động vào năm 1948, với 25 giường bệnh, và dần dần, vào năm 1965, đã phát triển thành cơ sở có 150 giường. Nhà dòng bắt đầu hoạt động theo lời mời của Giám mục Patna và các tu sĩ Dòng Tên. Năm 1984, bệnh viện được mở rộng với quy mô 280 giường với sự giúp đỡ của một cơ quan tài trợ của Đức.
Các Nữ tu dòng Bác ái Nazareth cũng đã khởi động một số dự án y tế như “Mahila Mandals”, một chương trình chích ngừa, chương trình bệnh lao và bệnh phong. Năm 2004, bệnh viện bắt đầu thành lập Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng để điều trị bệnh nhân AIDS.
Trong hơn 70 năm qua, bệnh viện đã điều trị cho hàng trăm ngàn người, hầu hết là người nghèo, từ nhiều quận Bihar, Tây Bengal và thậm chí từ biên giới của Nepal, và cũng tổ chức các khóa đào tạo cho y tá và nhân viên y tế. (Fides 19/07/2021)
Hồng Thủy - Vatican News
 
2. Những con số biết nói
 
Stt
 
Quốc gia
 
Được chữa khỏi
 
Tử vong
 
Tổng số
1
Saudi Arabia
3.204.136
8.141
515.693
2
Kenya
184.885
3.838
195.898
3
Zimbabwe
62.986
2.961
95.686
4
Việt Nam
15.532
370
86.901
 
 
 
 
 
 
Thế giới
 
176.009.753
 
4.157.922
 
193.872.621
 
 
 
Cập nhật lúc 6g30, ngày 24.07.2021
 
3.       Khuôn vàng thước ngọc (Mt 13,24-30;thứ Bảy, tuần XVI Thường niên) 
 
Dụ ngôn cỏ lùng muốn nói tới tình trạng Nước Trời hay Giáo Hội ở trần gian lẫn lộn cả người lành kẻ dữ. Các thừa tác viên trong Giáo Hội phải biết kiên nhẫn trước sự kiện đó. Thời gian là yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự triển nở của Nước Trời: Thiên Chúa kiên nhẫn chính là để người ta có thêm thời gian để hoán cải và được cứu độ.
Bài Tin Mừng chúng ta nghe hôm nay, đã cho thấy sự nhẫn nại của Thiên Chúa đối với tội nhân, qua hình ảnh ông chủ quyết định khoan giãn việc nhổ cỏ lùng cho đến mùa gặt. Ở một chỗ khác Tin Mừng cũng cho thấy, Thiên Chúa như một người cha chấp nhận chia gia tài cho con để rồi ngày ngày ra đầu ngõ hoặc đứng bên bậu cửa để chờ đợi đứa con đi hoang trở về (Lc 15,11-32). Sự nhẫn nại của Thiên Chúa còn được thấy qua hình ảnh cây lau bị giập mà Thiên Chúa vẫn không nỡ bẻ gãy và tim đèn dẫu chỉ còn khói, Ngài vẫn không nỡ tắt đi (Mt 12,20). Ngài vẫn hy vọng một lúc nào đó nó sẽ cháy bùng lên như trước.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ tự hỏi: “Sự nhẫn nại của Thiên Chúa có giới hạn không?” Đây là một câu hỏi rất quan trọng bởi nếu sự nhẫn nại của Thiên Chúa có giới hạn, thì lòng xót thương của Ngài cũng có giới hạn và như thế Ngài không thể được định nghĩa là Tình Yêu. Thế nhưng, nếu lòng xót thương của Thiên Chúa không giới hạn, thì phải chăng không hề có thưởng phạt công minh và thánh thiện hay tội lỗi cũng đều như nhau? Thực ra sự nhẫn nại và lòng thương xót của Thiên Chúa là vô bờ bến. Tuy nhiên, sự nhẫn nại và lòng thương xót của Ngài cũng không thể cứu được con người, nếu họ nhất mực không chịu sám hối ăn năn. Bởi đó, Đức Giêsu luôn mời gọi chúng ta phải sẵn sàng và tỉnh thức để kịp trở về với Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương và lân tuất.
Mặt khác, chúng ta không nên nóng vội để đòi một cuộc phán xét diễn ra trước kỳ hạn mà Thiên Chúa đã định. Hãy kiên nhẫn mà chờ đợi trong niềm xác tín rằng thế nào rồi cũng có cuộc xét xử công minh; và khi đó, số phận kẻ lành người dữ sẽ được phân định rõ ràng. Như vậy, dụ ngôn này vừa nhắc nhở chúng ta phải biết kiên nhẫn nhưng đồng thời cũng mời gọi mọi người phải biết khiêm nhường. Kiên nhẫn để chờ cho đến kỳ hạn Chúa định, không nên nóng vội, càng không nên muốn định đoạt thay cho Chúa. Khiêm nhường là vì, trong khi chờ đợi Thiên Chúa phân xử, mỗi người chúng ta không nên dành quyền xét xử ấy của Thiên Chúa để đoán xét xem ai lành ai dữ, ai là lúa tốt hay ai là cỏ dại. Mỗi người hãy chỉ nên lo một việc cần thiết đó là, trung thành lắng nghe và thực thi Lời Chúa truyền dạy.
Cuộc sống ở trần gian này luôn có những người lành thánh lẫn những kẻ xấu xa. Ngay trong tâm khảm mỗi người cũng có cả khuynh hướng tốt lẫn khuynh hướng xấu song song tồn tại. Chính vì thế, chúng ta không nên có thái độ của những người tôi tớ trong dụ ngôn này: khó chịu, bực tức và muốn loại trừ ngay tức khắc những thứ đáng bị nguyền rủa. Nhưng mỗi người hãy nên có thái độ như ông chủ: bình tĩnh chấp nhận thực trạng, tích cực bồi dưỡng những yếu tố tốt và khắc phục những yếu tố xấu; lạc quan tin tưởng vào sức mạnh của cái tốt có thể một ngày nào đó sẽ cảm hóa và thay đổi được cái xấu. Chúng ta cũng không nên sốt ruột dành quyền của Chúa mà “nhổ cỏ” những người không hợp cạ với mình, những người mình dán nhãn cho họ là đáng bị diệt trừ. Chúng ta hãy luôn nghĩ về những cái tốt và cả cái xấu trong con người của mình; đồng thời hãy nhớ rằng, Chúa đang rất kiên nhẫn đối với những gian tham và lầm lỗi nơi mỗi người chúng ta. Hãy tạ ơn Chúa vì Ngài đã thương dành cho chúng ta thời gian để phục thiện chứ không vội vàng xét xử theo như những gì chúng ta lỗi phạm. Chúng ta hãy tận dụng thời gian và cơ hội Chúa ban để dần dần tu sửa con người của mình trước khi quá muộn.
 
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con bằng một tình yêu khôn tả, nhưng chúng con lại để những yếu hèn của phận người làm cho tâm hồn mình ra chai sạn và bội nghĩa vong ân cùng Ngài. Xin Chúa hãy nhổ khỏi tâm hồn chúng con những u mê lầm lạc và tận diệt khỏi tâm can chúng con những vị kỉ thấp hèn. Xin hãy dạy chúng con biết khiêm tốn nhìn nhận mình hèn yếu và đừng hả hê khi tìm cách loại trừ những người không cùng quan điểm hoặc những người tài đức hơn chúng con.
 
4.        Lời bàn
- Những hình ảnh trong dụ ngôn này rất rõ ràng và quen thuộc với người Palestine. Cỏ lùng là một thứ cỏ dại mà nhà nông phải diệt trừ. Lúc còn nhỏ, cây cỏ lùng giống như cây lúa mì nên khó phân biệt hai thứ này với nhau, cho đến khi cả hai đơm bông thì có thể phân biệt một cách dễ dàng, nhưng lúc đó thì rễ cỏ lùng và rễ lúa mì đã quyện chặt vào nhau đến nỗi hễ nhổ cỏ lùng thì lúa mì cũng bật gốc theo. Vì vậy phải để hai thứ cùng lớn với nhau cho đến mùa gặt. Giáo Hội vốn chưa bao giờ nhận mình là một cộng đoàn hoàn hảo. Giáo Hội tự bản chất là thánh thiện, nhưng trong đó còn có cả những con người tội lỗi, đó là ý nghĩa của dụ ngôn mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe và suy niệm hôm nay. Thật vậy, chúng ta có một Hội Thánh xinh đẹp lộng lẫy cưu mang nơi mình rất nhiều vị thánh, nhưng cũng luôn ôm ấp trong lòng vô số những tội nhân. Nói một cách khác, giữa lòng Giáo Hội, luôn có những người thành tâm thiện chí nhưng cũng không thiếu những người hữu danh mà vô thực. Mỗi người hãy tự cật vấn lương tâm để xem thử mình thuộc thành phần nào. Bạn đã bao giờ làm như thế chưa nhỉ?
- Lúa mì và cỏ lùng không thể tách riêng một cách an toàn khi cả hai đang phát triển, nhưng cuối cùng chúng cũng phải được tách ra. Cần phải tách chúng ra bởi vì hạt cỏ lùng rất độc, nó gây chóng mặt, tổn hại sức khỏe và thậm chí là gây hôn mê. Một số lượng nhỏ chất độc của nó cũng đủ gây vị đắng và khó chịu. Rốt cuộc người ta thường tách riêng nó ra bằng tay. Theo nguyên tắc người ta tách cỏ lùng với lúa mì sau khi thu hoạch xong vụ mùa.
- Người ta bày hạt ra trong một cái nia to và những người phụ nữ có thể lựa ra những hạt cỏ lùng có kích thước và hình dáng y như hạt lúa mì, chỉ khác đôi chút là chúng có màu xám nhạt. Như vậy không thể phân biệt cỏ lùng và lúa mì ở những giai đoạn đầu, nhưng đến cuối cùng người ta phải tốn công tách chúng ra, nếu không sẽ có những nguy hại. Xuyên suốt dòng lịch sử, Giáo Hội luôn bị chi phối bởi những trào lưu bất khoan nhượng, hoàn toàn đi ngược lại với giáo huấn Tin Mừng. Các Toà tra, các cuộc thánh chiến và vô số những hành động bất khoan nhượng khác là những thí dụ cho thấy được dụ ngôn về cỏ lùng vẫn luôn mang tính thời sự và vẫn phản ánh đúng với thực trạng trong xã hội hôm nay.
- Kitô hữu chúng ta là những người đang tiến bước trên con đường lữ hành theo Chúa với sự hân hoan, cảm thông và tha thứ. Có tha thứ, chúng ta mới cảm nhận được sự yếu đuối của bản thân và cảm thông với những bất toàn của người khác. Nỗi đam mê về điều thiện cần phải được đan xen với niềm cảm thông cho sự yếu hèn của con người. Khi nhận ra chính mình cũng đầy yếu đuối và tội lỗi, chúng ta sẽ bớt đi những dò xét và kết án tha nhân. Khi ý thức đầy đủ về thân phận thụ tạo của mình, chúng ta sẽ chẳng dám tiếm quyền của Chúa để muốn loại người này hoặc triệt hạ kẻ khác vì những lỗi lầm của họ. Đó là thái độ đúng đắn khi nhìn vào dụ ngôn cỏ lùng mà Đức Giêsu đang chờ đợi nơi mỗi người chúng ta. Bạn có đồng ý với tôi không vậy?
- Hình ảnh những người cố tình gieo hạt cỏ lùng vào ruộng người khác không phải chỉ là chuyện tưởng tượng. Thỉnh thoảng việc đó cũng đã thực sự xảy ra. Tội này được đề cập đến trong luật thành văn của Roma. Nó bị cấm và sẽ bị trừng phạt nếu ai đó vi phạm. Ngạn ngữ Mông Cổ có câu: “Không phải tất cả những người cười với anh đều là bạn, cũng không phải tất cả những người làm anh bực mình đều là kẻ thù của anh”. Việc đối nhân xử thế đôi khi đặt chúng ta trong vòng luẩn quẩn giữa bạn và thù. Sự hiểm ác của lòng người chẳng ai có thể lường hết được. Dụ ngôn cỏ lùng nhắc chúng ta cần phải cẩn trọng hơn trong cách hành xử của mình. Ma quỷ thừa khôn ngoan để lừa phỉnh chúng ta vướng vào những mưu mô của nó. Những thứ hào nhoáng bên ngoài sẽ trở thành mồi nhử đối với tất cả chúng ta. Ma quỷ dối gạt khiến tâm hồn chúng ta ra tăm tối; còn tội lỗi chính là độc dược khiến tâm trí ra mụ mị và không còn sức kháng cự trước nhiều điều sai trái và đôi khi không còn đủ tỉnh táo để phân biệt lẽ thiệt-hơn. Ma quỷ có thể gieo cỏ lùng vào thế gian; thế nhưng, chúng ta đừng bao giờ bắt chước nó để làm điều tương tự với anh em của mình.
- “Cơ sở của chúng tôi phục vụ cho lãnh thổ và người dân địa phương, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào, quan tâm của mọi người là bảo tồn và giữ cho nó hoạt động”. Đây chính là tôn chỉ hoạt động của các cơ quan hoặc tổ chức y tế. Mục đích cao cả của nó thì chẳng ai bàn cãi thêm nữa; thế nhưng, tình trạng bạo lực diễn ra đối với các nhân viên y tế xảy ra nhan nhản. Lý do dẫn đến tình trạng này thì có nhiều, có thể do sự tắc trách của nhân viên y tế nhưng cũng có thể đến từ các bệnh nhân hoặc người nhà của họ một khi cho rằng họ bị phân biệt đối xử. Nhưng dù sao đi chăng nữa, tôi tin người nữ tu y tá này có lý. Vì sao ư? Họ mở bệnh viện không vì lợi nhuận nhưng vì lòng bác ái và thể theo nguyện vọng của Đấng sáng lập cùng các Đấng Bản quyền địa phương. Những tai nạn nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai; nhưng dầu sao đi nữa, những bạo hành luôn cho thấy một sự bất bao dung hay cuồng nộ, nhất là khi nó nhắm vào những người dành cả đời để phục vụ người khác. Sự tha thứ chính là điều giúp nuôi dưỡng đam mê và níu chân các chị nữ tu này tiếp tục theo đuổi lý tưởng đã chọn ngang qua việc phục vụ các bệnh nhân của mình. Bởi vì như Marcus Tullius Cicero từng nói: “Đừng lắng nghe những người cho rằng ta nên giận dữ với kẻ thù, và tin rằng điều này là to lớn và đáng nể. Không gì đáng được ca ngợi, không gì minh chứng rõ rệt hơn cho một tâm hồn lớn lao và cao quý, hơn sự khoan dung sẵn lòng tha thứ”.
- Câu chuyện của nữ tu Anjana Kunnath khiến tôi nhớ đến các nam nữ tu sĩ đang dấn thân phục vụ tại các bệnh viện dã chiến. Họ là những người còn rất trẻ và đầy nhiệt huyết; thế nhưng giờ đây, họ đang phải đối diện với những cam go mà nhiều người trong số họ chưa được trang bị những thứ cần thiết nhất: Họ không được “ông ngoại”, “ông nội” hay “ông anh” gì đó chống lưng. Họ cảm thấy hoang mang vì đang phải đương đầu với một đối thủ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Họ cũng có thể gặp nguy hiểm với những người thương xuyên tiếp xúc, ngày cũng như đêm. Họ giống như những “chiên con được sai vào giữa sói rừng” nhưng lại thiếu những thứ có thể đem lại sự an toàn tối thiểu. Tôi nguyện cầu cho họ được bình an và cũng mong họ luôn tín thác vào Chúa quan phòng. Xin Chúa gìn giữ họ khỏi mọi nỗi gian nguy và không để Satan có cơ hội gieo vào giữa họ những hạt cỏ lùng ác độc.
Viết Cường, O.P.


Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 26 thường niên, Năm B) (26/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 25 thường niên - Năm B) (19/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 24 Thường niên - Năm B) (12/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 23 thường niên -Năm B) (5/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 22 Thường niên - Năm B) (29/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 21 TN, Năm B) (23/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Đức Mẹ hồn xác lên trời 15/08/2021) (15/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (08/08/2021) (8/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật, 01/08/2021) (1/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (27/7/2021) (27/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (23/7/2021) (23/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (22/7/2021) (22/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (21/07/2021) (21/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (20/7/2021) (20/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (19/7/2021) (19/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (18/7/2021) (19/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (17/07/2021) (17/7/2021)

Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gởi phụ nữ toàn thế giới (15/5/2011)

Một cặp vợ chồng người Ý đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước (30/4/2011)

Vợ chồng cầu nguyện với nhau (28/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn