Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 
NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP XÃ HỘI
 
Nghệ thuật trò chuyện nơi công sở

Nghệ thuật trò chuyện là nghệ thuật vận dụng ngôn ngữ để cộng thêm “giá trị gia tăng” vào tính cách của bạn trong đời sống hàng ngày, miễn là bạn phải lưu ý đến những điều sau đây:

- Đừng bao giờ áp đặt tư tưởng, quan điểm của mình lên người khác.

- Dù bạn thật sự là VIP – “nhân vật rất quan trọng” như bạn nghĩ, thì cũng đừng “ba hoa, chích choè”. Hoạt động sẽ nói thay cho những lời nói hoa mỹ.

- Tán gẫu, ngồi lê đôi mách là một trong những thói quen thích thú khiến trở thành cố tật của nhiều người. Vì vậy, hãy “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói “về ai đó”. Đừng phê bình, chỉ trích hay làm nhục người vắng mặt. Khi cuộc trò chuyện chuyển sang chiều hướng tiêu cực, bạn hãy tìm cách thoát khỏi “ma trận”.

- Tránh dò hỏi về tiền lương, những uẩn khúc đời tư của người khác. Hãy nghĩ xem, nếu đó là những trắc ẩn của lòng mình, thì bạn cũng không thích chia sẻ với bất cứ ai.

- Tình dục – dù đấy là “chuyện phòng the” của mình hay của người khác – là đề tài cần tránh. Cũng tránh bàn tán về chuyện tình cảm của những người trong cơ quan.

Đừng bao giờ đi trễ

Vua Louis XVIII có noi một câu rất nổi tiếng: “Đúng giờ là phong thái lịch sự của những ông vua”. Khó mà có một lý do biện hộ nào cho sự trễ nải, trong mối giao tiếp xã hội, cũng như trong môi trường công việc, làm ăn. Chẳng ai thích cảnh chờ đợi, và chẳng ai chịu nổi tình trạng “bị cho leo cây, ăn thịt thỏ”! Đi trễ thường xuyên phản ánh bạn là con người rất thiếu kém lòng tự trọng.

- Hãy biết xin lỗi trước tiên, và sau đó phải hành động sửa sai.

- Khi bị kẹt không đến được, hãy cố gắng càng sớm càng tốt để thông báo cho người đang đợi mình. Hãy nói về khoảng thời gian mà bạn bị ảnh hưởng trì hoãn. Nếu không thể được, thì xếp đặt một cuộc hẹn mới.

- Lý do trễ hẹn phải dễ nghe, và càng gần với thực tế càng tốt.

Tuy nhiên, bạn không cần phải đào sâu các chi tiết làm sao và như thế nào.
 
Khi đi giao dịch

- Hãy luôn luôn đúng giờ. Đến sớm trước 5 phút lại càng tốt. Điều này cho thấy bạn tôn trọng thời gian của người khác.

- Đừng đi lang thang “nghiên cứu” ở một nơi mà không phải là nhà mình.

- Lịch sự với mọi người mà bạn gặp gỡ, dù đó là nhân viên tiếp tân hay những vị “tai to, mặt lớn” đi nữa.

- Trong khi chờ đợi trong phòng làm việc của ai đó, đừng chạm tay vào bât cứ vật dụng gì để trên bàn hay trong phòng.tương tự như vậy, tư liệu đọc là của người đó, nó không được dành cho bạn dùng để giết thời gian.

- Hãy mang theo bút và sổ sách. Trông bạn sẽ không chuyên nghiệp chút nào khi đi giao địch, làm việc mà lại hỏi mượn bút, giấy!

- Khi đã hoàn thành xong công việc, hãy ra về ngay. Đây không phải là chuyến thăm viếng, nên bạn đừng chụp mọi cơ hội để “chat” với ai cả.

- Trước khi ra về nên chào mọi người thật lịch sự.

Duy trì “không gian cá nhân”

- Không gian cá nhân là vùng không gian giới hạn bao quanh một chủ thể nào đó trong giao tiếp xã hội. Bạn đã từng bao giờ trò chuyện với một người lạ, mà họ đứng quá gần, đến nỗi cảm nhận được hơi thở của họ phả vào mặt mình? Tiến quá gần vào vùng không gian cá nhân hoặc lùi quá xa cũng đều gây ra cảm giác không thoải mái, nghi ngại.

- “Không gian cá nhân” không chỉ là một vấn đề cá nhân, đó còn là vấn đề xã hội và văn hoá. Theo chuẩn mực chung, khoảng cách này được ấn định là một sải tay.
 
Giao tiếp qua ánh mắt

Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Giao tiếp qua ánh mắt tạo nên mối liên kết mạnh mẽ giữa hai con người, tạo ra ấn tượng về sự chân tình và đáng tin cậy.

- Hãy nhìn vào mắt người mà mình được giới thiệu hay đang trò chuyện,và duy trì sự giao tiếp này trong lúc nói. Điều này cho thấy bạn quan tâm đến người ấy, và nó cũng buộc bạn phải chú xem người ấy đang nói gì.

- Giao tiếp qua ánh mắt nhẹ nhàng có nghĩa là nhìn vào mắt người ấy, song thỉnh thoảng chuyển cái nhìn của bạn sang những phần khác trên khuôn mặt của họ.

- Khi trò chuyện với một nhóm người, hãy nhìn vào mắt người này vài giây, song chuyển ánh mắt sang người khác để tại sự thân ái hoà đồng.

- Giao tiếp qua ánh mắt không có nghĩa là bạn nhìn chằm chằm không dứt vào “tròng mắt, con người” người khác, khiến họ cảm thấy bứt rứt và phát sinh ra phản ứng tự vệ.

Cách thức bắt tay

Bắt tay là phương thức giao tiếp được chấp nhận toàn cầu để chào hỏi người khác. Quy tắc chung là một cái bắt tay chắc, và chân tình.

- Bắt tay bằng tay phải! Mỉm cười và giao tiếp qua ánh mắt, kèm theo lời chào hỏi.

- Bắt tay chắc và gọn! Đây không phải là sô diễn của sức mạnh, nhưng cũng đừng bắt tay nửa vời, khô khan. Mỗi cái bắt tay chỉ nên kéo dài độ 3-4 giây mà thôi.

Bạn đã đạt điểm 10 về nghệ thuật lắng nghe?

Bạn có bao giờ cảm thấy trơ trọi khi người khác không thèm quan tâm đến những gì mình nói, hoặc khi người ấy chỉ chăm chăm muốn áp đặt tư tưởng của họ lên bạn? Làm thế nào để tránh rơi vào những lỗi lần hay mắc phải trong khi trò chuyện?

- Trước tiên hay lắng nghe một cách tích cực. Hãy nhớ rằng bạn có thể tiếp nhận được nhiều thông tin từ người ấy.

- Tham gia vào câu chuyện một cách nhiệt tình: đặt câu hỏi, chú ý nghe câu trả lời. Làm sáng tỏ những điểm còn “tăm tối”, nhưng đừng nhấn chìm người khác vừa sức mạnh của giọng nói và quan điểm cá nhân bạn.

- Đợi cho người khác dứt câu mới bắt lời kế tiếp. Tránh cắt đứt giữa chừng và nhớ đừng xem mỗi cuộc trò chuyện như là một diễn đàn để phô diễn tài hùng biện của bạn.

Lời cảm ơn có quan trọng hay không?

Con đường đi đến “địa ngục của phép xã giao” được trải bởi những ý định hứa hẹn tốt đẹp ban đầu, nhưng lại thiếu sự hành động. Bạn có thường tự hứa với lòng mình, rằng sẽ cảm ơn đối tác hoặc ai đó đã làm một điều tốt đẹp cho mình, nhưng rồi bạn lại quên béng mất cho đến ngày bạn gặp lại họ?

Hãy nhớ rằng lời cảm ơn có tác dụng tích cực lâu dài. Trong làm ăn, bạn sẽ được đối tác nhớ lâu, và bạn có quyền hy vọng tới những cơ hội mới. Và sẽ có những lúc bạn cần tới tình bạn và sự giúp đỡ từ những người này.

Với các bạn bè, người thân, bạn chỉ cần điện thoại, e-mail cảm ơn. Nhưng với những đối tác làm ăn, giao dịch, bạn cần viết những lá thư cảm ơn trang trọng.

Thuý Hân ( Personal Etiquette)
(st)


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Màu của sự sống (26/10/2010)

Những điều lưu ý khi đi dự tiệc cưới (26/10/2010)

Cách tẩy giặt thảm trải nền nhà (26/10/2010)

Làm thế nào để bạn thoát khỏi ôtô đang chìm? (23/10/2010)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn