Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN - NĂM B

HÓA BÁNH RA NHIỀU


 
Khi phê bình về đạo, có nhiều người cho rằng Kitô giáo là một thứ chủ nghĩa duy tâm, hứa hẹn những chuyện xa vời ở thế giới bên kia, và hững hờ với nhu cầu cụ thể của nhân loại. Lời phê phán ấy có đúng không? Xin thưa rằng không, bằng cớ là bên cạnh lời rao giảng, Đức Giêsu còn chữa lành bệnh hoạn tật nguyền, và hóa bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no như chúng ta vừa nghe trong bài Tin Mừng.

Khi thấy dân chúng đông đảo đến với mình, lòng Chúa xót thương không nỡ để họ ra về mà bụng đói meo, nên Đức Giêsu đã hóa bánh ra nhiều cho họ ăn no. Tuy nhiên, dấu lạ hóa bánh ra nhiều không chỉ nhằm mục đích làm thỏa mãn cơn đói cơm bánh vật chất, cho dù là cấp bách và cần thiết, mà qua đó, Đức Giêsu đòi hỏi dân chúng phải vượt qua dấu chỉ bánh hóa nhiều để vươn tới thực tại là chính Đức Giêsu, Đấng là lương thực duy nhất đem lại sự sống vĩnh cửu cho con người. Vì thế, khi thấy dân chúng âm mưu bắt Ngài để tôn Ngài lên làm vua, ngõ hầu Ngài lo cung cấp lương thực cho họ hưởng dùng, thì Đức Giêsu lại lánh mặt, đi lên núi một mình.

Như bức thư tình không phải là người yêu, nhưng gợi cho ta nhớ đến người yêu; cũng vậy, điều cốt lõi của phép lạ không phải là số lượng bánh hóa nhiều, nhưng là Đức Giêsu, Đấng hóa bánh ra nhiều, Đấng sau này sẽ khẳng định: “Chính tôi là Bánh Trường sinh”.
Dựa vào phân tích sơ lược trên, ta có thể rút ra cho mình một bài học, đó là hãy mở rộng tâm hồn để đón tiếp Đức Kitô, Đấng hóa bánh ra nhiều. Nhưng đón nhận Đức Kitô như thế nào? …

Trước hết
, đón nhận Đức Kitô là đón nhận Lời Ngài và Mình Máu Ngài trong thánh lễ. Mỗi ngày, đặc biệt là Chúa nhật, khi cộng đoàn họp nhau để cử hành Thánh lễ, thì câu chuyện Bánh hóa ra nhiều lại được tái diễn. Thật vậy, phép lạ hóa bánh ra nhiều chính là hình bóng của bí tích Thánh Thể được Đức Kitô thiết lập trong bữa Tiệc ly. Chẳng phải vô tình mà những cử chỉ Đức Giêsu thực hiện trong phép lạ hóa bánh: “Đức Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó …”, rất giống với những cử chỉ Đức Giêsu thực hiện khi thiết lập bí tích Thánh Thể: “cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng tạ ơn, bẻ ra, trao cho …”. Có khác chăng thì khác ở chỗ này: Trong phép lạ hóa bánh, Đức Giêsu trao bánh mà không nói gì, cho nên tấm bánh vẫn là bánh vật chất; nhưng trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu trao bánh, đoạn nói lên ý nghĩa của tấm bánh: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy” (x. Mt 26,26). Qua lời Đức Giêsu nói, tấm bánh không còn là bánh vật chất, nhưng trở thành Mình Chúa. Mặt khác, phép lạ hóa bánh chỉ được Đức Kitô thực hiện hai lần trong Tin Mừng, còn bí tích Thánh Thể được Giáo hội cử hành mỗi ngày cho đến lúc Chúa quang lâm như lệnh truyền của Ngài: “Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy” (x. Lc 22, 19). Vì thế, khi tham dự Thánh lễ, người tín hữu được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được bổ sức bằng Mình Máu Thánh Chúa. Như ánh sáng sẽ tràn ngập căn phòng nếu ta chấp nhận mở toang mọi cánh cửa, cũng vậy, Thánh lễ sẽ trở thành nguồn sống cho ta nếu ta biết đón nhận với lòng tin và sự chân thành. Ngược lại, đèn không sáng nếu hết dầu, xe không chạy nếu cạn xăng, hồn tông đồ sẽ suy kiệt nếu không đến với Thánh Thể.

Sau nữa
, đón nhận Đức Giêsu còn là đón nhận và trả lời cho câu hỏi của Ngài: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”. Có lẽ trên môi miệng chúng ta lại xuất hiện lời đáp của các tông đồ: “Ở đây chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu”. Vâng! Nhu cầu thì quá lớn, mà khả năng của ta lại quá hạn hẹp và nhỏ bé, như muối bỏ bể. Thế nhưng, Đấng Toàn Năng đã không thực hiện phép lạ từ hư vô, mà là với sự đóng góp của năm chiếc bánh và hai con cá. Do đó, Ngài vẫn đang tiếp tục mời gọi ta đóng góp bằng chính cái nghèo nàn của mình, bằng chính những gì mình đang có trong tay: Thời giờ, sức lực, tiền bạc, cơm áo …, để nhờ ơn Chúa nâng đỡ, những khả năng nhỏ bé ấy có thể đóng góp hữu hiệu trong việc vun trồng sự sống, và mưu cầu hạnh phúc cho anh em. Vì thế, vấn đề ở đây không phải chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, nhưng là có bao nhiêu lòng thương xót dám chia sẻ, dám cho đi. Nói cách khác, khi Đức Kitô mời gọi ta giúp đỡ nhau, tức là Chúa mời gọi ta làm phép lạ với Ngài.

Giờ đây, chúng ta sắp cùng nhau chia sẻ Mình Máu Thánh Chúa, ta hãy mở rộng tâm hồn đón nhận Đức Kitô với tất cả niềm tin yêu, như thế, nhờ Đức Kitô và với Đức Kitô, mỗi tín hữu lại trở thành tấm bánh bẻ ra cho hạnh phúc của anh em, và đó chính là ý nghĩa của đời sống người Kitô hữu chúng ta.

Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XVI Thường Niên - Năm B - Nghỉ Ngơi Đôi Chút (21/7/2018)

Chúa Nhật XV Thường Niên – Năm B Sai Đi Truyền Giáo (13/7/2018)

Chúa Nhật XIV Thường Niên Năm B - Về Nagiareth (5/7/2018)

Người loan báo Tin mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị (26/6/2018)

Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam (4/6/2018)

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - Năm B (2/6/2018)

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (18/5/2018)

Lễ Thăng Thiên (12/5/2018)

Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B - Như Thầy Yêu Thương (8/5/2018)

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B – Năm B Trong cùng một nhựa sống (26/4/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn