Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN – NĂM B

DỨT BỎ DỊP TỘI


 
Trong bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu nhắc nhở các môn đệ ba điều:

Điều I
: Là tránh não trạng bè phái, cục bộ, khi các môn đệ nói, họ đã ngăn cản một người không thuộc nhóm họ, nhưng đã nhân danh Đức Giêsu mà trừ quỉ, Đức Giêsu bảo họ rằng đừng ngăn cản người ta, vì ai không chống đối Đức Giêsu, thì thuộc về nhóm của Ngài.

Điều II
: là đừng làm dịp cho những kẻ bé mọn hay trẻ thơ phạm tội. Đức Giêsu nói: “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn sa ngã, thì thà buộc cối đá vào cổ mà ném xuống biển còn hơn”.

Điều III
: Đức Giêsu khuyên hãy xa tránh dịp tội, cho dù phải trả giá một cách đau đớn như móc mắt chặt tay. Đức Giêsu nói: “Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục”.

Chúng ta hãy suy nghĩ về điểm III này, đó là hãy xa tránh dịp tội.

·           Trước hết, dịp tội là gì? Là tất cả những gì khơi gợi, thúc đẩy ta phạm tội:

Đó có thể là một đồ vật. Td: vào quán nước, tôi thấy có chiếc ví của khách hàng nào đó bỏ quên trên bàn bên cạnh, đang khi quán lại vắng khách.

Đó có thể là một con người. Td: Tôi đã cai nghiện thành công, khi về nhà, tôi lại thường xuyên tiếp xúc với các con nghiện, bạn cũ của tôi. Kết quả là ngựa quen đường cũ.

Đó có thể là một hoàn cảnh, một môi trường dễ khiến người ta phạm tội. Td: Đôi bạn trẻ yêu nhau, lại hay hẹn hò nơi kín đáo, vắng vẻ … Ta vẫn bảo: “Nam gần nữ, như lửa gần rơm”.

·           Thứ đến, tại sao lại tránh dịp tội? Vì dịp tội khiến tôi dễ sa vào tội lỗi, vào sự xấu, mà hậu quả của tội thật tai hại, thật nặng nề.

Tội giống như căn bệnh hay lây, đã nhiễm vào một phần thân thể, sẽ nhanh chóng lây lan đến toàn thân. Lây lan đến đâu, gây tác hại đến đấy. Phải ngăn chận ngay từ đầu, nếu không sẽ khó mà cứu vãn được mạng sống. Ngày nay, người ta rất nhạy cảm và mau mắn trong việc phòng chống dịch cúm, nhưng xem ra lại thờ ơ, ít để ý đến việc phòng chống dịp tội.

Tội giống như nọc rắn độc, nọc độc đã vào mạch máu, sẽ nhanh chóng di chuyển về tim. Khi chất độc đã ngấm đến tim, sẽ làm tê liệt mọi hoạt động của cơ thể, và cướp đi mạng sống của con người.

Tội giống như thuốc mê, một khi để tội nhiễm vào, người ta sẽ mất khả năng chống cự. Tội làm cho con người ra nhu nhược yếu hèn, làm tê liệt ý chí phấn đấu. Để cho tội xâm nhập, nó sẽ thống trị ta, bắt ta làm nô lệ cho nó. Một khi đã rơi vào ách nô lệ của tội, người ta sẽ khó lòng thoát ra ngoài.

·           Cuối cùng, làm thế nào để tránh dịp tội? Dịp tội là cầu, là đường, nó đưa tội vào thành trì tâm hồn, muốn tránh dịp tội phải phá cầu, cắt đường. Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay đã nói rất rõ: “nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã thì chặt nó đi, thà cụt một tay mà được vào Nước Trời, còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục. Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi, thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hỏa ngục ....”.

Kiểu nói “móc mắt, chặt tay” ở đây ta đừng hiểu theo nghĩa đen, nhưng đây là cách nói đòi hỏi ta phải quyết tâm mạnh mẽ để khử trừ các dịp tội, các cơn cám dỗ, chớ coi thường chúng. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều người dám cắt bỏ một phần thân thể để cứu lấy sinh mạng của mình. Td: Bị tai nạn xe cộ dập nát chân, phải cưa chân; bị khối u trong phổi, phải cắt bỏ một lá phổi. Đây là cách xử lý khôn ngoan, bởi vì người ta từ bỏ một điều quí giá để giữ lại điều quí giá hơn.

Antôn Trần Thanh Long, OP.

Nếu cần một cuộc giải phẫu để cứu lấy sự sống thân xác, thì cũng cần nhiều cuộc cắt bỏ khác để cứu lấy sự sống phần hồn. Ta phải cắt bỏ một thói hư tật xấu; cắt bỏ một lời nói cay độc; cắt bỏ một ánh mắt căm hờn; cắt bỏ một cử chỉ khinh miệt; cắt bỏ một đam mê xấu, một lối sống buông thả, một mối quan hệ bất chính … một sự cắt bỏ như thế quả là đau đớn, đau như “móc mắt chặt tay”, nhưng nếu can đảm vượt thắng nỗi đau, chúng ta sẽ lớn lên trong tư cách làm người, và trưởng thành hơn trong tư cách làm con Thiên Chúa. Ludovic Giraud đã nói như thế này: “Nỗi đau đối với chúng ta giống như lưỡi cày đối với mặt đất, lưỡi cày nó cày xới khiến đất bị bung ra, nhưng lại làm cho đất màu mỡ hơn. Nỗi đau đối với chúng ta cũng như việc cắt tỉa cây cối. Việc cắt tỉa khiến cho cây mất lá mất cành, nhưng lại làm cho cây mạnh khỏe, và đẩy nhanh những dòng nhựa lên cao”. Thực tế đúng như vậy, người ta tỉa lá cành nho, để cây nho sinh nhiều hoa trái; người ta ngắt lá cành mai dịp gần tết, để cây mai trổ hoa đúng dịp đầu xuân.

Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa giúp ta có đủ can đảm dứt bỏ dịp tội và sự tội, cho dù phải trả giá bằng nhiều đau đớn xót xa, có như vậy, ta sẽ có được sự sống đời đời trong Nước Chúa. 
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XXIV Thường Niên – Năm B - Tuyên Xưng Đức Tin (16/9/2018)

Chúa Nhật XXIII Thường Niên - Năm B - Hãy Mở Ra (8/9/2018)

Chúa Nhật XXI Thường Niên Năm B - Lời Ban Sự Sống (27/8/2018)

Chúa Nhật XX Thường Niên - Năm B - Bánh Trường Sinh Là Mình Máu Chúa (21/8/2018)

Chúa Nhật XIX Thường Niên - Năm B - Bánh Cho Hành Trình (13/8/2018)

Chúa Nhật XVII Thường Niên - Năm B - Hóa Bánh Ra Nhiều (31/7/2018)

Chúa Nhật XVI Thường Niên - Năm B - Nghỉ Ngơi Đôi Chút (21/7/2018)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm B Sai Đi Truyền Giáo (13/7/2018)

Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B - Về Nagiareth (5/7/2018)

Người loan báo Tin mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị (26/6/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn