Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Chuyên gia tâm lý Harvard gửi các bậc cha mẹ:
 
Hãy làm 7 điều này nếu bạn muốn nuôi dạy trẻ có bộ não linh hoạt, khỏe mạnh và mềm dẻo
 
Bộ não của trẻ không phải là phiên bản thu nhỏ của bộ não người lớn. Nó là một bộ não được hình thành dựa trên quá trình tự kết nối với thế giới và sự hỗ trợ của cha mẹ để tự tạo ra cho mình một thế giới riêng – cả vật chất và xã hội – một hệ thống kết nối phong phú.

Dựa trên nhiều năm nghiên cứu về khoa học thần kinh và tâm lý học, bảy quy tắc nuôi dạy con cái được đề xuất sau đây sẽ giúp con bạn hình thành được một bộ não linh hoạt, khỏe mạnh và mềm dẻo.
 

1. Hãy là người làm vườn, không phải người thợ mộc

Những người thợ mộc chạm khắc gỗ thành hình dạng họ muốn. Những người làm vườn giúp mọi thứ tự phát triển bằng cách ươm trồng, tạo tác những khu vườn màu mỡ.

Tương tự như vậy, cha mẹ có thể “điêu khắc” con mình thành một thứ gì đó đặc biệt, ví dụ như một nghệ sĩ vĩ cầm. Hoặc cha mẹ có thể cung cấp một môi trường khuyến khích sự phát triển lành mạnh của trẻ theo bất kỳ hướng nào.

Bạn có thể muốn một ngày nào đó con mình chơi vĩ cầm trong ‘Nhà Hát Thành Phố’, nhưng việc ép trẻ học theo một khuôn khổ nhất định (cách tiếp cận của người thợ mộc) để hình thành kỹ thuật điêu luyện có thể khiến đứa trẻ coi âm nhạc là một điều phiền phức.

Cách tiếp cận của người làm vườn sẽ tạo ra nhiều cơ hội âm nhạc xung quanh môi trường sống của trẻ và xem xét cái nào sẽ khơi dậy sự thích thú của con bạn. Trẻ có thích đập nồi và chảo không? Có thể con bạn là một tay trống thuộc dòng nhạc rock vừa chớm nở.

Khi bạn đã hiểu loại cây mình đang trồng, bạn có thể “điều chỉnh đất” để nó bén rễ và phát triển.

 

2. Nói và đọc cho con bạn nghe thật nhiều

Nghiên cứu cho thấy, ngay cả khi trẻ chỉ mới vài tháng tuổi và không hiểu nghĩa của các từ, não của trẻ vẫn sử dụng được chúng. Điều này xây dựng một nền tảng thần kinh cho việc học sau này. Vì vậy, trẻ càng nghe nhiều từ thì nền tảng càng chắc. Trẻ cũng sẽ có vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu tốt hơn.

Dạy trẻ “từ chỉ cảm xúc” (buồn, vui, thất vọng) đặc biệt có lợi. Càng biết nhiều, trẻ càng có thể sử dụng chúng linh hoạt hơn.

Hãy đưa lời hướng dẫn của mình vào thực tế bằng việc gọi tên và phân tích cảm xúc của người khác bằng cách nghiên cứu kỹ cảm xúc. Nói về nguyên nhân hình thành những cảm xúc và cách chúng có thể ảnh hưởng đến ai đó: “Thấy cậu bé đang khóc đó không? Bạn ấy đang cảm thấy đau vì ngã và trầy xước đầu gối. Bạn ấy buồn và có lẽ muốn một cái ôm từ bố mẹ bạn ấy”.

Hãy xem bạn là hướng dẫn viên du lịch của con bạn thông qua thế giới bí ẩn của con người với những chuyển động và âm thanh của họ.
 

3. Giải thích các sự vật, hiện tượng

Có thể sẽ khá mệt mỏi khi con bạn liên tục hỏi “Tại sao?” Nhưng khi bạn giải thích điều gì đó với trẻ, bạn đã tiếp thu một điều gì đó mới lạ từ thế giới và biến điều đó thành kinh nghiệm của bản thân. Não bộ hoạt động hiệu quả hơn khi chúng có nhiều kinh nghiệm.

Tránh trả lời các câu hỏi “Tại sao” bằng câu “Vì ba/mẹ nói là đúng”. Trẻ hiểu được lý do vì sao phải cư xử phù hợp với hoàn cảnh có thể điều chỉnh hành động của mình hiệu quả hơn.

Nếu tất cả những gì trẻ biết là “Mình không nên ăn hết bánh quy vì một nhân vật có thẩm quyền nào đó đã nói với mình như vậy và mình sẽ gặp rắc rối”, lý do đó có thể không hiệu quả khi cha mẹ không có mặt.

Sẽ tốt hơn nếu trẻ hiểu “Mình không nên ăn tất cả bánh quy vì mình sẽ bị đau bụng và anh chị em của mình sẽ thất vọng vì thiếu món tráng miệng”. Lý do này giúp trẻ hiểu hậu quả của hành động của mình và nuôi dưỡng sự đồng cảm.
 

4. Đánh giá hoạt động thay vì đánh giá con người

Khi con trai bạn đánh vào đầu con gái bạn, đừng gọi con trai bạn là “Con thật hư”. Hãy cụ thể: “Đừng đánh em gái con nữa. Điều đó làm đau em con đau và khiến em con cảm thấy khó chịu. Hãy nói xin lỗi em con đi”.

Quy tắc tương tự đối với lời khen ngợi: Đừng nói là “Con thật ngoan”. Thay vào đó, hãy nói về hành động của trẻ: “Con đã đúng
khi không đánh lại anh con”. Loại ngôn ngữ này sẽ giúp não bộ của trẻ xây dựng các khái niệm hữu ích về hành động và bản thân trẻ.

Một gợi ý khác là miêu tả hành động của các nhân vật trong truyện. Khi ai đó không nói sự thật, đừng nói “Sam là một kẻ nói dối”, câu này đang nói về người đó. Hãy nói “Sam đã nói dối”, câu này nói về hành động. Sau đó, hãy tiếp tục với “Con nghĩ tại sao Sam lại làm như vậy? Người khác sẽ cảm thấy thế nào nếu họ phát hiện ra? Họ có nên tha thứ cho Sam không?”

Bằng cách thu hút sự tò mò, thay vì chắc chắn, bạn đang khái quát hoá vấn đề, không chỉ vào cá nhân, cái mà trẻ sẽ gặp lại trong thực tế. Bạn cũng đang báo hiệu rằng Sam không phải là người không trung thực mà đang nói dối trong một tình huống cụ thể. Có lẽ anh ấy sẽ cư xử trung thực hơn trong những trường hợp khác.
 

5. Giúp con bạn bắt chước bạn

Bạn có để ý rằng một số việc có vẻ như là một nhiệm vụ (ví dụ như dọn dẹp nhà cửa hoặc làm cỏ sân vườn) lại có thể là một trò chơi với trẻ không?

Trẻ học một cách tự nhiên bằng cách quan sát, chơi và hơn hết là bằng cách bắt chước người lớn. Đó là một cách hiệu quả để học và nó mang lại cho trẻ cảm giác làm chủ. Vì vậy, hãy giao cho trẻ một cây chổi nhỏ hoặc xẻng làm vườn hoặc một chiếc máy cắt cỏ đồ chơi và để trẻ bắt đầu việc bắt chước theo bạn.

Một lưu ý: Trẻ nhỏ sẽ bắt chước bạn tốt hơn hoặc tệ hơn. Tôi nhớ khi con gái tôi lên ba, nó bắt đầu nói từ “cheeses” rất nhiều. Khi cha bé hỏi về điều đó, bé trả lời: “Ồ, mẹ đã nói từ đó”. (Nếu bạn chưa hiểu ý con gái muốn nói là ra gì – vì có từ đồng âm với từ cheeses mang nghĩa là trời ơi, hãy thử nói to “Oh, cheeses” với giọng bực tức – lúc là từ cheeses mang nghĩa là trời ơi, không phải là phô mai).
 

6. Cho trẻ tiếp xúc một cách an toàn với nhiều người

Cùng với những người mà con bạn thường gặp – ông bà, cô dì chú bác, bạn bè, những đứa trẻ khác – hãy cố gắng cho trẻ tiếp xúc càng nhiều người càng tốt, đặc biệt là khi chúng còn là trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu, trẻ nhỏ thường xuyên tương tác với những người nói các ngôn ngữ khác nhau có thể hình thành hệ thống dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp trẻ học tốt ngoại ngữ trong tương lai.

Tương tự như vậy, những trẻ nhìn thấy nhiều khuôn mặt đa dạng có thể tự phân biệt và ghi nhớ nhiều khuôn mặt hơn trong cuộc sống sau này. Đây có thể là bước chống phân biệt chủng tộc đơn giản nhất mà bạn có thể làm với tư cách là cha mẹ.



 
 
7. Cơ chế khen thưởng

Trẻ thích tự mình thử mọi thứ mà không cần sự giúp đỡ, ví dụ như mặc quần áo hoặc lắp ghép các câu đố. Điều này là tốt. Bạn muốn trẻ phát triển cảm giác tự chủ.

Ngay cả những hành động trông giống như hành vi sai trái cũng có thể là nỗ lực của trẻ để hiểu tác động của chúng đối với thế giới. Khi thiên thần hai tuổi của bạn ném Cheerios (bánh ngũ cốc yến mạch) xuống sàn và đợi bạn nhặt chúng lên, trẻ không phải đang “thao túng” bạn.

Nhiều khả năng, trẻ đang học gì đó về lực hấp dẫn trong môn vật lý. Trẻ học được rằng hành động của trẻ có ảnh hưởng đến thế giới xung quanh. Vì vậy, hãy nhặt Cheerios (bánh ngũ cốc yến mạch) lên và để trẻ thử lại.

Biết khi nào nên bước vào và khi nào nên lùi lại có thể là một thử thách. Nhưng nếu bạn luôn có mặt, hướng dẫn con và quan tâm đến mọi nhu cầu của con, trẻ sẽ không học được cách tự xoay sở. Đôi khi, để trẻ cố gắng xây dựng khả năng phục hồi và giúp trẻ hiểu được hậu quả của hành động của mình.
 

TS Lisa Feldman Barrett, Tiến sĩ thần kinh học, tâm lý gia.
 
Tài liệu tham khảo: https://www.cnbc.com/2020/12/08/harvard-psychologist-rules-for-raising-intelligent-kids-with-resilient-brains.html?utm_content=Main&utm_medium=Social&utm_source=Facebook#Echobox=1607701104
(Nguồn: https://psychub.vn/kienthuc/3286/)


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Gửi đến những người đang đấu tranh với những thôi thúc tự tử (22/5/2021)

Các quy tắc bố mẹ nhất định cần dạy con trong thời loạn lạc này! (5/5/2021)

Đức TGM Giuse Nguyễn Năng: Những việc Đạo đức bình dân & sùng kính Lòng Chúa Thương Xót (16/4/2021)

Chứng từ của các thiếu nhi và thiếu niên trong Đàng Thánh giá năm 2021 của Đức Thánh Cha (1/4/2021)

Trắc nghiệm xem bạn có nghiện điện thoại không? (12/3/2021)

Tại sao những quyết tâm trong năm mới của bạn thường thất bại? (16/1/2021)

Người trẻ, ơn gọi và phân định (20/12/2020)

5 thói quen của thời dịch bệnh mỗi người nên giữ (28/11/2020)

Hôm ấy (23/11/2020)

Có một người không trồng cây vào đất... (6/11/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn