Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Bản tin gia đình

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc làm bản tin gia đình? Có lẽ là chưa, bởi nghe hai chữ bản tin thì nghĩ rất… hoành tráng và khó làm. Tuy nhiên, đơn giản đây chỉ là việc viết lại những câu chuyện vui.

Hoạt động này phù hợp gia đình có bé đang học cấp I. Mục đích của trò chơi này là chia sẻ thông tin, kết nối gia đình mình với bà con họ hàng và những người thân yêu. Ngoài ra, việc này giúp các bé thực tập cách viết văn, rèn luyện câu chữ. Tần suất thực hiện hợp lý là hai tháng/lần hoặc hàng quý.
 

Phân công công việc

Hãy xác định rõ với các con rằng chúng ta đang làm một tờ báo gia đình để đưa thông tin đến với những người thân. Khi mới bắt đầu, hãy chọn thông tin đơn giản, có yếu tố hài hước và chỉ làm bản tin bốn trang thôi. Đây là hoạt động có tinh thần đồng đội cao, vì vậy, việc phân công cho từng thành viên trong nhà là rất cần thiết.

- Bé lớn: Viết lại những câu chuyện nhỏ của tất cả các thành viên trong nhà mà bé cảm thấy đáng nhớ nhất. Hãy khuyến khích bé viết tay, vì việc viết tay giúp bé tạm thoát khỏi iPad, smart phone, máy tính... trở về với ngòi bút và trang giấy, rèn luyện nét chữ chỉn chu hơn.

- Bé nhỏ: Liệt kê những sinh hoạt từ sáng đến chiều của cả nhà trong một ngày, hoặc những hoạt động gia đình đáng nhớ trong tuần qua.

- Mẹ: Tổng hợp thông tin vào máy, đọc và sửa lỗi chính tả cho các con. Mẹ hãy hướng dẫn cho các con cách viết những câu chuyện vui, nhưng hãy để bé tự viết theo ý thích, sau đó mẹ có thể đọc lại và hướng dẫn con chỉnh sửa từng câu cho hay hơn. Nên gợi ý để con biết cách chọn đề tài, ví dụ: “Lần đầu tiên đi học của bé Bo”, “Bé Bi giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm tối”, “Cả nhà đi sở thú”… Một lưu ý cho mẹ là nên giới hạn số lượng chữ viết khoảng 100-200 chữ thôi, nếu viết nhiều thì bé sẽ mau chán, trừ những bé thích viết.

- Bố: Tìm kiếm hình ảnh gia đình minh họa cho các câu chuyện và trang trí bản tin. Nếu ông bố nào biết thiết kế trên máy thì càng tuyệt! Bố sẽ tập hợp thông tin rồi thiết kế. Còn không, chỉ cần trang trí bản tin trên word, chèn hình ảnh ấn tượng vào là có thể có bản tin đẹp. Quan trọng nhất vẫn là câu chuyện hay, hình ảnh đẹp.

Bố có thể tải từ internet một số mẫu thiết kế bản tin đơn giản, chỉ cần ráp chữ và hình ảnh vào như ABC Widgets, Color Direct, 99Designs…

Đặt tên cho bản tin

Có thể chọn những cái tên ngộ nghĩnh như Chuột, Mèo, Vịt... Cũng có thể lấy tên của các con làm tên bản tin. Ví dụ: “Bản tin Bi Bo”, "Bản tin Gia đình Su Si”… Hãy gợi ý để các bé đặt tên, và khẳng định với các con rằng những cái tên này là do các con sáng tác, không quên kèm một câu khen ngợi động viên: “Con thật biết sáng tạo đấy, hãy tiếp tục nhé!”.

Chọn danh sách gửi

Bước đầu nên chọn khoảng 10 nơi để gửi bản tin. Hãy yêu cầu các bé ngồi lại suy nghĩ sẽ gửi cho ai và viết tên cụ thể. Ưu tiên ông bà nội, ngoại, gia đình cô chú, gia đình bạn bè thân của bố mẹ và bạn thân của con. Việc này sẽ giúp các con củng cố mối quan hệ thân thuộc của mình và luôn ghi nhớ rằng chung quanh mình có rất nhiều người thân yêu.

Kêu gọi “cộng tác viên”

Để bản tin trở nên phong phú và việc kết nối những người thân yêu tốt hơn, hãy viết lời kêu gọi cộng tác vào cuối bản tin. Hãy thiết kế lời kêu gọi này trong một cái ô riêng có màu sắc nổi bật, chẳng hạn: “Hãy viết ra những câu chuyện yêu thương của gia đình các bạn và gửi cho bản tin Mèo Mun nhé! Người viết sẽ được tặng những hộp kẹo xinh xắn”. Điều này sẽ giúp bản tin gia đình có thêm nội dung cho kỳ bản tin tiếp theo, đồng thời kết nối mạnh mẽ hơn các gia đình khác với nhau.

In ra, ký tên và gửi đi

Cả hai hình thức gửi qua email và gửi trực tiếp bản in đều có thể áp dụng. Tuy nhiên, khuyến khích hình thức in ra, gửi trực tiếp bởi vì đây là trò chơi tương tác, mục đích là giúp các bé tự tay gửi đi thông điệp và câu chuyện của gia đình, kết nối tình cảm với những người thân. Nhiệm vụ của bố là in bản tin với số lượng đã ấn định. Khi thiết kế, bố đừng quên để dành một cái box, khoảng trắng để ghi tên người nhận, người gửi… Hãy để cho con bạn dùng bút ghi tên người nhận trực tiếp lên bản đã in.

Cuối bản tin, từng thành viên trong gia đình hãy ký tên mình vào đó. Tùy vào đối tượng nhận bản tin, mỗi người có thể ghi một câu chúc, ví dụ: “Bé Su chúc ông bà nội luôn luôn khỏe mạnh. Bé yêu ông bà nội nhiều!”.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, khi mà con người chỉ liên lạc với nhau qua email hay điện thoại, thì việc nhận một bưu phẩm in gửi qua bưu điện sẽ là niềm vui bất ngờ cho người nhận.

LY LY NGUYỄN (Theo sheknows.com)
(PNO)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Người cha tốt phải biết dạy con điều gì (9/7/2014)

Những chiều kích trong mối tương quan vợ chồng (8/7/2014)

Lời trăn trối của bác sĩ qua đời vì ung thư (2/7/2014)

Xin thầy hãy dạy con tôi (21/6/2014)

Có bao giờ con nhớ má không? (13/6/2014)

Tính trung tâm của gia đình (30/5/2014)

Qui tắc nuôi con đáng phục của mẹ Nhật (17/5/2014)

Giới trẻ với tiền bạc & phương tiện vật chất (6/5/2014)

Lá thư Tôn Vận Tuyền để lại cho các con – Một lá thư đáng đọc (28/3/2014)

Mẹ anh phiền vậy đó! (22/3/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn