Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 10 ĐIỀU GIÚP CON ĐÓN NHẬN EM BÉ MỚI
 

Vài lời khuyên giúp cho con cái bạn dễ dàng chào đón một em bé mới đến trong gia đình.

Các con của chúng ta thường khó chịu khi có một em bé mới trong gia đình … ghen tỵ, có cảm giác bị quên lãng hay thậm chí bị bỏ rơi. Những lời khuyên sau đây nhằm chuẩn bị tinh thần cho anh chị trong gia đình, chào đón đứa em bé bỏng mới đến một cách tốt nhất.
1.  
Bắt đầu chuẩn bị cho các con trong suốt thời gian mang thai

Đừng đợi đến lúc bé sinh ra, mà hãy chuẩn bị sớm cho anh chị của bé chào đón sự hiện diện trọng đại này! Gợi ý cho anh chị nói chuyện với bé, và cho chúng thấy bé qua hình ảnh siêu âm. Bạn có thể kể lại kỷ niệm lúc bạn mang thai và mong chờ các con xuất hiện, niềm vui các con đã mang đến cho gia đình khi chào đời. Hãy nhờ anh chị cùng với bạn chuẩn bị cho em bé qua việc trang trí phòng, chọn quần áo (đây là dịp cho chúng nhìn lại những bộ quần áo xinh xắn chúng đã mặc lúc nhỏ) v.v… Sách vở cũng là một nguồn hỗ trợ tuyệt vời, đặc biệt là với con cái dưới 3 tuổi, khi giải thích sự xuất hiện của một thành viên bé bỏng mới trong gia đình.
2.  
Quà tặng “từ em bé”

Gửi cho các anh chị của bé một, hai món quà nhỏ “của em bé tặng”, cũng là cách để cho anh chị thấy là em bé yêu thương và quan tâm đến anh chị.
3.  
Cố gắng giữ các con ở tại gia đình trong thời gian đi sinh em bé

Cố gắng tránh gửi các con của mình tới nhà bạn bè hay ông bà trong thời gian đi sinh. Nếu có thể, chọn cách nhờ họ hay một ai đó đến chăm sóc các cháu tại nhà. Điều này giúp các cháu vẫn có thể góp phần tham gia vào biến cố lớn của gia đình.
4.  
Lên chương trình đón em bé về nhà

Khi bạn trở về nhà từ bảo sanh viện, nếu có anh chị của bé ở nhà, hãy để chúng mở cửa, và đón thành viên mới vào nhà. Trao cho chúng một món quà nhỏ, "của em bé tặng" cho anh chị ngay lúc đó. Mẹ cũng có thể kể cho bố và các con nghe việc mẹ và em bé đã trải qua những ngày ở trong bệnh viện như thế nào (trừ khi em bé được sinh tại nhà).
5.  
Để ý những gì bạn nói ra

Những lời chúng ta nói ở nhà, đôi khi thiếu tế nhị ngay trong những ca tâm lý căn bản nhất: “Con ghen với em à?”, “Con không vui vì có thêm em bé sao?”, “Bây giờ con phải nhường đồ chơi của con cho em bé chứ!”, “Con không còn nhỏ nữa!” Những câu hỏi và những câu nói tương tự, có thể vô tình sẽ đưa anh chị của bé đến chỗ không thích, không quan tâm đến em bé nhiều nữa.
6.  
Tránh mở quà của bé trước mặt anh chị

Cố gắng mở quà được tặng cho bé sơ sinh khi không có mặt các anh chị của bé. Tốt nhất là luôn nhớ tặng cho anh chị những món quà nhỏ như: những hình dán dễ thương, những con thú nhồi bông, sách vở v.v…
7.  
Dành thời gian cho các con

Luôn dành thời giờ cho các anh chị khác và bộc lộ tình cảm với chúng – nhưng đừng quá đáng! Ở với từng đứa, chơi với từng đứa và đi ra ngoài với các con.
8.  
Biểu hiện cho con cái biết chúng là quan trọng

Đừng quên tỏ cho các con biết bạn yêu từng đứa một, và nói những câu đùa như, “Em bé la hét ồn ào quá, con nhỉ!” Để anh chị của bé thấy rằng, không phải lúc nào em bé cũng là trung tâm sự chú ý của bố mẹ. Cũng đừng quên khen ngợi các anh chị khi chúng làm tốt, làm giỏi một điều gì.
9.  
Trao cho anh chị vài trách nhiệm với em bé

Giao cho các anh chị vài nhiệm vụ trong việc chăm sóc em bé mới sinh, để anh chị thấy mình có đóng góp một vai trò trong đó. Với việc này, chúng sẽ không thấy bị “ra rìa” khi bạn phải quan tâm chăm sóc bé. Thí dụ, anh chị lớn có thể giúp lấy bình sữa, chọn quần áo cho bé thay, chuẩn bị mọi thứ để tắm cho bé v.v…
10.  
Chấp nhận sự thoái bộ

Anh chị lớn có thể bỗng nhiên có những thái độ, hành vi cư xử không thích hợp với lứa tuổi của chúng, để lôi kéo sự chú ý của ba mẹ. Thí dụ, chúng có thể nói đớt, ngọng nghịu như em bé, đòi bú bình hoặc muốn mẹ ru hay ở cạnh trước khi ngủ. Hãy chìu chúng một tí. Một khi chúng hiểu ra rằng, không chỉ có một mình em bé chiếm hết chỗ trong tim bạn, niềm vui sẽ trở lại, xóa tan mọi đám mây mờ u tối.
 
(10 Things that help brothers and sisters accept a new sibling / Anna Ashkova – 30.10.2020)
Maria Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Để tha thứ cho nhau trong gia đình đừng quên 9 điều này! (1/4/2021)

Một bà mẹ bận rộn nên có những ưu tiên nào? (12/3/2021)

8 bài học nuôi dạy con từ Thánh Louis và Zelie Martin (3/2/2021)

Rõ khổ với con tuổi thiếu niên? Hãy nhìn gương Thánh Monica! (16/1/2021)

Quà sinh nhật (20/12/2020)

Dạy con chấp nhận thất bại của bản thân (23/11/2020)

Ngẩng đầu tự tin (6/11/2020)

Về Ngôi Nhà Chung (19/10/2020)

Nét đặc trưng của linh đạo giáo dân (7/10/2020)

Giải mã một cuộc hôn nhân thành công (25/9/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn