Ý LỰC SỐNG: “Niềm vui của Đức Chúa là thành trì bảo vệ anh em” (Nơ-khe-mi-a 8,10)
Đoạn trích sách Nơkhemia thuật lại cảnh dân Chúa, sau thời gian lưu lạc nơi đất khách quê người, họ được trở về quê hương và khi đã ổn định xong nơi ăn chốn ở, dân Chúa tập trung ngay trên mảnh đất thiêng liêng mà Thiên Chúa đã ban cho cha ông họ, để nghe và học hỏi sách Luật Môsê. Và khi hiểu được Lề luật của Chúa, họ cũng bày tỏ sự hối tiếc vì đã không sống theo đường lối của Chúa...
Ý LỰC SỐNG: “Thiên Chúa vui thích ở giữa dân Người” (Tv. 149,4a)
Tác giả Thánh Vịnh đã nhân cách hóa và diễn tả tình yêu Thiên Chúa bằng tâm trạng “vui thích” – Niềm vui Tình yêu! Một Tình yêu ở lại, ở giữa người mình yêu. Tình yêu ấy chan chứa, sẻ chia, thông hiểu, tín trung và đồng hành cùng con người. Chẳng có tình yêu nào sánh bằng. Một Tình yêu mẫu mực, nên gương cho mọi tình yêu. Người muốn chúng ta trở thành dân Người, thuộc về Người và Vương quốc của Người...
Ý LỰC SỐNG:“Ở đó sẽ có một con đường mang tên thánh lộ”. (Is. 35,8a) ”Người đã mở cho chúng ta một con đường mới” (Dt. 10,20) và Người muốn chúng ta “Đi theo Người trên con đường Người đi” (Mc. 10,52) Tại sao Người muốn chúng ta “Đi theo Người trên con đường Người đi” ? Thưa, vì “Con đường đó mang tên thánh lộ” – con đường dành cho các thánh, đường nên thánh. Chúng ta đọc mạch văn đầy đủ của câu chủ đề tháng này...
Mừng Ngày Tri Ân Thầy Cô và Các Thành Viên Nhà Giáo trong Cộng Đoàn
Cộng Đoàn Sống Tin Mừng Tình Yêu xin chúc mừng và tri ân Thầy Giuse Nguyễn Hùng Cường và cô Maria Trần Thị Kim Danh về tấm lòng và sự tận tâm mà Thầy Cô đã dành cho chúng em trong suốt 24 năm qua. Xin Chúa chúc lành và ban sức khỏe để Thầy Cô tiếp tục dẫn dắt chúng em trên con đường nên Thánh. Mến chúc các Thầy Cô giáo trong Cộng Đoàn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong sự nghiệp trồng người. Luôn chăm bón những mầm non của mình thật tốt để sau này giúp ích cho Giáo hội và Xã hội...
Ý LỰC SỐNG:“Đi theo Người trên con đường Người đi” (Mc. 10,52) HUẤN DỤ Anh mù Ba-ti-mê sau khi được Chúa chữa lành đã đi theo Chúa trên con đường Người đi. Lời Chúa mời gọi các môn đệ hôm xưa và chúng ta hôm nay “Hãy theo Ta”, “bỏ mình vác Thập giá mà theo Ta”, “hãy về bán hết sản nghiệp, bố thí cho người nghèo khó rồi đến theo Ta”. Con đường Chúa đã mở ra khi Người công bố “Hiến Chương Nước Trời – Tám mối phúc thật”. Con đường của Tin Mừng...
Ý LỰC SỐNG: “Chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em ra đi, sinh được hoa trái”. (Ga. 15,16)
Thiên Chúa đã chọn gọi ta vào một ơn gọi, một đời sống (độc thân / gia đình / thánh hiến).
Người cắt cử ta ra đi theo ý muốn / ý định của Người, nghĩa là Người có một kế hoạch cho ta phụng sự. Ta cần tìm hiểu, khám phá và nỗ lực thực hiện kế hoạch đó...
Ý LỰC SỐNG:“Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ.” (Rm. 1,16) "Tin Mừng là lời của sự sống: nó không đè nén con người, nhưng trái lại, giải thoát con người bị bắt làm nô lệ bởi nhiều thần dữ trên thế gian này: tham danh vọng, quyến luyến tiền bạc, kiêu ngạo, mê dâm dục… Tin Mừng biến đổi tâm hồn, thay đổi cuộc sống, biến đổi xu hướng làm điều ác thành quyết tâm làm điều thiện...
Ý LỰC SỐNG: “Hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng” (2 Tm. 1,8b)
Chủ đề tháng này nằm trong mạch văn 2 Tm. 1,6-8:
“Vì lý do đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được khi tôi đặt tay trên anh. Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương,..
Ý LỰC SỐNG: "Hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta" (Dt. 12, 1b) Tháng sáu: Tháng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giê-su
Sùng kính Thánh Tâm Chúa Giê-su là kính nhớ tình thương yêu của Thiên Chúa. Tình thương yêu cứu độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giê-su, và nhất là trong cái chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất...
Ý LỰC SỐNG: ”Người đã mở cho chúng ta một con đường mới” (Dt. 10,20) Đời sống của Cộng Đoàn tiên khởi mà chúng ta đã nhắc đến trong tháng trước:
· Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ.
· Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ.
· Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ...
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Cha Giuse Nguyễn Đức Cường làm Giám Mục chánh tòa Giáo phận Thanh Hóa.
Đức cha Giuse Nguyễn Đức Cường sinh ngày 14 tháng 10 năm 1953 tại Phúc Lãng - Thanh Hóa. Thụ phong linh mục ngày 27 tháng 6 năm 1992 tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ngài từng đảm nhiệm vai trò phó giáo xứ Tân Bùi Đà Lạt từ ngày 30 tháng 4 năm 2001 trước khi đảm nhận vai trò chính xứ này vào ngày 27 tháng 6 năm 2005. Sau đó, ông được chuyển làm linh mục chính xứ Madagui, quản hạt Madagui trong khoảng thời gian ngắn trước khi về làm Giáo sư tại Đại chủng viện Minh Hòa Đà Lạt...
Ý LỰC SỐNG: “Họ đồng tâm nhất trí… và được toàn dân thương mến” (Cv. 2,46-47)
Chủ đề Lời Chúa từ đầu năm đến tháng này, là một lời mời gọi Sống và Loan báo Tin Mừng có tính xuyên suốt.
Tháng 1: “Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em!" (Ds. 6,26)...
Lạy Thánh Cả Giuse, Xin Ngài dạy con biết noi gương Người, biết tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa trong thinh lặng và biết sống đức tin bằng hành động. Xin Ngài nâng đỡ những người cha trong gia đình để họ sống trọn sứ mạng làm chồng, làm cha. Xin thánh nhân phù trợ Giáo Hội Việt Nam trong vai trò hướng dẫn những người Kitô và làm chứng cho đức tin Kitô giữa lòng dân tộc. ..
Ý LỰC SỐNG:“Anh em hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1Pr.3,15)
Người ta thường sống và hy vọng vào tương lai với những ước mơ trần thế như giầu sang phú quý, thành công, nổi tiếng, danh vọng, chức quyền… Là Kitô hữu, niềm hy vọng của chúng ta là gì? Chúng ta đặt niềm hy vọng vào đâu? Chúng ta không dừng lại (hoặc không chỉ)...
Ý LỰC SỐNG: “Rao giảng Tin Mừng… là điều cần thiết bắt buộc tôi phải làm” (Cr. 9,16) Rao giảng Tin Mừng là một sứ vụ. Trải qua lịch sử Giáo Hội, nhiều từ ngữ đã dùng để ám chỉ sứ vụ này: “Truyền giáo, Truyền bá Đức tin, Loan báo Tin Mừng, Tân Phúc âm hóa, Tái Truyền giáo”. Nó đã được định danh tùy mỗi thời đại. Điều bàn đến không phải là từ ngữ, mà là làm sao cho sứ vụ này phù hợp với thực tế hiện tại từng địa phương và từng thời đại...