Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY – NĂM C
 
TÒA ÁN THIÊN CHÚA
 

Trước khi đi vào Tuần Thương khó để đặc biệt suy niệm về cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Đức Kitô, trong ngày Chúa nhật V Mùa Chay, hôm nay, Giáo hội cho chúng ta nghe bài Tin Mừng nói về một thứ Tòa án nhân dân, được tập họp để xét xử người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Thế nhưng, Đức Giêsu đã biến Tòa án nhân dân, tòa án đòi hỏi sự trừng phạt trở thành Tòa án Thiên Chúa, Tòa án của lòng thương xót, và do đó Ngài đã mở ra cho tội nhân con đường sống. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài Tin Mừng, để từ đó rút ra bài học đặc biệt trong những ngày cuối của mùa chay này.

Ngoại tình là một tội danh bị người Do thái khinh ghét và hình phạt dành cho kẻ phạm tội là bị ném đá đến chết, đó là điều Luật Môsê đã qui định. Khi bắt được người phụ nữ phạm pháp quả tang, thay vì xét xử theo luật Môsê, giới Pharisêu và Luật sĩ lại dẫn chị đến gặp Đức Giêsu mà hỏi Ngài: “Thầy dạy thế nào? Có nên ném đá người này không?” Đây không phải là một lời tra vấn chân thành nhắm tìm phương án thích hợp để xét xử, nhưng là mưu kế hầu có bằng chứng tố cáo Đức Giêsu. Tố cáo ở chỗ nào? Ở chỗ này.

·                Nếu Đức Giêsu trả lời rằng không nên ném đá, có nghĩa là Ngài làm ngược lại luật Môsê, và do đó đã chống lại giáo quyền Do thái.

·             Nếu Đức Giêsu trả lời rằng hãy ném đá, có nghĩa là Ngài đi ngược lại với giáo huấn của chính Ngài khi Ngài khẳng định. “Tôi đến để tìm kiếm và cứu chữa những gì hư mất”. Hơn nữa, một câu trả lời như vậy còn đưa Ngài tới một tình trạng nguy hiểm khác, đó là chống lại luật pháp Roma, bởi lẽ chính quyền Roma lúc bấy giờ đã dành riêng cho mình quyền xử tử.

Thành thử ra, nếu Đức Giêsu trả lời rằng không ném đá, thì Ngài chống lại giáo quyền, còn bảo rằng cứ ném đá, thì Ngài chống lại chính quyền, đàng nào cũng chết. Đứng trước âm mưu thâm độc của người Do thái, Đức Giêsu thinh lặng lấy ngón tay viết trên đất. Ngài viết gì? Chúng ta không biết, nhưng chính sự trì hoãn, kéo dài thời gian ấy khiến nhóm Pharisêu và kinh sư vừa mừng rỡ, vừa nôn nóng. Mừng rỡ vì ngỡ rằng Đức Kitô lúng túng không biết trả lời thế nào cho khỏi sa bẫy; nôn nóng vì họ chờ đợi câu trả lời của Đức Giêsu để mở một cuộc tấn công mới, mà đối tượng không còn là người phụ nữ ngoại tình nữa, nhưng là chính Đức Giêsu, Đấng vô tội.

Khi thấy nhóm kinh sư và Pharisêu gặn hỏi mãi, Đức Giêsu ngước lên bảo: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ lấy đá mà ném trước đi” _ Một câu nói nhẹ nhàng thôi, nhưng đã trở thành lời phán quyết đầy công minh của Thiên Chúa khiến giới lãnh đạo Do thái phải giật mình. Thì ra, từ trước đến nay, họ chỉ sử dụng Luật Chúa như một thứ phương tiện để rình mò, bắt lỗi anh em, thì giờ đây qua lời nói của Đức Giêsu, kẻ bị cáo là Đức Giêsu đã trở thành Đấng xét xử, còn các nguyên cáo, các thẩm phán, tức giới lãnh đạo Do thái đã trở thành người bị xét xử. Vâng! Lời Đức Giêsu đòi buộc họ phải quay về với chính lương tâm của mình để thấy rằng mình có tội, và họ lần lượt bỏ đi. Rút cục Tòa án nhân dân trở nên vắng lặng, chỉ còn hai nhân vật, đó là kẻ có tội và Đấng vô tội; chỉ còn lại hai bên: kẻ đáng thương đối diện với Đấng là Tình Thương. Và Tòa án Thiên Chúa bắt đầu xét xử; xét xử bằng một lời tha thứ: “Tôi không lên án chị đâu”, kèm theo một lời căn dặn: “Hãy về đi và đừng phạm tội nữa”.

Hẳn rằng người phụ nữ đã về, về lại chính môi trường mà lúc trước đã đưa đẩy chị đến chỗ phạm tội; ra về với trái tim vốn dĩ còn yếu đuối và khiếm khuyết của bản tính con người, nhưng trái tim ấy đã được hâm nóng bởi tình thương xót, và được hướng dẫn bởi ánh sáng Lời Chúa nên chị có khả năng vươn lên, để bắt đầu lại một đời sống mới.

Đã biết bao lần trong cuộc sống ta để mình rơi vào nỗi thất vọng, và thất vọng là gì nếu không phải là tự đầu hàng, cho rằng không còn lối thoát cho tương lai? Như thế, hàm chứa trong thất vọng còn có một cái gì đáng sợ hơn nhiều, đó là đánh mất niềm tin. Không đủ tin rằng tình Chúa yêu thương còn lớn hơn tội lỗi của ta, cũng không đủ tin rằng chính mình có thể vượt qua mọi nghịch cảnh nhờ ân huệ của Thiên Chúa. Chắc chắn cuộc đời lắm khi mang lại cho ta nhiều cay đắng, nhưng niềm tin vào Chúa Kitô, không cho phép ta tự khép mình trong thất vọng. Người phụ nữ ngoại tình đang cận kề cái chết đã được tha bổng là trường hợp điển hình phải khơi dậy trong ta niềm hy vọng.

Cũng có những lần ta để mình rơi vào một thứ tự mãn kiêu căng, xem mình là chuẩn mực, là duy nhất đúng để đóng khung cuộc đời tha nhân trong quá khứ của họ, dù quá khứ ấy có những điểm không đẹp không hay. Thái độ ấy biến tôi thành một thứ Pharisêu hiện đại, biến tôi thành rào cản, không cho những người thành tâm thiện chí, những người lỡ lầm có cơ hội để vươn lên. Niềm tin vào Đức Kitô không cho phép người Kitô hữu nhìn đời và nhìn tha nhân như vậy. Trái lại, niềm tin thúc đẩy tôi đóng góp công sức nhỏ bé của mình trong việc xây dựng tương lai cho con người, nhất là những người bất hạnh trong cuộc sống.

Xin Thánh Thần biến đổi con tim chai đá của chúng ta, để mỗi người biết cảm thông và tha thứ cho nhau, đó là cách thế xây dựng tương lai, bảo đảm cho một cuộc sống bình an hôm nay, và hạnh phúc vĩnh cửu ngày mai.

Antôn Trần Thanh Long


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C - LÒNG CHA NHÂN HẬU (31/3/2019)

Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C - HÃY MAU HOÁN CẢI (31/3/2019)

Chúa Nhật II Mùa Chay C - Từ núi Tabo đến núi sọ (16/3/2019)

Chúa Nhật VIII Thường Niên – Năm C - Mù mà lại dắt mù (2/3/2019)

Phúc Thay - Khôn Thay (16/2/2019)

Chúa Nhật IV Thường Niên Năm C - Ngôn Sứ Ở Giữa Quê Mình (31/1/2019)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C - Tiệc Cưới Cana (20/1/2019)

Các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta trong năm 2018 (3/1/2019)

Hãy tiếp đón Chúa - CN IV Mùa Vọng C (24/12/2018)

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất - Năm C (24/12/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn