Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN – NĂM A
 
THA THỨ CHO NHAU
 

 
Trong sứ điệp cầu nguyện cho hòa bình thế giới ngày đầu năm dương lịch 01.01.2002, nghĩa là cách ngày tòa tháp đôi bên Mỹ bị sụp đổ do khủng bố chưa đầy ba tháng. Đức Gioan Phaolo II đã kêu gọi: “Muốn có hòa bình phải có hòa giải, muốn có hòa giải, phải có thứ tha, muốn có thứ tha, phải chấp nhận sự đau đớn”. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dạy ta hãy biết tha thứ cho nhau. Tại sao phải tha thứ?
Ca dao tục ngữ có câu: “Sự bất quá tam”, nghĩa là kẻ nào xúc phạm đến tôi, thì tôi sẽ tha, nhưng tối đa ba lần thôi, thêm lần nữa thì tôi sẽ giáng trả thẳng thừng. Các kinh sư Do thái thì khuyên hãy tha thứ bốn lần. Riêng thánh Phêrô, vì theo Chúa lâu ngày lâu tháng, ông hiểu Thầy là Đấng giàu lòng thương xót, nên Phêrô không dừng lại ở số ba hay số bốn, ông nâng lên đến số bảy; và nghĩ rằng vậy là quảng đại lắm rồi. Thế là Phêrô hý hửng hỏi Chúa: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải là bảy lần không?”. Câu trả lòi của Đức Giêsu đã làm cho Phêrô chưng hửng: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”, có nghĩa là phải tha hoài tha mãi, vì mức độ của thứ tha là thứ tha không mức độ, bởi lẽ Thiên Chúa đã tha thứ cho ta những món nợ khổng lồ, nên ta cũng phải noi gương Ngài mà tha thứ cho nhau. Để quảng diễn điều này, Đức Giêsu đã kể cho Phêrô dụ ngôn về “Tên đầy tớ ác nghiệt”.
Một anh đầy tớ kia mắc nợ nhà vua 10.000 nén vàng, đây là món nợ khổng lồ, nếu ta biết rằng lợi tức của Vua Hêrôđê cũng chỉ là 500 nén/1 năm. Mỗi nén vàng bằng 6.000 quan tiền, mà một quan tiền là lương công nhật của người lao động phổ thông. Như vậy, tên đầy tớ nợ nhà vua đến 60 triệu quan, tức 60 triệu ngày công lao động. Số tiền quá lớn lao, không thể trả nợ hết được. Ấy vậy mà thấy tên đầy tớ lạy lục van xin nhà vua đã chạnh lòng thương mà tha chết. Đang khi đó, tên đầy tớ ác nghiệt lại tóm cổ, chặn họng người bạn đồng liêu mắc nợ y chỉ 100 quan, nghĩa là số tiến chẳng là gì so với 60 triệu quan y vừa được xóa nợ. Cho hay, khi đối diện với tấm lòng quảng đại vô biên của Thiên Chúa, ta nhận ra sự khô cứng chật hẹp của con người, tỏ lộ qua tính vô ơn, ích kỷ. Và không chừng, sự chật hẹp ấy đang tồn tại trong chính chúng ta, do đó Đức Giêsu đã nhắc nhở: “Ấy vậy, Cha Thầy, Đấng ngự trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu anh em không hết lòng tha thứ cho nhau”.
Chúng ta đang sống trong một xã hội theo nền kinh tế thị trường, đặc tính của nó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Tính cạnh tranh được phổ biểu lộ qua việc nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, quảng cáo, khuyến mãi … Người ta tranh dành ảnh hưởng, địa vị, quyền lời … cho nên rất dễ đụng chạm và xúc phạm đến nhau. Phản ứng thông thường là trả đũa thẳng tay. Nói đâu xa xôi, cứ nhìn vào chính mình thì thấy ngay. Tôi không đụng chạm đến ai, thì đừng ai đụng chạm đến tôi, bằng không tôi sẽ cho một bài học nhớ đời… Cho hay, lòng hận thù ăn miếng trả miếng ngày một gia tăng. Người ta nghĩ rằng luật mắt đền mắt, răng đền răng là lẽ công bằng, nhưng cứ áp dụng luật ấy mãi thì thế giới sẽ toàn những người móm và người mù. Rút cục lại, chữ “tha thứ” dễ thốt ra ngoài môi miêng, nhưng lại rất khó thể hiện trong cuộc sống.
Làm thế nào để có thể tha thứ cho nhau?
·         Trước hết, hãy nhớ rằng Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta món nợ khổng lồ, do đó ta hãy bắt chước Ngài mà tha thứ cho những người xúc phạm đến ta. Đấy chính là thái độ đáp trả của một người đã cảm nghiệm được tình yêu tha thứ đi bước trước của Thiên Chúa đối với mình.
·         Thứ đến, hãy xin Chúa thêm sức mạnh, để ta có đủ dũng cảm vượt qua những đớn đau để tha thứ cho nhau. Việc người khác xúc phạm đến tôi đã tạo nên trong tâm hồn tôi một cục ung bướu không tự động tan đi được. Khối u hiện diện vừa làm tôi cay đắng, vừa đòi hỏi tôi trả đũa, đồng thời cũng làm tôi mất đi sự bình an. Để triệt tiêu khối u, tôi phải chấp nhận làm cuộc giải phẫu, có nghĩ là chấp nhận sự mất máu, sự đau đớn. Chẳng vậy mà Đức Gioan Phaolô II đã nói: “Muốn có thứ tha, phải chấp nhận sự đau đớn”. Vì thế, để có thể thứ tha, ta cần phải hướng về Đức Giêsu, bởi lẽ, chỉ nhờ Ngài, ta mới có thể quên điều mình ngỡ sẽ chẳng thể nào quên; chỉ nhờ Ngài, ta mới có thể tha được người mình ngỡ sẽ chẳng thể nào tha.
Trước đây, Israel và Jordani là hai nước thù địch. Nhưng mùa hè năm 1994, vua Hussein của Jordani và T hủ tướng I. Rabin của Israel đã ký một hiệp ước hòa bình, họ nói rằng, họ làm như vậy để con cháu họ không cần phải đánh nhau nữa.
Để chuẩn bị cho việc ký hòa ước, ngoại trưởng Israel Simon Peres đã băng qua Biển Chết bằng máy bay trực thăng để chấm dứt gần nửa thế kỷ thù địch. Ông là viên chức hàng đầu từ đất nước Israel đến thăm Jordani một cách cởi mở. Ông nói: “chúng tôi chỉ cần 15 phút để bay qua Jordani, nhưng chúng ta phải mất 46 năm để đến được thời điểm này và địa điểm này của hòa bình và triển vọng”. Khi ký vào hòa ước, quốc vương Hussein nói: “Trong đời tôi, tôi không tin rằng sẽ có một ngày như hôm nay”.
Như thế đó! Hòa bình là một quá trình, hòa giải cũng thế. Đấy là kết quả của sự tha thứ và quên đi những tổn thương, những xúc phạm cả hai bên đã gây ra cho nhau.
Trong Thánh lễ hôm nay, ta hãy xin Chúa soi sáng lòng trí để ta cảm nhận được ơn tha thứ Chúa ban tặng ta, ngõ hầu đến lượt mình, chúng ta cũng biết tha thứ cho những ai xúc phạm đến ta. Đó là lời mời gọi mà bài Tin Mừng hôm nay muốn gởi đến chúng ta.
Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXIII Thường niên – Năm A - Sửa lỗi cho nhau (5/9/2020)

Chúa Nhật XIX Thường niên – Năm A - Thầy đây! Đừng sợ (11/8/2020)

10 Lợi ích của việc mỗi ngày dành ít phút cho Chúa (5/8/2020)

Chúa Nhật XVII Thường niên – Năm A - Kho tàng và viên ngọc quý (27/7/2020)

Chúa Nhật XVI Thường Niên – Năm A - Lúa tốt và cỏ lùng (17/7/2020)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm A - Người gieo giống (17/7/2020)

Chúa Nhật XIV Thường Niên – Năm A - Hiền lành và khiêm nhường (3/7/2020)

Chúa Nhật XIII Thường Niên – Năm A Một tình yêu lớn mạnh (27/6/2020)

Chúa Nhật XII Thường Niên - Năm A - Đừng sợ, hãy tuyên xưng (19/6/2020)

Cộng đoàn Kitô hữu nhỏ - Mô hình căn bản của Giáo hội (27/4/2020)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn