Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 NHỮNG TAI NẠN NGUY HIỂM CHO MẸ BẦU VÀ THAI NHI

 
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tai nạn ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai tăng gần gấp đôi so với trước đó. Nguyên nhân tai nạn thường rất đa dạng, phổ biến nhất là tai nạn giao thông, đuối nước, đổ vỡ công trình, nhiễm độc, té ngã, tai nạn điện, bỏng, chấn thương thể thao, chấn thương do vật đâm cắt...
 
Nguy cơ cho mẹ
Một nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu Hằng năm của Hiệp hội vì sự Tiến bộ của Y học Ô tô ước tính 1.500 - 5.000 trường hợp thai nhi tử vong xảy ra hằng năm ở Mỹ do người mẹ bị tai nạn ô tô. 


 
Tỷ lệ tai nạn ở phụ nữ trong tam cá nguyệt thứ hai tăng gần gấp đôi
 
so với phụ nữ trước khi mang thai (Ảnh minh họa).
Sẩy thaiThai nhi được bảo vệ bởi tử cung, nước ối, nhau thai và các cấu trúc khác của khoang bụng mẹ. Trong trường hợp tai nạn nhẹ, thai nhi thường được người mẹ bảo vệ hoàn toàn và không bị thương do va chạm. Tuy nhiên, khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng, người mẹ phải chịu những lực tác động rất mạnh và sẩy thai.
Sinh nonXảy ra khi em bé chào đời trước 37 tuần thai kỳ. Các nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ sinh non cao trong số các nạn nhân tai nạn ô tô và các tai nạn khác
Nhau bong non: Đây là một biến chứng không phổ biến nhưng rất nguy hiểm. Chấn thương khi mang thai làm tăng khả năng bị nhau bong non, gây gián đoạn việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi khiến thai bị tử vong.
Vỡ tử cungTử cung to ra khi mang thai nên dễ bị chấn thương do tai nạn hơn. Trong trường hợp vỡ tử cung, nguy cơ tử vong cho mẹ và thai rất cao (tỷ lệ tử vong ở thai nhi gần 100%, của mẹ là 10%). Mẹ cần được mổ cấp cứu càng sớm càng tốt.
Xếp loại thai kỳ có nguy cơ cao: Khi mẹ mang thai bị tai nạn, thai kỳ này được dán nhãn thai kỳ nguy cơ cao. Thai phụ cần được theo dõi sát sao. 
 
Nguy cơ cho con
Các nghiên cứu đã lưu ý rằng chấn thương trực tiếp của thai nhi tuy không thường xuyên nhưng khá nghiêm trọng sau tai nạn.
Chấn thương đầu: Phổ biến nhất khi chấn thương xảy ra đầu là phần lớn nhất của trẻ chưa sinh. Chấn thương ở đầu của thai nhi trong một vụ tai nạn tương tự hội chứng rung lắc gây ra tổn thương não nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong.
 
 
 
Tai nạn có thể được ngăn chặn nếu tránh được hoàn cảnh dẫn đến tai nạn,
hoặc hành động ngay trước khi nó xảy ra, nhất là ở các mẹ bầu
 (Ảnh minh họa).
Khuyết tật bẩm sinh: Cả chấn thương trực tiếp của thai nhi và sinh non đều có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh. Một nghiên cứu trên Tạp chí Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em cho thấy khuyết tật bẩm sinh ở trẻ sinh non (31 - 36 tuần) gấp 2 lần so với sinh đủ tháng (37 - 41 tuần). Con số này tăng vọt lên 5 lần khi sinh non (24 - 31 tuần tuổi thai).
Trẻ bị non tháng: Chào đời ở tuổi thai quá non ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống còn của bé. Những bệnh lý do non tháng như: bệnh lý võng mạc, thính giác, bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nhiễm trùng sơ sinh… gây chậm phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ về sau.  
Để phòng tránh, cần chấp hành đúng luật lệ giao thông cho dù đi bạn đi xe đạp, xe máy hay xe hơi.
- Sử dụng các thiết bị an toàn khi tham gia giao thông: Mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn...
Trong sinh hoạt, lao động, mang dép đế xẹp, có nhiều rãnh mặt bên dưới để tránh té ngã.
- Không chạy nhảy, trèo cao.
- Sử dụng bếp ga có khóa ga tự động, khóa bếp ga khi ngừng đun nấu. 
- Biết các phòng tránh và xử lý khi bị ngã, chảy máu: học cách xử lý khi bị thương nhẹ, cách sơ cứu khi bị chảy máu, biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các tình huống tai nạn.
- Đến khám tại cơ sở y tế ngay khi có tai nạn xảy ra.

 
 
TS. BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM)
(khoahocdoisong)
 


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

10 biện pháp đơn giản trị tăng huyết áp (23/7/2020)

Nón bảo hiểm gây bệnh da đầu như thế nào? (18/6/2020)

Lò vi sóng có làm mất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm hay không? (18/5/2020)

7 lý do vì sao bạn khó ngủ (30/4/2020)

Người mắc 8 bệnh nền này dễ bị Covid-19 (5/4/2020)

Cách xử lý tại chỗ khi bị ngộ độc thực phẩm (1/4/2020)

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19? (23/3/2020)

Cách bố trí ăn uống trong dịch corona (22/2/2020)

Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách (6/2/2020)

5 thời điểm tốt nhất để uống mật ong (7/11/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn