Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CON HƯ TẠI CHA MẸ

Trẻ cần biết tình yêu của bố mẹ dành cho mình. Nhưng một số phụ huynh lại vô tình làm hư con khi thể hiện tình yêu bằng cách chấp nhận cả những cư xử không tốt của bé.

Sau đây là một số sai lầm cha mẹ hay mắc phải trong quá trình dạy dỗ con, theo CBSnews:

1. Cứu nguy cho con trong mọi hoàn cảnh

Lúc nào bạn cũng phải để mắt đến con để chắc chắn rằng chúng luôn làm điều đúng đắn và xuất hiện ngay lập tức như một vị cứu tinh khi rắc rối nảy sinh. Điều này là một sai lầm lớn.

Trẻ cần phải được trải nghiệm sự thất vọng. Chúng cần biết rằng mình phải tự đấu tranh để giải quyết vấn đề của mình. Nếu đó là vấn đề liên quan đến sự an toàn hay sức khỏe của trẻ thì bạn cần can thiệp ngay bằng bất cứ giá nào. Nhưng nếu chỉ đơn giản là trẻ ngủ dậy muộn hoặc quên bữa ăn trưa ở nhà thì bạn hãy để con nhận hậu quả do hành vi này.

2. Luôn cố gắng để con không cảm thấy buồn

Sự tức giận, buồn chán và những cảm xúc tiêu cực khác sẽ không thể làm bé tổn thương nếu chúng không kéo dài. Đôi khi, những cảm xúc này lại dạy cho trẻ những bài học quan trọng về cách cư xử.

Với tư cách là các bậc cha mẹ, nhiệm vụ của bạn không phải là đảm bảo bé không bao giờ cảm thấy thất vọng mà giúp bé biết cách vượt qua sự thất bại đó.

3. Nói "không" nhưng lại không hoàn toàn ám chỉ như thế

Bé cần biết rằng một khi bạn đã nói "không" thì có nghĩa điều đó không được phép và không tranh cãi gì thêm. Vì nếu bạn không kiên quyết, thì bé sẽ biết rằng mọi thứ đều có thể thương lượng, điều này sẽ vô tình khuyến khích bé tranh cãi, chống đối nhiều hơn.

Vì thế khi bạn đã nói "không", hãy kiên định với nó. Không giải thích dài dòng hay xin lỗi trẻ. Không thay đổi dù trẻ làm ầm lên, thậm chí ngay cả khi bé nói "Con ghét mẹ (bố)".

4. "Hối lộ" con

Bạn tìm cách "hối lộ" để thuyết phục bé tự dọn phòng, đánh răng, tắm rửa... Lúc đầu, cách này có thể hiệu quả nhưng vô hình nó đang làm giảm tầm ảnh hưởng của bạn lên con. Thậm chí, nó có thể khuyến khích trẻ mong đợi được thưởng cho mọi việc chúng làm.

5. Luôn đặt con là ưu tiên số một

Bé cần hiểu rằng đôi khi chuyện của bố mẹ cũng có thể là việc ưu tiên hàng đầu. Không có gì sai trái khi bạn có thời gian riêng tư với vợ (chồng) của mình, ngay cả khi đó là vấn đề con cái.

Chẳng hạn, nếu hai vợ chồng bạn thường có một buổi đi chơi riêng cho hai người vào tối thứ 5 hàng tuần thì bạn hãy cứ làm việc mình đã định dù bé không thích bị bỏ rơi. Không nên vì con mà hủy bỏ kế hoạch của cả hai vợ chồng.

6. Nuông chiều con một cách thái quá

Trẻ nào cũng có hàng đống những thứ mình muốn. Nhưng điều chúng thực sự cần là gì? Đó chính là tình yêu và thời gian của bạn. Bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của bé. Lý do là không phải thứ gì trẻ muốn bạn cũng có thể đáp ứng được.

7. Dung túng cho sự vô lễ của trẻ

Không cần biết trẻ sẽ giận dữ hay buồn đến như thế nào nhưng bạn không cho phép bé được thô lỗ hay vô lễ. Hãy dạy con biết nói "làm ơn", "cảm ơn" và "xin lỗi" ngay khi bé có thể nói. Bạn hãy nói rõ với con rằng bé không được phép gọi tên không với người lớn, không chửi bậy hay xúc phạm người khác.

8. Xin lỗi hộ con

Trẻ cần phải biết chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình. Nếu không trẻ sẽ gặp khó khăn khi biết rằng trong thế giới bên ngoài ai cũng phải gánh chịu hậu quả cho những cách cư xử tồi hoặc không suy xét.

Chẳng hạn, nếu trẻ quên không cảm ơn dì vì đã tặng quà thì bạn đừng giải thích hộ con rằng "chỉ vì cháu nó có nhiều bài tập quá nên có thể nó quên".

Phương Trang
(VnExpress)


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Những điều học từ cuộc sống (2/11/2010)

Cách sử dụng điện thoại (2/11/2010)

Hướng dẫn phụ huynh giúp con sử dụng mạng (Internet) một cách an toàn: Những kẻ lạm dụng tình dục trên mạng (2/11/2010)

Bệnh suy nhược tinh thần nơi trẻ em - Những điều cha mẹ cần biết (2/11/2010)

Thế nào là nên người? (2/11/2010)

Giúp trẻ trong giai đoạn dậy thì (25/10/2010)

Dạy Con Biết Chịu Trách Nhiệm (25/10/2010)

Dạy con (25/10/2010)

Đạo đức giới trẻ xuống cấp do Internet? (25/10/2010)

Tiếng đóng cửa của đứa con hiếu thảo (25/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn