Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CĐ. GIA ĐÌNH SỐNG TIN MỪNG TÌNH YÊU
 
CHUYẾN ĐI THAM QUAN THỦ ĐÔ PHNOMPENH 
VÀ HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ MEKONG
 
Lịch sử

Địa danh này xuất phát từ Wat Phnom Daun Penh (hay Wat Phnom, nghĩa là "Chùa trên đồi"), xây từ năm 1373 để thờ 5 pho tượng Phật. Đồi ở đây là một gò đất nhân tạo, đắp cao 27 m. Tên quả đồi lấy từ nhân vật Daun Penh (Bà Penh), tương truyền một góa phụ giàu có. Phnôm Pênh còn có nghĩa là "vùng đất của Bà Pênh".

Phnôm Pênh một thời còn có tên là Krong Chaktomuk có nghĩa "Thành phố bốn mặt" do thành phố nằm trên ngã tư của mấy con sông Mekong, Bassac, sông Tonle Sap chạy ngang tạo thành bốn ngả sông.

Phnôm Pênh được chọn làm kinh đô của Campuchia từ thế kỷ 15 dưới triều vua Ponhea Yat khi Angkor Thom bị quân Xiêm chiếm mất. Triều đình phải bỏ vùng Tây Bắc rút về Đông Nam lấy Phnôm Pênh làm bản doanh mới.

Dù vậy mãi đến năm 1866 triều vua Norodom I thì Phnôm Pênh mới trở thành doanh sở dài lâu của Miên triều. Cung điện vua Miên được xây vào thời kỳ này, đánh dấu thời điểm khi ngôi làng nhỏ dần chuyển mình thành chốn đô hội.

Khi người Pháp sang lập nền Bảo hộ trên xứ Campuchia thì họ cũng cho đào kênh rạch, đắp đường sá, mở bến cảng thông thương. Đến thập niên 1920 thì cảnh quan Phnôm Pênh đã trở nên đẹp đẽ.  

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Campuchia cũng bị xáo trộn và bất an. Đến năm 1975 thì dân số Phnôm Pênh đã lên 2 triệu dân, quân Khmer Đỏ tiến chiếm được Phnôm Pênh. Chế độ này thi hành chính sách giải thể phố xá, dồn dân thành thị về miền quê lao động sản xuất. Năm 1979, Quân đội Việt Nam đã tiến chiếm Phnôm Pênh, đánh bại Khmer Đỏ. Dân chúng sau đó mới dần hồi cư về thành phố. Phnôm Pênh lại khởi sắc, xây dựng lại. Dân số hiện nay hơn hai triệu .

Chuẩn bị cho chuyến đi

Xứ sở của Chùa Tháp, Đất nước Campuchia sát gần với biên giới Việt Nam, do vậy thời tiết cũng khá giống với miền Nam, có 2 mùa mưa và nắng. Tuy nhiên, khí hậu ở đây nóng bức hơn, vì thế khi bạn du lịch đến xứ sở này nên tránh những tháng nắng gay gắt.

Hành lý

Đi du lịch thường đi bộ khá nhiều, lên xe xuống phà… vì vậy đừng mang giày cao, giày quá mới có thể gây đau chân. Quần áo mang theo phải tiện lợi, đơn giản và thoáng mát. Bạn cũng nên lưu ý mang quần áo kín đáo (quần dài) khi vào thăm các chùa chiền, đền thờ. Cũng nên mang theo áo mưa mỏng, đề phòng những cơn mưa bất chợt. Ai say xe mang theo thuốc say xe.

Phương tiện

Phương tiện đi lại có xe taxi, chủ yếu là xe tuk tuk khá thuận tiện, giá cũng khá rẻ khoảng 40.000 đồng đến 80.000 đồng cho 4 tới 6 người một chuyến. Nếu muốn tự khám phá, bạn có thể thuê xe đạp hoặc đi xe ôm, tuy nhiên nên có sẵn bản đồ trong tay.

Tiền tệ

Bạn dùng USD là tiện nhất và nên có nhiều USD lẻ (không dùng đồng 2 USD). Bạn cũng có thể dùng tiền Ria Riel), nhưng nếu đi bằng đường bộ nên đổi ngay ở khu vực cửa khẩu, khi về có thể đổi lại. Nhưng bạn cũng nên nhớ là đừng đổi tiền từ USD sang Ria, tỷ giá sẽ thấp hơn. Bạn cũng có thể sử dụng tiền Việt ở một số nơi. Và thực sự tiền USD vẫn là phổ biến nhất ở đất nước này.
(1 USD = 4000 / 5.250 = 1000 Ria)

Vắn tắt vài nơi cần tham quan

Cung điện Hoàng gia
Campuchia được xây dựng sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Penh giữa năm 1800. Hoàng cung còn là biểu tượng của cả vương quốc. Khu Hoàng cung gắn liền với Chùa Bạc là tổ hợp gồm cung điện, những công trình kiến trúc và những khu vườn. Cung điện nhìn ra sông Tonle Sap. Tối thứ bảy và chủ nhật, đèn được bật sáng bừng tại đây.

Cánh đồng chết và bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng:
Những chỗ hơi kinh dị với một tháp toàn đầu lâu.

Chùa Wat Phnum, còn gọi là chùa bà Penh:
Chùa này khá đẹp và dễ chịu. Khi đi vào các nơi, nhớ mặc quần dài và áo có tay.

Bảo tàng Campuchia:
Đừng bỏ qua chỗ này, kiến trúc đẹp và có nhiều hiện vật trưng bày.

Tượng đài độc lập Phnom Penh
(The Independence Monument): Được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9/11/1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài.

Các khu chợ

Trung tâm mua sắm Sorya: Số13-61, South of Phsar Thom Thmei, Trasak Phaem (St. 63), 12208 Phnom Penh.

Chợ Nga (Russian Market) – đường 163, mở cửa: 7h đến 17h. Có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn để mua sắm khi đặt chân đến Chợ Nga: : quần áo, giầy dép, các đồ lụa silk, đồ cổ (giả có - thật có), các tác phẩm điều khắc… Chợ này mua áo phông giá 2-3 USD khá ổn. Phố đồ cổ tại Phnom Penh cũng nằm gần khu vực Chợ Nga.

Chợ trung tâm (Central Market) trên đường 128, nơi bạn có thể mua các đồ trang sức được làm bằng bạc, vàng; các đồng xu cổ; đồng hồ (giả); áo quần; giày dép; các sản phẩm lụa…

Chợ Đêm Phsar Reatrey: Nằm ở đoạn giao giữa Sisowath Quay với đường Oknha Ing Bun Hoaw

Khu Tây balo, nhìn ra sông Tonle Sap, cạnh cung điện Hoàng Gia, giá phòng từ 10 đến 30 USD tùy loại. Ở đây có nhiều quán bar, cửa hàng ăn uống cùng các dịch vụ cho người đi du lịch.

Chợ Kanda nằm gần khu vực phố Tây mới của Phnompenh (khu vực Sisowath Quay). Các mặt hàng được bày bán tại đây chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương.
 
CHƯƠNG TRÌNH
 
Ngày thứ nhất - 15.11.2014:           TP.Hồ Chí Minh – Phnompenh                              
 
Vì Thứ Bảy cửa khẩu rất đông và mình chỉ có 2 ngày nên phải đi sớm một chút.
4g30    Đón anh chị em tập trung ở điểm 1: 385 Võ Văn Tần (gần Hủ tíu Hồng Phát)
4g45    Đón anh chị em tập trung ở điểm 2: Cổng sau Cv Lê T. Riêng

Lưu ý
: Xin đúng giờ, đúng điểm hẹn. Đúng giờ xe khởi hành. ACE nào đến điểm 1 báo cho A Sĩ biết. ACE ở xa nên đến nhà Thầy hoặc nhà trẻ Phúc An ngủ qua đêm. (Xin không gửi xe ở nhà Thầy).

7g00                Đến cửa khẩu Mộc Bài làm thủ tục xuất cảnh. Rồi qua cửa khẩu Bavet làm thủ tục nhập cảnh. Sau đó, đoàn đi ăn sáng tại nhà hàng Tanong (nên đổi tiền tại đây vì khi trở về tiêu không hết có thể đổi lại mà không mất phí đổi tiền). Tiếp tục hành trình đi Phnompenh – Thủ đô Campuchia. Cử hành Phụng Vụ Lời Chúa trên hành trình vì ngày mai chúng ta sẽ đi lễ bằng tiếng Khmer.


11g45              Đến Phnompenh, đoàn ăn trưa tại nhà hàng Champa II. Sau đó về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi.


14g00    - Tham quan Đài tưởng niệm Việt Nam – Cambodia  / Quảng trường Độc Lập / Tượng đài cựu vương Sihanouk.

             -  Tham quan Hoàng Cung, Chùa Vàng Chùa Bạc.

             -  Xuống phà qua Nhà thờ Bãi Cải (Arey Khsath), Kính viếng Đức Mẹ Mekong. Sau đó Huynh Trưởng làm giờ tự vấn cuối năm.


18g30              Dùng cơm tối.

18g30             Tham quan & thử vận may tại Casino Nagar World.


19g15             Về khách sạn vệ sinh nghỉ ngơi       


21g00             Họp mặt chúc mừng Thầy Cô nhân Ngày Nhà Giáo sắp tới.

23g00             Nghỉ đêm. ACE nào còn khỏe có thể lấy xe tuk tuk đi chợ đêm. Nhớ đi theo nhóm 5, 6 người và cầm theo “Namecard” của khách sạn.

 

Ngày 2 – 16.11.2014:           Phnompenh - TP.Hồ Chí Minh                                           


6g30                       Điểm tâm, trả phòng


8g00                       Tham quan và dự lễ tại Nhà thờ Chính tòa Phnompenh quan.


10g00                    Tìm hiểu quy trình khai thác và gia công đá quý tại Shop Pailin.

  Mua sắm tại Chợ Lớn Mới.


11g30                    Ăn trưa tại “Nhà hàng băng chuyền”.


13g00                    Khởi hành về lại Việt Nam.

 

PS: Chiếu thứ bảy hằng tuần đều có Thánh lễ tại tòa nhà World Vision, nằm trên đường 71, gần ngã tư đường Monivong và Mao Tse Tung. Tòa nhà này của 1 tổ chức phi chính phủ, Giáo Hội mượn để làm lễ cho khách du lịch người nước ngoài.

 
*** 
 

Chuyến đi Campuchia 12/2006



Chuyến đi Campuchia 04/2007 – Sinh hoạt với thiếu nhi tại Nhà thờ Toul Tang, Phnompenh
 


Tham quan Hoàng Cung



Chuyến đi Campuchia 07/2007 – “hỗ trợ chương trình sinh sạch”


Trước thềm chuyến tông du của Đức Thánh Cha: 5 điều nên biết về đất nước Mông Cổ (31/8/2023)

Giáo Hội của người trẻ và cho người trẻ (2/8/2023)

Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (21/4/2023)

Bổ nhiệm Giám mục chính tòa các giáo phận Hà Tĩnh và Phát Diệm, Giám mục phó giáo phận Cần Thơ (30/3/2023)

Công bố “Tài liệu kế hoạch” của các Giáo hội Công giáo Á châu (18/3/2023)

12 sự kiện nổi bật của Vatican và Đức Thánh Cha trong năm 2022 (23/12/2022)

Thông báo: Về việc giữ thinh lặng thánh trong thánh lễ (27/11/2022)

Ban Thường vụ và Chủ tịch các Ủy ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2025 (10/10/2022)

Thường huấn Linh mục 2022: Bản Ghi Nhớ (2/9/2022)

Tông hiến mới về giáo triều Roma bắt đầu có hiệu lực (8/6/2022)

Tường trình đúc kết các bài phát biểu tại Thượng Hội đồng Giám Mục tế giới về gia đình (15/10/2014)

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình – Ngày thứ sáu (15/10/2014)

Phiên khoáng đại thứ 3 của Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình (9/10/2014)

Phiên họp thứ 2 của Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới về gia đình (9/10/2014)

Phiên khoáng đại đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới về gia đình (9/10/2014)

ĐTC khai mạc Thượng HĐGM khóa đặc biệt về gia đình (7/10/2014)

253 người sẽ tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình (12/9/2014)

28 tháng Chín: Ngày cầu nguyệncho Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình (9/9/2014)

Đức Thánh Cha Phanxicô công du mục vụ Philippines (22/8/2014)

Ngày thứ 3 chuyến viếng thăm Nam Hàn của Đức Thánh Cha Phanxicô (17/8/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn