Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 7 lý do vì sao bạn khó ngủ


(Hình ảnh: myhousecallmd)
Khó ngủ là vấn đề phổ biến đối với hàng triệu người trưởng thành. Ngay cả khi bạn có thể đi ngủ, thì bạn lại gặp khó khăn trong việc buồn ngủ. Điều này có giống nhau không? Bạn đã đi vào tận trong vùng đất của giấc mơ rồi, mà bạn vẫn thấy bản thân bạn thức dậy lúc 3g sáng, hay bạn thức giấc mỗi vài giờ trong suốt đêm.
Ngủ đủ được cho là sẽ giúp cho cảm giác của bạn được tươi mới và sẵn sàng cho một ngày mới. Nhưng nếu giấc ngủ của bạn bị đứt quãng, thì rất có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào hôm sau.
Vậy thì điều đó là gì? Có vài yếu tố có thể can thiệp vào cơn khò của bạn như sau: 
Quá nhiều chất caffeine: Rất có thể bạn đã biết chất caffeine là có tính kích thích và có thể ảnh hưởng lên khả năng buồn ngủ của bạn. Nhưng nó cũng còn có thể dẫn đến một giấc ngủ kém chất lượng bao gồm cả việc thức dậy lúc giữa đêm. Chất caffeine có một thời lượng là từ 3 đến 5 tiếng rưỡi, điều đó có nghĩa là chất này sẽ làm cho cơ thể bạn mất nhiều giờ để loại bỏ đi một nửa lượng caffeine mà bạn đã tiêu thụ. Tóm lại là bạn sẽ cảm thấy các tác động của caffeine vài giờ sau khi bạn tiêu thụ nó. Hay nhớ, những loại nước uống cung cấp năng lượng, cola, chocolate và một số loại trà có chứa Caffeine. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm là tránh dùng caffeine khoảng 6 tiếng trước khi đi ngủ.
Căng thẳng: Căng thẳng và thiếu ngủ dường như là đi đôi với nhau. Nếu bạn bị căng thẳng, thì thật khó để ngủ ngon và có thể dẫn vào tình trạng sợ bóng đêm. Khi bạn không thể ngủ đủ, thì điều đó cũng có thể dẫn đến căng thẳng nhiều hơn nữa và trở thành một vòng luẩn quẩn. Theo Hiệp Hội Tâm Lý Hoa Kỳ, thì những người trưởng thành mà ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi đêm thì được báo cáo cho thấy có mức độ cao hơn về những triệu chứng căng thẳng so với người ngủ nhiều hơn. Mặc dù có thể nói thì dễ hơn làm, nhưng thật quan trọng rủ bỏ và tháo gỡ hết trước khi lên giường.
Môi trường ngủ: Môi trường ngủ của bạn có thể góp phần tạo nên một giấc ngủ nghèo nàn. Chẳng hạn, những tiếng ồn lớn có thể lôi bạn từ một giấc ngủ sau hay ánh sáng lọt qua khe cũng có thể đánh thức bạn. Thật may mắn là có những cách làm cho phòng ngủ của bạn trở nên thân thiện với giấc ngủ hơn. Đầu tư vào một chiếc nệm có chất lượng và bộ trải ra giường thật êm ái và giữ cho phòng ngủ luôn mát, điều mà mọi người đều thấy giúp cho giấc ngủ. Hãy chắc chắn rằng các chiếc mành của bạn đủ nặng để ngăn chặn ánh nắng mặt trời và sự sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng hay bông nhét tai để ngăn chặn âm thanh từ bên ngoài.
Đau lưng: Đau lưng có thể ngăn cản giấc ngủ và để cho bạn vật lộn để tìm một vị trí thoải mái. Nếu bạn mắc chứng đau lưng kinh niên, thật quan trọng để điều trị nguyên nhân. Cũng vậy, vị trí ngủ của bạn có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong mức độ thoải mái của bạn. Vị trí đúng đối với bạn có thể tuỳ thuộc vào việc lưng trên hay lưng dưới của bạn bị đau. Để cắt đi áp lực khỏi lưng của bạn, Bệnh Viện Đa Khoa Mayo đề nghị là bạn ngủ tư thế nằm nghiêng với đầu gối của bạn co nhẹ lên khu vực ngực với một chiếc gối giữa hai đầu gối.
Hoocmôn: Các hoocmôn của bạn đóng một vai trò trong một vài chức năng gồm cả việc ngủ. Khi có một sự mất cân bằng hay một sự biến động, thay đổi về hoocmôn có thể tạo nên những khó khăn trong việc ngủ. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, thai kỳ, tiền mãn kinh và mãn kinh thường tạo nên những thay đổi về hoocmôn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ. Chẳng hạn nội tiết tố nữ giảm có thể dẫn đến tình trạng nóng bừng, điều làm cho bạn thức giấc vào lúc 2g sáng. Bạn không thể luôn kiểm soát các hoocmôn của bạn, nhưng bạn có thể tạo nên môi trường phù hợp cho việc ngủ của bạn, thả lỏng trước khi ngủ và gắn chặt với cùng một lịch trình ngủ như nhau. Nếu những chiến lược này không giúp ích được gì, thì hãy trao đổi với bác sĩ của bạn. Liệu pháp thay thế hoocmôn hay điều trị thêm có thể là một chọn lựa. 
Thức uống có cồn: Nếu bạn dùng một ly cocktail trước giờ ngủ, thì bạn biết rằng độ cồn có thể giúp bạn đi ngủ. Nhưng tin buồn là điều đó có thể thực sự can thiệp vào chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi cồn trao đổi chất và các tác dụng biến mất, thì nó sẽ ngăn chặn một giấc ngủ sâu, điều tạo nên một giấc ngủ thiếu tính nghỉ ngơi trong suốt đêm. Hãy xem xét giới hạn cồn một vài tiếng trước khi bạn đặt lưng xuống giường.
Ăn quá khuya: Một bữa ăn nhẹ ban đêm có thể tốt, nhưng một bữa ăn nặng quá gần với giờ đi ngủ có thể làm cho bạn trăn trở suốt đêm. Ăn một lượng đồ ăn lớn trước khi bạn đi ngủ ban đêm có thể dẫn đến khó tiêu và thừa axít. Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ trước khi ngủ, thì hãy ăn thật nhẹ và tránh các loại thức ăn cay và có dầu mỡ.
 
Joseph C. Pham (Theo Huffintonpost)
(masimpress.com)
 


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Người mắc 8 bệnh nền này dễ bị Covid-19 (5/4/2020)

Cách xử lý tại chỗ khi bị ngộ độc thực phẩm (1/4/2020)

Vì sao người cao tuổi khó chống đỡ Covid-19? (23/3/2020)

Cách bố trí ăn uống trong dịch corona (22/2/2020)

Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế đúng cách (6/2/2020)

5 thời điểm tốt nhất để uống mật ong (7/11/2019)

6 mẹo giữ sức khỏe cho chuyến du lịch dài (2/10/2019)

6 cách ăn cà chua có hại cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết để tránh (17/9/2019)

TRÀ HOA CÚC: Công dụng tuyệt vời, cách uống & Những lưu ý khi sử dụng (11/9/2019)

5 món ăn thức uống ban đêm khiến bạn mất ngủ (12/8/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn