Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
4 ổ vi khuẩn ẩn nấp trong nhà
 
Hơn cả bồn toa-lét, dưới đây là 4 vật dụng trong nhà ẩn chứa nhiều rêu mốc, vi trùng, vi khuẩn nguy hiểm mà bạn không ngờ tới.

Mút rửa bát

Nhiều nghiên cứu khẳng định mút rửa bát là vật dụng bẩn nhất trong nhà. Mới đây nhất, khảo sát của Trung tâm hợp tác về An toàn thực phẩm và nước uống của Tổ chức Y tế thế giới WHO - NSF International chỉ ra: 77% mẫu mút rửa bát chứa khuẩn Ecoli – gây tiêu chảy, các bệnh đường ruột và khuẩn Samonella -  thủ phạm gây bệnh thương hàn, ngộ độc thực phẩm. Đáng sợ hơn, 18% mút rửa bát chứa tụ cầu khuẩn – loại vi khuẩn có khả năng gây ra những căn bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng da, dẫn đến nhiễm trùng huyết và có thể gây viêm tủy xương, viêm màng não…
 


Bạn có biết 77% mẫu mút rửa bát chứa khuẩn Ecoli – gây tiêu chảy, các bệnh đường ruột và khuẩn Samonella -  thủ phạm gây bệnh thương hàn, ngộ độc thực phẩm

Cách duy nhất để phòng ngừa những căn bệnh đáng sợ gây ra bởi miếng mút rửa bát tưởng chừng vô hại chính là thay mút rửa bát 2 tuần/lần. Ngoài ra, có thể để mút rửa bát ẩm vào lò vi sóng, quay 2 phút/ngày để triệt tiêu hoàn toàn vi khuẩn. Nếu nhà bạn dùng loại cước, nhúng vào nước sôi mỗi 1-2 ngày/lần.

Bàn chải đánh răng

Bạn có biết, khi giật nước bồn cầu, vi khuẩn sẽ phát tán trong không gian nhà tắm trong thời gian 2 tiếng và bám lại nhiều nhất trên… bàn chải? Đây là kết quả nghiên cứu gây sốc của ĐH Arizona – Mỹ. Như vậy, ngoài lượng vi khuẩn truyền từ miệng khi đánh răng mỗi 2 ngày/lần, bàn chải còn “gánh” một lượng vi khuẩn khổng lồ mỗi khi bạn giật nước.
 


Bàn chải để trong nhà tắm sẽ nhiễm vi khuẩn từ bồn cầu khi chúng ta giật nước

Nhất thiết phải đóng nắp bồn cầu khi giật nước là việc cần làm. Ngoài ra, bạn cần đặt bàn chải xa bồn cầu, ở nơi đảm bảo thoáng khí, và không quên thay bàn chải mỗi 3-4 tháng lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung.

Đồ chỉnh tivi

Rơi xuống đất, nhét trong kẽ sofa, được nhiều người cầm nắm, dính tia nước bọt khi ho, hắt hơi…, đồ chỉnh ti vi là món vật dụng chứa nhiều vi khuẩn hàng đầu mà ít ai ngờ tới.

Để loại bỏ ổ vi khuẩn này, bạn cần định kỳ vệ sinh đồ chỉnh ti vi bằng bông sạch thấm cồn. Thực hiện tương tự với các vật dụng thường xuyên có tay người cầm nắm như tay nắm cửa, công tắc đèn quạt… để đảm bảo chúng không trở thành vật trung gian truyền các bệnh về hô hấp, đường ruột cho cả gia đình.

Đệm

Trong mỗi chiếc đệm chứa từ 100 nghìn đến 10 triệu bọ mạt  -  loại ký sinh trùng ăn da chết do cơ thể đào thải mỗi ngày khi bạn ngả lưng trên chiếc đệm – nguyên nhân gây nhảy mũi, viêm mũi dị ứng, các bệnh hen suyễn và ngứa ngáy ngoài da. Đó là chưa kể, bề mặt đệm cũng là nơi “chứa chấp” tất cả loại vi khuẩn tìm thấy trên bồn cầu, bao gồm cả khuẩn Ecoli và Samonella.

Khác với mút rửa chén, bàn chải có thể thay thường xuyên, hay đồ chỉnh ti vi, tay nắm cửa, thậm chí bồn cầu… có thể vệ sinh hằng tuần một cách dễ dàng, đệm là vật dụng tích tụ vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc nhiều nhất trong thời gian dài nhất.
 


Sản phẩm đệm bông chống khuẩn công nghệ Hàn Quốc Hanvico tại Việt Nam

Công đoạn vệ sinh đệm cũng đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật nhất: bạn có thể đổ soda lên đệm để khử khuẩn, dùng gậy đập lên bề mặt đệm để tống khứ bụi bẩn, da chết và các loại ký sinh trùng tích tụ, sau đó dùng máy hút bụi hút sạch lần nữa, phơi nắng tối thiểu 12 tiếng liên tục để trừ khử nấm mốc. Việc vệ sinh này cần tiến hành 1 tháng/lần mới đảm bảo tấm đệm sạch sẽ tinh tươm, an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nóng ẩm dễ sản sinh vi khuẩn và nhà phố san sát, khó tìm không gian đủ ánh nắng để phơi phóng đệm, một giải pháp hữu hiệu là chọn mua đệm có tính năng kháng khuẩn. Các lọai đệm kháng khuẩn có thành phần chính là sợi Fresh Ever Silver như đệm Hanvico có thể loại bỏ 99% vi trùng, hạn chế bụi bẩn và hình thành nấm mốc. Tuyệt đối không mua đệm làm từ bông tái sinh, đệm mút kém chất lượng trôi nổi trên thị trường vì ngoài khả năng chứa vi sinh vật gây hại, các loại đệm này còn chứa hóa chất độc hại từ quy trình tái chế thủ công và nhiều loại vi khuẩn từ bãi rác.

Theo Nguyễn Hùng (Khám phá)


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

11 sai lầm thường gặp về sức khỏe (5/5/2016)

5 bí mật trên máy bay mà tiếp viên không bao giờ dám tiết lộ (21/4/2016)

95% người dân không biết ý nghĩa của các con số dưới đáy chai, hộp nhựa (13/4/2016)

Thói quen giữ vệ sinh vô tác dụng (5/4/2016)

Những lợi ích của bắp luộc (29/3/2016)

Hé lộ tác hại kinh hoàng của sóng wifi đến sức khỏe con người (23/3/2016)

Đừng ngồi buồn buồn rồi quậy lỗ tai (13/3/2016)

Nước lọc hay nước ép trái cây tốt hơn (5/3/2016)

Làm pizza siêu ngon từ món bánh chưng thừa (26/2/2016)

Sai lầm “chết người” khi xào gan lợn với giá đỗ, rau cần (21/2/2016)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn