Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
LÀM SAO BIẾN GIA ĐÌNH THÀNH “GIÁO HỘI TẠI GIA” KHI HẰNG NGÀY BẠN ĐI KHẮP NƠI
 
Hội đồng Giám Mục Công giáo Hoa Kỳ đưa ra những lời khuyên để xây dựng một môi trường giáo hội tại gia trong các gia đình.

Hỏi.
Tôi là một bà mẹ của 6 đứa con ồn ào náo động, từ 2 đến 11 tuổi. Vì là một gia đình lớn nên tôi khá quen với tần suất náo loạn, ồn ào trong nhà; nhưng đôi khi tôi tự hỏi, tôi có nên cố gắng tạo một bầu khí êm đềm hơn, có ích cho việc cầu nguyện hơn chăng. Làm sao bạn có thể làm cho gia đình giống một “giáo hội tại gia” khi hằng ngày bạn ở khá nhiều nơi chứ không chỉ ở nhà?

Trả lời.
Khi Hội Thánh đề cập đến giáo hội tại gia là nói đến ngữ cảnh của gia đình mà trước tiên là phải học biết về Thiên Chúa và cách lớn lên trong đời sống Kitô hữu. Sống đức tin Công giáo không chỉ là đi lễ ngày Chúa Nhật; chúng ta mang tinh thần đó vào gia đình và sống nó xuyên suốt cả tuần.

Thật hay là Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ đưa ra những lời khuyên để xây dưng một môi trường giáo hội tại gia trong các gia đình. Lưu ý là không có điều nào trong đó đề cập đến việc ồn ào hay im lặng khi thực hiện chúng. Vì thế, nếu gia đình của bạn là một tập thể sôi động nhưng con cái bạn phát triển đời sống đức tin một cách sinh động, thì tôi có thể nói bạn đã có nền tảng cho giáo hội tại gia rồi.

·       Bắt đầu việc cầu nguyện như một gia đình và đọc Kinh Thánh mỗi ngày, cầu nguyện trước các bữa ăn, không quên cầu nguyện thánh hóa ngày mới buổi sáng và dâng lời tạ ơn trước khi đi ngủ. Sắp xếp thời gian để làm các việc này trong gia đình. Dựa theo những nghi thức làm mẫu của Giáo Hội, và cố gắng thể hiện những lời cầu nguyện chân tình, không khuôn phép là tốt nhất.

·       Lần chuỗi Môi Khôi (mỗi thành viên một chục, và chia sẻ ý nguyện của mình).

·       Đặt thánh giá ở chỗ trang trọng dễ thấy trong nhà, và trong mỗi phòng ngủ.

·       Biến các Bí Tích thành lễ mừng đều đặn – Cả gia đình đi xưng tội và tham dự thánh lễ chung với nhau.

·       Khởi đầu truyền thống của gia đình dựa trên những lễ mừng theo lịch phụng vụ của giáo hội.

·       Biến những kỳ nghỉ, du lịch thành những cuộc hành hương, bằng việc đi thăm các thánh tích, đền thờ trong đất nước và trên thế giới.

·       Dành cho việc thờ phượng Chúa vị trí ưu tiên. Không bao giờ bỏ thánh lễ Chúa Nhật, cho dầu là đi du lịch xa. Hãy tìm trên những trang mạng xã hội những địa điểm và giờ lễ của các nhà thờ gần mình nhất. (có thể xem trên Trang Tin www.songtinmungtinhyeu.org ).

·       Dạy cho con cái biết giúp đỡ và làm việc bác ái, thông qua lời nói và gương sáng.

·       Biểu lộ tình yêu của mình đối với người bạn đời, với con cái, và với tất cả mọi người. Nhắc nhở con cái là chúng ta được Thiên Chúa yêu thương, ban nhiều tặng phẩm để ta phục vụ người khác.

·       Nói dễ dàng, thoải mái về sự hiện diện của Thiên Chúa qua niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống.

·       Tiếp đón và hỗ trợ các linh mục, tu sĩ nam nữ và các giáo dân phục vụ trong giáo hội.

·       Tham gia việc phục vụ và sinh hoạt tại cộng đoàn giáo xứ của mình.

·       Cho phép con cái tham gia vào việc cầu nguyện riêng. Khuyến khích con cầu nguyện hằng ngày bằng tâm tình của chúng, lắng nghe tiếng Chúa gọi và đáp trả.

Khi thinh lặng, hãy suy gẫm những lời kinh thường đọc; toàn bộ những lời đó dạy chúng ta mở lòng để đón nhận thánh ý Chúa. Đó có thể là một sự thử thách đòi hỏi quá nhiều kỷ luật đối với trẻ con 2 tuổi. Với tâm tình tạ ơn, tôi muốn khuyên các bạn hãy thoải mái. Nếu không thực tế và đơn giản là không khả thi để tạo ra một môi trường “bình an”, thì không có nghĩa là bạn không có một môi trường cầu nguyện. Ngay cả khi bạn kết hợp những hoạt động ồn ào hằng ngày với niềm tin, bạn vẫn có thể tạo nên một giáo hội tại gia cho gia đình mình.

Để bắt đầu xây dựng giáo hội tại gia đình mình, hãy làm một bàn thờ nếu bạn chưa có. Đó không phải là một ý tưởng nhất thời – một kệ sách đã được lau chùi sạch sẽ, hay đơn giản là một cái kệ trên tường được trang trí với những tấm thiệp, ảnh tượng, nước thánh và nến.

Ước gì các gia đình Công giáo đều có một bàn thờ trong gia đình. Không chỉ đem ích lợi cho những người sống tại đó, mà còn là chứng tá tự hào với những khách mời đến thăm gia đình. Một bàn thờ tại gia cũng là một biểu tượng nhắc nhở chúng ta: Đức Kitô và Hội thánh của Người là trung tâm của gia đình mình. Tôi thường nhớ đến bàn thờ của mình ở tầng trệt, chiếm phần lớn diện tích bức tường. Trong nhà tôi, không khí ồn ào náo nhiệt thường xuyên, bàn thờ trở nên một không gian yên tĩnh trong mắt bão, cả nhà hoạt động không ngừng xoay quanh bàn thờ. Chỉ với sự hiện diện của bàn thờ, tôi cảm nhận được sự yên tĩnh và bình an.

Mỗi phòng trong nhà đều có thánh giá và sắp xếp một khoảng không gian nhỏ trong phòng các con, để trưng bày một cách trân trọng hình Thánh gia và hình các Thánh mà con cái yêu thích. Việc cầu nguyện có thể rất riêng tư, đặc biệt các cháu lớn thích cầu nguyện riêng trong phòng của mình. Cho chúng không gian riêng để cầu nguyện, có thể sẽ là cách thiết thực nhất để thiết lập một môi trường cầu nguyện như bạn muốn trong gia đình. Nến con cái bạn ít nói hay nhút nhát, không gian riêng tư có ích cho chúng một cách đặc biệt. Bạn cũng có thể cùng con cái cầu nguyện riêng, hay đưa chúng đến bảo tàng địa phương thưởng lãm những bức tranh nghệ thuật của tôn giáo, để biết về Chúa nhiều hơn. Đây cũng là cách mà tôi đến với Chúa.

Tôi cũng hỏi con cái về ý kiến riêng của chúng và để chúng được tham gia vào các tiến trình nhiều nhất có thể. Mạng xã hội là một nguồn lực lớn, đặc biệt các trang mạng như Pinterest. Chỉ cần tìm “bàn thờ gia đình” (home altar) và “giáo hội tại gia” (domestic church) là sẽ có rất nhiều ý tưởng hay. Bạn có thể chọn theo ý mình từ tinh xảo, cầu kỳ đến giản dị, đơn sơ.

(How do you make your home a “domestic church” when your everyday is all over the place? / Katrina Fernandez)
Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ
 
 
 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Cha mẹ là mục tử của con cái (15/12/2018)

Gợi ý mục vụ năm 2019 - Bài 1: Chúa Giêsu dạy chúng ta đồng hành (7/12/2018)

Giải Thích Ý Nghĩa Logo Năm Mục Vụ Gia Đình 2019: Đồng Hành Với Những Gia Đình Gặp Khó khăn (29/11/2018)

“Anh hứa giữ lòng chung thủy với em suốt cuộc đời” (9/11/2018)

Một số định kiến sai lầm trong hôn nhân (30/10/2018)

Ừ bé ngày mai sẽ lấy chồng (19/10/2018)

Hướng Dẫn Giáo Dân Thực Thi Sứ Vụ Thừa Sai (29/9/2018)

[Nhân đức trong gia đình] Sự Trung Tín (16/9/2018)

Ước mơ của con (13/8/2018)

Gửi các bạn sắp "lên đường" (21/7/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn