Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Chăm sóc người mẹ
 
Suốt chín tháng trời người mẹ giúp tăng trưởng một em bé trong bụng mình. Bà chia sẻ với mọi người chung quanh những động thái của bé. Bà chuẩn bị cho bé một chỗ trong gia đình. Bà chăm sóc đặc biệt cho cơ thể mình để cùng lớn lên với em bé từng ngày.

Giờ đây, đến lúc đứa bé chào đời. Người mẹ sẽ phải chuyển dạ một thời gian dài, cảm giác vô cùng đau đớn. Nhưng cuối cùng, việc mang nặng đẻ đau sẽ cho ra đời một sinh linh bé bỏng huyền nhiệm. Sinh vật mới sẽ cất tiếng khóc chào đời. Người mẹ trong cơn mệt mỏi tột cùng vui mừng vì con mình đã hiện diện.

Trong vài tuần tới, vài tháng tới, bố mẹ của em bé – đặc biệt là người mẹ, sẽ có một công việc mới. Bài viết hôm nay nói về vấn đề hậu sản từ xưa đến nay trên khắp thế giới. Đây là những con người và cộng đồng hình thành truyền thống sau khi bà mẹ sinh em bé.

Một bà mẹ mới có nhiều trách nhiệm quan trọng. Bà phải chăm sóc đứa bé đỏ hỏn yếu ớt này. Bà phải chắc chắn là bé luôn sạch sẽ và không bị đói. Bà phải giữ cho bé ấm áp và đầy đủ tình yêu thương. Những việc này nghe qua thấy đơn giản. Nhưng bà rất mệt, cơ thể vừa thay đổi. Lại phải giúp tăng trưởng một sinh linh khác! Và còn phải cho bé bú cứ mỗi hai hoặc ba tiếng đồng hồ. Bà còn cần phải học cách đáp trả mỗi khi em bé khóc nữa.

Những điều này có thể rất khó quen đối với một bà mẹ trẻ. Có thể cô sẽ thấy mình không đủ sức. Có thể cô cảm thấy mình cần được giúp đỡ. Nhiều nơi trên thế giới có truyền thống khuyến khích sự hỗ trợ cho các bà mẹ mới này.

Thời kỳ hậu sản cần nghỉ ngơi việc lao động. Nhiều nơi khuyến khích bà mẹ nghỉ việc để phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Thường thì điều này có nghĩa là cộng đồng chung quanh sẽ giúp cho người mẹ đó. Theo những truyền thống tốt đẹp, bà mẹ sẽ phải sống tách biệt với mọi người một thời gian. Có thể ngắn nhất là ba ngày. Hoặc có thể kéo dài bốn tháng hay hơn thế nữa!

Một truyền thống lâu đời ở Châu Mỹ La tinh gọi là “La cuarentena”. Tiếng Anh là ‘quarantine’ có nghĩa là hành động ‘cách ly’ người mẹ khỏi những người chung quanh. “La cuarentena” kéo dài 40 ngày. Trong thời gian này, bà mẹ chỉ phải làm hai công việc. Một là, nghỉ ngơi không đi làm để lấy lại sức khỏe. Hai là, phải luôn luôn ở bên cạnh em bé sơ sinh.

Gia đình sẽ giúp đỡ bà mẹ mới để cô ta có thể tập trung trong việc nghỉ ngơi. Thời gian này cơ thể của người mẹ được xem là yếu ớt và lỏng lẻo. Cho nên trong suốt thời kỳ này, người mẹ không có sự tương quan tình dục. Cô phải trùm kín đầu và cổ bằng loại khăn đặc biệt; phải dùng đai băng thun quấn chặt quanh bụng. Và không được gội đầu trong thời gian này.

Nhiều phụ nữ cho rằng gìn giữ truyền thống này rất quan trọng. Họ tin rằng nếu tuân thủ, họ sẽ khỏe mạnh khi về già. Nhưng nếu không theo những nguyên tắc này có thể họ sẽ gặp nhiều rắc rối.

Trong vùng Punjab giữa Pakistan và Ấn Độ, những bà mẹ mới và con của mình phải sống cách ly khỏi mọi người trong năm ngày sau khi sinh. Họ cho rằng đây là thời gian giúp bà mẹ có sữa cho con bú. Rồi mừng lễ ‘ra tháng’. Lễ này liên quan đến người phụ nữ giúp cho bà mẹ trong việc sinh con. Người phụ nữ này sẽ tắm và gội đầu cho bà mẹ mới sinh. Và sau đó, người mẹ sẽ ăn một bữa ăn đặc biệt.

Ở Somali, người mẹ mới sinh sẽ ở trong nhà 40 ngày. Đây là thời gian được gọi là ‘afantanbah’. Người thân và hàng xóm sẽ giúp cho người mẹ. Trong suốt thời gian này bà mẹ mới sẽ không làm gì, kể cả việc nhà và những việc khác. Cô chỉ cần nghĩ đến việc giữ cho cơ thể sạch sẽ và cho con bú đầy đủ.

Trong lúc này bà mẹ và em bé mang những trang sức đặc biệt. Thắp lên những mùi trầm hương ấm áp dễ chịu. Giúp cho bà mẹ và em bé khỏi bệnh tật và những tư tưởng không tốt. Sau thời gian ‘afantanbah’ chấm dứt, có một lễ mừng. Đó là lễ đặt tên cho đứa bé.

Những nền văn hóa khác tin rằng giữ cân bằng cho cơ thể của người mẹ là việc rất quan trọng. Thí dụ, phải giữ thăng bằng giữa nóng và lạnh. Máu huyết thường được coi là yếu tố ‘nóng’. Khi sinh em bé, người mẹ sẽ mất rất nhiều máu. Và vì thế, người ta cho rằng bà mẹ sẽ ở trong tình trạng ‘lạnh’. Nên bà cần phải được giữ ấm.

Ở Guatemala, bà mẹ mới sinh sẽ được cho ngồi trong bồn nước nóng. Bồn nước này sẽ giữ ấm cho bà mẹ. Và họ cho rằng nó cũng giúp người mẹ có nhiều sữa. Nó giúp tăng lưu lượng sữa, làm ấm tuyến sữa và không để sữa quá lạnh không tốt cho em bé khi bú.

Ở Trung Hoa, bà mẹ mới sẽ ‘ở cử một tháng’. Đây là thời gian 30 ngày ở trong nhà. Mẹ ruột và chồng sẽ chăm sóc cho người mẹ trẻ này. Thời gian này, người mẹ cũng quan tâm đến việc giữ cân bằng giữa âm và dương trong cơ thể của mình. Họ cho rằng khi sinh con, cơ thể của người mẹ đã bị mất thăng bằng. Vì thế người mẹ sẽ phải dùng những thức ăn nóng như thịt gà, gừng hoặc trứng. Nhưng không được ăn uống những món ăn có tính hàn như măng, củ cải và nước lạnh.

Tại Tanzania, người Chagga mừng bà mẹ trong trách nhiệm mới. Khi em bé được ba tháng tuổi bà mẹ phải cạo đầu. Cô phải cắt bỏ hết tóc cũ. Đội một bộ tóc bằng cườm đẹp trên đầu, ra khỏi nhà và đi đến chợ. Đây là lần đầu tiên đứa bé được công khai tiếp xúc với mọi người. Khi bà mẹ và đứa bé đi tới đâu, mọi người hát mừng họ. Những bài hát đó ca ngợi sự trở về của những chiến binh ra trận; ca mừng bà mẹ và em bé đã tồn tại sau những tuần lễ đầy nguy hiểm. Giờ đây, đứa bé đã sẵn sàng để học mọi thứ từ thế giới bên ngoài gia đình của nó.

Một đứa bé sinh ra là khoảng thời gian đặc biệt với tất cả mọi người trong gia đình. Là lễ mừng của một cuộc sống mới! Tất cả mọi cách chăm sóc người mẹ hơi chút khác nhau, nhưng có cùng một mục tiêu; là hướng dẫn, nâng đỡ, chăm sóc cho bà mẹ mới. Khi bà mẹ mạnh khỏe, là cơ hội cho em bé mới sinh có được một cuộc sống khỏe mạnh. Nếu một bà mẹ không được quan tâm, hỗ trợ sẽ ảnh hưởng không tốt đến mọi người. Cộng đồng của bạn chăm sóc các bà mẹ mới như thế nào? Đó có phải là một truyền thống tốt đẹp ở đất nước bạn không? Hãy chia sẻ cho chúng tôi về điều này.

Mothering the mother (Theo spotlightenglish)

Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

5 Ngôn ngữ tình yêu – Đụng chạm thể lý (17/11/2015)

5 Ngôn ngữ tình yêu - Phục vụ bằng hành động (12/11/2015)

5 ngôn ngữ tình yêu - Đón nhận quà tặng (3/11/2015)

5 Ngôn ngữ tình yêu - Thời gian chất lượng (26/10/2015)

5 Ngôn ngữ tình yêu – Nói lời khích lệ (20/10/2015)

Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng (18/10/2015)

Ý nghĩa tên gọi của các năm kỷ niệm ngày cưới (16/10/2015)

Đức Giáo Hoàng: Năm khối hợp nhất phát triển bên trong gia đình (9/10/2015)

Đọc sách cùng con (25/9/2015)

Các giai đoạn trong cuộc sống hôn nhân (19/9/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn