Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 GÓC SUY GẪM – MÙA DỊCH COVID 19 (21/07/2021)


 
1.         Chuyện chúng mình:
 
HÌNH ẢNH ẤM LÒNG GIỮA BUỔI CHIỀU MƯA NGẬP NHIỀU NƠI Ở TP. HCM
 
(NLĐO) - Trận mưa kéo dài hơn 4 giờ khiến nhiều tuyến đường ở Tp. HCM ngập nhưng nhiều người vẫn đội mưa phát quà, rau xanh cho người dân.
Chiều 15-7, cơn mưa lớn bao trùm toàn bộ Tp. HCM. Ngay sau đó, Ứng dụng UDI Maps của Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị Tp. HCM phát thông báo khẩn về các điểm ngập Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh...
Báo cáo nhanh từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ thông tin tối 15-7, tại Tp. HCM có mưa với lượng mưa phổ biến 20-30mm, có nơi trên 70mm. Theo dự báo, ngày 16-7 sẽ tiếp tục mưa và xảy ra vào chiều hoặc tối, cơn mưa có xuất hiện nhiều đợt dông. 
Trong cơn mưa lớn, một hình ảnh khá xúc động tại giao lộ Bà Huyện Thanh Quan – Tú Xương (quận 3). Tại đây, nhóm nữ tu đội mưa phát rau xanh cho người dân. Rất nhiều người đi đường đã dừng lại nhận lấy nguồn thực phẩm quý giá này.
Ông Lê Thành, tài xế Grab giao hàng, vui mừng: "Hiện nay, bó rau này giá trị mua ở siêu thị hơn 100.000 đồng. Tuy nhiên, để mua rau phải chấp nhận việc xếp hàng dài chờ đợi rất lâu".
Theo quan sát, không phân biệt đối tượng, nhóm nữ tu để rau sẵn trên bàn và liên tục mời tất cả mọi người đến lấy.
 
 
2. Những con số biết nói
 
Stt
 
Quốc gia
 
Được chữa khỏi
 
Tử vong
 
Tổng số
1
Campuchia
58.930
1.106
67.181
2
Kenya
182.326
3.775
192.758
3
Myanmar
161.859
5.000
229.521
4
Việt Nam
10.663
254
55.789
 
 
 
 
 
 
Thế giới
 
174.145.407
 
4.105.260
 
191.187.254
 
 
 
Cập nhật lúc 6g20, ngày 19.07.2021
 
3.       Khuôn vàng thước ngọc (Mt 12,38-42;thứ Hai, tuần XVI Thường niên) 
 
Những người biệt phái và luật sĩ không tin nhận Đức Giêsu là Đấng Mêsia vì họ cố chấp. Họ viện cớ và cố thuyết phục Đức Giêsu thực hiện một dấu lạ, để cho thấy rằng Ngài thật sự quyền năng và đáng tin. Thực ra, Đức Giêsu đã làm nhiều dấu lạ trước mắt họ nhưng họ vẫn không tin; hay nói đúng hơn là họ không muốn tin bởi trong lòng còn đầy u mê, cao ngạo và đầy sự ghen ghét. Đức Giêsu biết rõ điều đó và vì thế, Ngài khước từ yêu cầu của họ nhưng không quên viện dẫn chuyện xưa để thực tại hóa dấu lạ Giôna, tức là ám chỉ Ngài sẽ chết và sống lại. Mặc dù là như thế, nhưng Đức Giêsu cũng thừa biết rằng, ngay cả khi dấu lạ đó xảy ra thì cũng chẳng thể thuyết phục được họ. Chính vì vậy, Đức Giêsu chỉ cho họ thấy một viễn cảnh về ngày phán xét, nơi mà họ sẽ bị định tội cách nghiêm bởi vì họ mê lầm và bám chấp.
Tất cả các sách Tin Mừng đều cho chúng ta thấy, Đức Giêsu đã công khai làm rất nhiều phép lạ, thậm chí là ngay cả khi người ta chưa xin Ngài cứu giúp. Thế nhưng, bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe lại cho thấy rằng, Đức Giêsu từ chối thực hiện dấu lạ theo yêu cầu của những người biệt phái và luật sĩ. Tại sao vậy? Xin thưa, vì Thiên Chúa không bao giờ làm phép lạ để thỏa mãn tính tò mò của con người, nhưng Ngài dùng những dấu lạ để khơi dậy lòng tin nơi những người chưa tin và để củng cố đức tin nơi những người đã từng tuyên tín.
Thiên Chúa cũng không bao giờ làm phép lạ để tỏ bày quyền lực hay để dọa nạt người khác, nhưng là để thi ân giáng phúc cho những ai cần được Ngài tương trợ. Ngoài ra, Thiên Chúa cũng không bao giờ thực hiện phép lạ để trừng phạt con người, nhưng là để biểu lộ tình thương vô hạn của Ngài đối với tất cả phàm nhân. Chính vì phép lạ là dấu chỉ của tình thương, nên ngay cả khi con người cứng lòng tin, không muốn đón nhận ân huệ cứu độ thì Thiên Chúa vẫn không ngừng yêu thương con cái mình. Ngài vẫn tiếp tục dùng các phép lạ cả thể như một bằng chứng không thể chối cãi được, để mời gọi người ta tin vào sự chết và phục sinh của Đức Giêsu: Quả thật, ông Giôna đã ở trong bụng kình ngư ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy”. Như vậy, Đức Giêsu đã chấp nhận cách tự nguyện để mình bị chôn vùi trong lòng đất hầu mang lại ơn cứu độ, mặc dù chẳng ai trong chúng ta yêu cầu Ngài thực hiện điều đó.
Có lẽ trong cuộc đời mỗi người, không ít lần, chúng ta cũng đã muốn được Chúa thực hiện cho mình phép lạ này hay dấu lạ khác mà không được như ý. Những khi đó, chúng ta được mời gọi nhìn vào chính cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu để chúng ta tin nhận và tôn thờ Thiên Chúa của mình. Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện và đồng hành với mỗi người chúng ta. Nhưng chỉ có những ai đủ thiện chí muốn tìm kiếm Thiên Chúa thật sự, mới nhận ra và gặp được Ngài. Như thế, Thiên Chúa thật gần gũi với những kẻ tin, nhưng lại trở nên xa lạ đối với những kẻ ngờ vực.
Chúng ta thật hạnh phúc vì là những người được mang danh Kitô hữu, tức là những người tin vào Đức Giêsu và cũng là bạn hữu với Ngài. Thế nhưng, tin vào Đức Giêsu cũng có nghĩa là phải biết sống như Ngài thể hiện: sống yêu thương và phục vụ con người. Bởi đó, Kitô hữu đích thực cũng phải là người biết sống yêu thương và phục vụ người khác theo gương Thầy Chí Thánh.
 
Lạy Chúa, vì yêu thương, Ngài đã thực hiện bao điều lạ lùng trước mắt chúng con mỗi ngày. Thế nhưng, những ảo ảnh phù vân múa nhảy không ngừng làm hoa mắt chúng con, khiến chúng con chẳng kịp nhìn ra những dấu chỉ mà Chúa đặt để ngay bên cạnh mình. Xin ban thêm đức tin để chúng con luôn biết tỉnh thức và vâng phục dẫu đôi khi cảm thấy Chúa không ở ngay bên cạnh. Xin cho chúng con luôn biết khiêm cung để không ngừng cảm tạ và tri ân Chúa. Và, xin cho chúng con luôn biết vững dạ trung thành dẫu cuộc đời còn lắm nỗi chông chênh.
 
 
4.       Lời bàn
- Trong khi các kinh sư và nhóm Pharisiêu đòi Đức Giêsu làm một dấu lạ nhãn tiền trên trời; nthì Ngài lại đòi hỏi ở họ một tâm tình: tín nhiệm hoàn toàn vào Đấng Thiên Chúa đã sai đến. Đức Giêsu là dấu lạ ông Giôna theo ba mức độ tiệm tiến: như một ngôn sứ, như Đấng Mêsia và như Con Thiên Chúa làm người. Xưa kia, ngôn sứ Giôna đến rao giảng, kêu gọi sám hối và dân Ninivê đã nghe lời ông mà hối cải; còn ngày nay, người Do Thái không muốn ăn năn, nên đã không nhìn nhận Đức Giêsu là người được Thiên Chúa sai đến với họ. Như thế, làm sao họ nhận ra được Đức Giêsu chính là Vị Ngôn Sứ vĩ đại Thiên Chúa đã hứa cho Israel từ thời xa xưa trong Cựu ước. Nhưng sự cứng tin của dân Do Thái sẽ bị phán xét nghiêm nhặt khi Đức Giêsu phục sinh sau ba ngày được an táng trong mồ. Phục sinh là tuyệt đỉnh của dấu lạ Giôna vì Đức Giêsu được mặc khải là Thiên Chúa toàn thắng ma quỷ, tội lỗi và sự chết. Bản án dành cho dân tộc cứng tin sẽ được thi hành 40 năm sau biến cố Phục Sinh. Một cái kết đã được báo trước: Đền thờ thì sẽ chẳng còn tảng đá nào trên tảng đá nào; còn dân chúng thì bị phân tán đi bốn phương tám hướng.
-Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô (1Cr 1,22) cho biết rằng: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan”. Thật ra, Do Thái và Hy Lạp, cả hai đều cùng một đòi hỏi: những bảo chứng trần tục; một bên là những phép lạ bảo đảm uy tín của lời rao giảng, bên kia là những lý lẽ có khả năng thoả mãn trí khôn loài người. Chỉ có điều, bản tính người Do Thái là hay đòi dấu lạ, bởi vì họ đã từng làm như thế với những người tự nhận mình là sứ giả của Chúa. Nhưng khi họ đòi hỏi dấu lạ đối với Đức Giêsu, họ đã phạm phải một lỗi lầm căn bản, đó là họ muốn nhìn thấy Chúa trong những gì phi thường. Họ quên rằng không bao giờ và không nơi nào Chúa bày tỏ chính mình một cách đầy đủ, liên tục và gần gũi cho bằng những gì đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Có lẽ nhiều người trong chúng ta ngày nay cũng không khá hơn những biệt phái và luật sĩ năm xưa là mấy. Vấn đề của chúng ta ngày nay là không biết đọc ý nghĩa của những dấu chỉ. Nói khác đi đó là, có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có trí mà không hiểu. Bạn có khi nào hiểu hết ý nghĩa những dấu chỉ xảy ra trong cuộc sống thường ngày không? Có khi nào bạn thỏa mãn với câu trả lời cho những điều bất ưng xảy đến cho bản thân hay gia đình mình không? Có bao giờ bạn đọc được ý của Chúa muốn nói với bạn qua những “sự lạ” trong đời không?
- Đức Giêsu gọi họ là dòng dõi gian ác và ngoại tình. Chữ ngoại tình ở đây không hiểu theo nghĩa đen, mà nó có nghĩa là sự phản bội lại đạo giáo. Cựu ước thường mô tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Do Thái như là một mối liên hệ hôn nhân. Chính vì vậy, khi dân Do Thái không trung tín và san sẻ tình yêu của mình cho các thần tượng khác, thì họ bị lên án là phạm tội ngoại tình, gian dâm với các thần lạ. Ngôn sứ Giêrêmia từng cảnh cáo dân về tội này (Gr 3,6-11). “Nó đàng điếm trơ trẽn như vậy, nên đã làm cho xứ sở ra ô uế; nó đã ngoại tình với đá với gỗ. Đến thế rồi mà Giuđa, con em bất tín bất trung của nó, vẫn cứ giả dối, chưa hết lòng trở về với Ta”, là một đoạn tiêu biểu, nó cho thấy tội bất trung của dân riêng đối với Đức Chúa. Khi dân Do Thái phản bội và bị Thiên Chúa từ bỏ, họ vẫn không chịu cảnh tỉnh và tiếp tục những sai phạm đáng ghê tởm của mình.
 
- Đức Giêsu cho thấy rằng, dấu lạ duy nhất dành cho dân tộc này là dấu lạ ngôn sứ Giôna. Ở đây, Mátthêu ghi nhận: “Ông Giôna đã ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy”. Chúng ta cần chú ý, đây không phải là câu trích lời Đức Giêsu nói, nhưng có lẽ là những lời diễn giải của Mátthêu. Khi Luca kể lại biến cố này (Lc 11,29-32), ông không đề cập tí gì về việc Giôna ở trong bụng cá; ông chỉ ghi nhận điều Đức Giêsu đã nói: “Quả thật, ông Giôna đã là một dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là một dấu lạ cho thế hệ này như vậy” (Lc 11,30). Cũng nên biết rằng, Tin Mừng Luca đã được soạn sau biến cố Phục Sinh, nên tác giả chắc chắn đã hiểu biến cố này là dấu lạ tuyệt hảo nói về con người Đức Giêsu. Như thế, chúng ta có thể phỏng đoán là Mátthêu còn đi xa hơn nữa khi đối chiếu ba ngày trong bụng kình ngư và ba ngày trong lòng đất.
- Đức Giêsu phán rằng: Thế hệ gian ác và ngoại tình này đòi dấu lạ. Nhưng chúng sẽ không được dấu lạ nào, ngoài dấu lạ ngôn sứ Giôna”. Như vậy, Đức Giêsu đã nêu rõ lý do vì sao họ không được chứng kiến những dấu lạ. Dân thành Ninivê đã nhận biết sự cảnh cáo của Thiên Chúa bởi Giôna, nữ hoàng Phương Nam nhận biết sự khôn ngoan của Thiên Chúa nơi Salômôn. Đức Giêsu đã đến với người Do Thái bằng sự khôn ngoan lớn hơn cả vua Salômôn và sứ điệp Ngài mang theo cũng trọng đại hơn cả ngôn sứ Giôna; thế nhưng, họ đã bịt mắt đến độ không thể nhìn thấy chân lý và bưng tai đến nỗi chẳng thể nghe được những lời cảnh cáo. Chính vì lý do đó, trong ngày phán xét, những kẻ không tin sẽ bị kết án một cách thích đáng. Trong Đức Giêsu, chúng ta được đối diện với Thiên Chúa, và một câu hỏi thật sự được nêu ra trong đời sống là: chúng ta có phản ứng gì khi đối diện với Thiên Chúa trong Đức Giêsu? Đó là thái độ thù nghịch, lạnh lùng như trường hợp những người Pharisiêu và các kinh sư; hay là khiêm nhường chấp nhận lời cảnh cáo hoặc chân lý của Chúa như trường hợp dân thành Ninivê hay nữ hoàng Phương Nam? Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn hết trong cuộc đời là: mỗi người chúng ta hôm nay nghĩ gì về Đức Giêsu? Chúng ta có chờ đợi Ngài thực hiện thêm dấu lạ nào để chúng ta được vững tin không?
- “Hiện nay, bó rau này giá trị mua ở siêu thị hơn 100.000 đồng. Tuy nhiên, để mua rau phải chấp nhận việc xếp hàng dài chờ đợi rất lâu”. Ấy vậy mà ở đây được lại biếu không, chẳng phải xếp hàng và cũng chẳng màng nam phụ lão ấu. Lạ thật! Trong những ngày Sài Gòn đổ bệnh, những việc làm nghĩa tình như thế này chẳng phải là họa hiếm; thế nhưng, nhìn các chị Nữ Tử Bác Ái lăng xăng, xuôi ngược để lo cho các “thân chủ” của mình thì mới thấy nó đẹp biết bao, đáng quý dường nào. Chẳng cần khoác lên mình bộ áo mưa cánh dơi như những khách bộ hành, các chị để đầu trần, còn tay thì liên hồi vẫy gọi. Chiếc thùng xốp thường ngày đựng trái cây hay rau cỏ gì đó, giờ dùng làm vật để che gió che mưa. Độc thật! Albert Camus từng nhận xét cách chí lý rằng: “Tôi không biết điều gì đang chờ đợi mình, hay điều gì sẽ xảy ra khi tất cả kết thúc. Ngay bây giờ tôi biết điều này: có người bệnh và họ cần được chữa trị”. Nhìn cái cách mà các chị phục vụ, tôi tin rằng, đây chính là những “truyền nhân” của thánh Vinh Sơn, tổ phụ của Tu hội. Tôi hằng tạ ơn Chúa và dành sự ngưỡng mộ đặc biệt đối với sự dấn thân cũng như phục vụ người nghèo của các chị. Mong sao sự hiện diện cách sống động của quý chị em Nữ Tử Bác Ái cũng như của nhiều nam nữ tu sĩ trong toàn giáo phận sắp được sai phái đến các bệnh viện dã chiến để phục vụ, sẽ thực sự trở nên những “dấu lạ” đối với các bệnh nhân; đồng thời qua đó, họ sẽ giới thiệu cho người khác dung mạo của một Đức Giêsu đầy lân ái. Những người thuộc thế hệ 7x như tôi trở thành “hàng dạt” trong việc tham gia cuộc chiến này. Chẳng sao cả, tôi không buồn vì điều đó; nhưng chắc chắn rằng, tôi sẽ cầu nguyện cho tất cả những ai sẽ băng mình vào cuộc chiến đầy hiểm nguy và bất tương xứng này. Cuộc sống vốn dĩ khó khăn nhưng cũng không thiếu những điều thú vị; và điều thú vị nhất, chính là chúng ta dám sống cho người khác, sống vì người khác. Người biệt phái và luật sĩ tìm kiếm dấu lạ nhưng chẳng được; còn chúng ta, chẳng cần phải tìm bởi vì nó ở ngay bên cạnh, rất dung dị, rất tầm thường nhưng chẳng bao giờ thiếu vẻ thanh tao và cao quý.
Viết Cường, O.P.


Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 26 thường niên, Năm B) (26/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 25 thường niên - Năm B) (19/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 24 Thường niên - Năm B) (12/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 23 thường niên -Năm B) (5/9/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 22 Thường niên - Năm B) (29/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật 21 TN, Năm B) (23/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Đức Mẹ hồn xác lên trời 15/08/2021) (15/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (08/08/2021) (8/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (Chúa nhật, 01/08/2021) (1/8/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (27/7/2021) (27/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (18/7/2021) (19/7/2021)

Góc suy gẫm – Mùa dịch Covid 19 (17/07/2021) (17/7/2021)

Thư của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gởi phụ nữ toàn thế giới (15/5/2011)

Một cặp vợ chồng người Ý đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong chân phước (30/4/2011)

Vợ chồng cầu nguyện với nhau (28/4/2011)
 Các tin khác:  1   2   3 
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn