Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT IV THƯỜNG NIÊN NĂM C
NGÔN SỨ Ở GIỮA QUÊ MÌNH



Bài Tin Mừng vừa nghe tiếp nối bài Tin Mừng chúa nhật trước cho thấy phản ứng của người đồng hương trước lời giảng của Chúa tại hội đường Nazareth. Sau khi nghe Đức Giêsu giảng dạy, đầu tiên là họ thán phục, tiếp theo là nghi ngờ, cuối cùng là phẫn nộ định giết Chúa. Tại sao người đồng hương Nazareth lại có những tình cảm trái ngược nhau như thế? Ta hãy cùng tìm hiểu, và từ đó rút ra bài học cho cuộc sống chúng ta.

Trước hết, những người Nazareth thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Ngài. Thán phục nghĩa là tán thành và cảm phục. Thán phục chưa phải là đức tin, nhưng là cửa ngõ dẫn vào đức tin. Thán phục chỉ dẫn đến đức tin nếu người ta tiếp tục lắng nghe, tiếp tục tìm kiếm cách chân thành. Tiếc rằng người đồng hương Nazareth chỉ dừng lại ở mức độ thán phục, đoạn chuyển qua thái độ nghi ngờ. Ta hãy nghe họ bảo: “Ông này không phải là con ông Giuse đó sao?”.

Rút cục, vì không chân thành tìm kiếm, nên những người đồng hương Nazareth bị đóng khung trong thành kiến, trong sự hiểu biết tự nhiên về sơ yếu lý lịch của Đức Giêsu, khiến Ngài phải chua chát thốt lên: “Tôi bảo thật các ông, không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”.

Hôm nay, ta cũng có thể bị đóng khung trong một cái nhìn nào đó về Đức Kitô, khiến ta chỉ nhìn thấy một phần khuôn mặt của Ngài. Chẳng hạn, ta chỉ nhìn thấy khía cạnh vinh quang, quyền lực nơi Đức Giêsu, mà không thấy nơi Ngài còn có khổ đau thập giá. Từ đó, ta thích những gì là quyền bính, là háo thắng, là phô trương rầm rộ, và tránh né những gì là nhỏ bé, là khiêm tốn, là nghèo hèn. Cũng có khi ta chỉ nhìn thấy Đức Kitô gắn bó với người nghèo , mà không thấy Ngài còn gắn bó với Chúa Cha, hệ quả của cái nhìn phiếm diện này, là ta rơi vào não trạng duy hoạt động. Đặc tính của não trạng duy hoạt động là dấn thân hết mình để phục vụ người nghèo, đấu tranh cho những người thấp cổ bé miệng, nhưng lại xem nhẹ đời sống tâm linh, lơ là với tình hiệp thông cộng đoàn. Ta quên rằng cầu nguyện là lãnh nhận, hoạt động là cho đi, ta không thể nào cho đi, nếu trước đó ta không lãnh nhận.

Trở lại với bài Tin Mừng, cuối cùng, người đồng hương Nazareth phẫn nộ, họ tìm cách để giết Chúa. Tại sao họ lại có thái độ đầy bạo lực như thế? Vì não trạng ưu tiên và đòi hỏi độc quyền ơn cứu độ. Dân làng Nazareth nghĩ rằng Đức Giêsu phải ưu tiên cho họ, vì họ là đồng hương của Ngài. Ngài đã từng làm phép lạ ở thành Capharnaum xa lạ, thì Ngài phải làm nhiều phép lạ hơn nữa ở Nazareth; vì đây chính là quê hương của Ngài kia mà. Ta hãy nghe họ bảo: “Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Capharnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào”. Thế nhưng, Đức Giêsu từ chối, Ngài muốn dành ưu tiên cho những người nghèo khổ, những kẻ khốn cùng, vì sứ vụ của Ngài là : “Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức …”. Nói cách khác dân làng Nazareth muốn ưu tiên theo tình cảm, còn Đức Giêsu thì chủ trương ưu tiên cho những người nghèo khổ.

Cuối cùng, chẳng những khước từ sự ưu tiên theo tình cảm, Đức Giêsu còn loan báo tính phổ quá của ơn cứu độ. Ơn cứu độ không chỉ dành độc quyền cho dân Do thái, nhưng còn mở rộng cho muôn dân. Để quảng diễn ý tưởng này, Đức Giêsu trưng dẫn hai câu chuyện trong Cựu Ước vào thời ngôn sứ Elia và ngôn sứ Elisa. Thời Elia, rất nhiều bà góa trong dân Israel lâm cảnh đói kém, thế nhưng Thiên Chúa không sai ngôn sứ Elia cứu giúp bà góa Do thái nào, nhưng lại cứu giúp bà góa thành Xarépta thuộc vùng đất lương dân. Cũng vậy, thời ngôn sứ Elisa, có nhiều người Israel mắc bệnh phong cùi, nhưng Thiên Chúa không sai Elisa đến chữa lành người Do thái nào, nhưng lại chữa lành ông Naaman nước Syrie, tức lương dân.

Nghe vừa dứt câu, những người đồng hương Nazareth đã phẫn nộ, họ đòi ưu tiên và độc quyền ơn cứu độ, nhưng Đức Giêsu không đáp ứng, thế là không ăn được thì đạp đổ, họ định giết Đức Giêsu.

Phản ứng tiêu cực của dân làng Nazareth, lắm khi cũng là phản ứng của chính chúng ta. Nhiều sứ điệp không được ta đón nhận, chẳng phải vì sứ điệp đó sai lần, nhưng vì ta có thành kiến với sứ giả nên ta bịt tai không muốn nghe, bị mắt không muốn nhìn; hoặc vì ta cố chấp, không muốn thay đổi quan điểm của riêng mình; hoặc vì ta hẹp hòi, không mở rộng tâm hồn để đón nhận cái mới mẻ. Ta quên rằng Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho hết mọi người chứ không chỉ dành riêng cho một số người. Ta quên rằng Thiên Chúa ban ơn cứu độ để chúng ta sinh ích cho mình và làm lợi cho anh chị em, chứ không phải để ta khư khư giữ lấy cho riêng mình, cho phe nhóm mình, cho đạo của mình.

Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa Thánh Thẩn giúp chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng tầm nhìn để ta đón nhận giá trị Tin Mừng đến từ bất cứ nơi đâu, và cộng tác với những người thiện chí trong việc xây dựng hạnh phúc và bình an cho nhân loại hôm nay.

Lm. Antôn Trần Thanh Long


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm C - Tiệc Cưới Cana (20/1/2019)

Các bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện thánh Marta trong năm 2018 (3/1/2019)

Hãy tiếp đón Chúa - CN IV Mùa Vọng C (24/12/2018)

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất - Năm C (24/12/2018)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm C - Anh em hãy vui lên (15/12/2018)

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm C - Hãy dọn đường cho chúa (7/12/2018)

Chúa Nhật I Mùa Vọng – Năm C - Tỉnh thức và cầu nguyện (7/12/2018)

Tông Huấn Hãy Vui Mừng Hoan Hỉ của Đức Thánh Cha Phanxicô (29/11/2018)

Tháng 11 – gẫm suy về cái chết (9/11/2018)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm B - Xin cho con được thấy (30/10/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn