Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN – NĂM C

TÌM KIẾM VÀ THA THỨ





 
Bài Tin Mừng vừa nghe trích ở Lc 15, có thể nói, đây là một trong những trang đẹp nhất của Tin Mừng, vì cho thấy Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và tha thứ.

·        Trước hết, lòng thương xót Chúa biểu lộ qua việc Ngài tìm kiếm người tội lỗi. Thiên Chúa là Đấng chăn chiên đi tìm con chiên bị thất lạc; là người phụ nữ quét nhà để tìm đồng bạc bị đánh rơi; là người cha ngày ngày ra đầu ngõ tìm đứa con bỏ nhà đi hoang. Việc tìm kiếm không phải dễ dàng gì. Người chăn chiên phải băng đồi lội suối, luồn lách qua gai góc, dẫm đạp sỏi đá, chịu đựng nắng mưa, bất chấp thú dữ rình rập. Người phụ nữ phải thắp đèn soi vào mọi ngóc ngách trong nhà, lùa chổi vào những khe nứt nhỏ bé, kiên nhẫn moi móc. Người cha phải vượt qua mọi thành kiến xã hội, lòng tự ái bị tổn thương, trái tim bị đau đớn và thổn thức. Đi tìm là yêu thương, có yêu mới đi kiếm, đi tìm. Thiên Chúa yêu thương ta trước khi ta biết Ngài, Thiên Chúa đi tìm ta trước khi ta quay gót trở lại cùng Chúa. 

·        Thứ đến, lòng thương xót Chúa biểu lộ qua việc Ngài tha thứ cho các tội nhân. Kinh nghiệm cho thấy, Tình yêu đích thực không được đo lường bằng những đam mê nồng cháy, bởi vì đam mê nồng cháy vốn vội phát vội tàn. Đam mê nồng cháy qua mau như một cơn bão tố. Bão tố qua đi chỉ để lại cảnh đổ vỡ và tiêu điều. Tình yêu đích thực cũng không đo được bằng những hy sinh gian khổ. Vì người ta có thể hy sinh mạng sống vì của cải, danh vọng quyền lực. Hy sinh như thế có thể chỉ vì bản thân mình, vì gia đình mình chứ không phải vì tha nhân. Ta vẫn nghe bảo rằng: hy sinh đời bố để củng cố đời con! Tình yêu đích thực được đo bằng sự tha thứ, chỉ có yêu thực lòng, yêu tha thiết mới có thể tha thứ.

Tha thứ là đặc tính của tình yêu Thiên Chúa. Bài đọc I trích sách Xuất Hành cho ta thấy điều đó. Đang khi Môsê ở trên núi Sinai, thì dân Do thái đã phản bội Chúa, họ đúc một con bê vàng mà thờ lạy, Thiên Chúa nổi giận muốn trừng phạt họ, nhưng khi Môsê van xin Chúa, Chúa đã nguôi giận mà thứ tha cho họ. Quả thật, giận thì giận mà thương thì vẫn thương. Giận là mặt trái của tình thương, và đỉnh cao của tình thương là tha thứ.

·        Nếu Thiên Chúa đã tìm kiếm và tha thứ cho ta, thì Ngài muốn ta cũng hãy tìm kiếm những người đi lạc và biết tha thứ cho nhau.

·        Hôm nay có nhiều người đang đi lạc. Họ là ai? Đó là những trẻ em không tìm được hạnh phúc gia đình nên đã bỏ nhà đi hoang; là những thanh thiếu niên bị thói xấu của xã hội lôi kéo; là những người nghiện ngập đến nỗi hư hỏng cả cuộc đời. Người đi lạc là những cặp vợ chồng sống trong tình trạng ly thân ly hôn; là những tín hữu lỡ phạm tội nên bị mặc cảm và xa lánh cộng đồng giáo xứ. Người đi lạc là các tu sĩ nam nữ, xác ở trong cộng đoàn, nhưng hồn lại ở bên ngoài, chẳng khác nào đồng bạc bị thất lạc ngay trong nhà … Những con người lạc mất ấy không ở đâu xa, mà đang ở bên cạnh chúng ta, ở giữa chúng ta, vấn đề là ta có nhận ra, và quan tâm đi tìm kiếm họ, đưa họ trở về hay không.

·        Mặt khác, tha thứ cho nhau là cách đáp trả tuyệt vời cho tình yêu Thiên Chúa, Đấng đã đi bước trước để tha thứ cho ta. Thí dụ: Một phụ nữ đến gặp nhà truyền giáo trên tay cầm một nắm cát. Chị hỏi: “Cha có biết đây là cái gì không?”. Nhà truyền giáo trả lời: “Đó là nắm cát ướt”. Người phụ nữ hỏi tiếp: “Cha có biết vì sao tôi mang nó vào đây không?”. Nhà truyền giáo trả lời: “Tôi không biết”. Chị nói: “Đây là tội lỗi của tôi, tội tôi nhiều đến nỗi không thể đếm được như cát dưới biển. Làm thế nào tôi có thể được tha thứ tất cả”? Nhà truyền giáo nói: “Chị hãy đưa nắm cát ra, đặt ở bãi biển, rồi ngồi nhìn xem những con sóng ập tới, chắc chắn sóng sẽ cuốn đi tất cả. Đó là cách Thiên Chúa thực hiện sự tha thứ của Ngài. Lòng nhân từ của Chúa bao la như đại dương, hãy thành tâm sám hối và Thiên Chúa sẽ tha thứ”.

Như vậy, để có thể tha thứ cho người khác, ta cần phải ý thức rằng mình mỏng dòn yếu đuối, tội lỗi, nhưng đã được Thiên Chúa thứ tha, nhờ đó ta mới dễ cảm thông tha thứ cho những lỡ lầm của anh em. Đừng đòi phải thực hiện sự công bằng mới hả dạ. Đừng bắt chước thái độ người con cả, anh nổi giận chẳng chịu vào nhà chung vui với em, anh đòi hỏi người cha phải trừng phạt đứa em tội lỗi, anh muốn người cha phải thực thi lẽ công bằng thay vì tha thứ. Anh không biết rằng, trừng phạt giống như dội một thùng nước lên que củi sắp tàn hậu quả là ngọn lửa tắt ngúm, còn tha thứ giống như thổi hơi vào tàn lửa sắp tắt, giúp cho ngọn lửa lại cháy bùng lên. Xét cho cùng, qui luật “mắt đền mắt, răng đền răng” là thực thi lẽ công bằng, nhưng cứ áp dụng luật đó mãi thì rút cục, trên thế giới chỉ toàn là những người móm và người mù! 

Trong thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp chúng ta ý thức rằng mình được Chúa khoan dung thương xót, để chúng ta cũng biết trở thành chứng nhân của lòng thương xót qua việc tha thứ và mở rộng vòng tay đón nhận anh chị em mình.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên – Năm C - Từ bỏ: điều kiện để theo chúa (11/9/2019)

Chúa Nhật XXII Thường Niên - Năm C - Khiêm Nhu Để Phục Vụ (2/9/2019)

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C - Lửa Trên Mặt Đất (17/8/2019)

Chúa Nhật Xix Thường Niên - Năm C - Chủ Về (12/8/2019)

Người trẻ còn tha thiết với tôn giáo? (5/7/2019)

Câu hỏi về Tin Mừng Luca (26/6/2019)

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm C - Ở lại và ban bình an (27/5/2019)

Chúa Nhật Phục Sinh - Phục Sinh: Cội Nguồn Hy Vọng (20/4/2019)

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C - Tòa Án Thiên Chúa (6/4/2019)

Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C - LÒNG CHA NHÂN HẬU (31/3/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn