Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM B

VỀ NAGIARETH
 
Tại một vùng quê nước Pháp, dân chúng có tập tục rất lạ, đó là vào sáng sớm Chúa nhật Phục sinh, khi hồi chuông đầu tiên của nhà thờ vang lên, tất cả mọi người đều trỗi dậy chạy ra giếng làng để rửa mắt với dòng nước mát lạnh. Nhiều bạn trẻ không hiểu vì sao lại chạy ra giếng rửa mắt, đang khi gia đình nào cũng có vòi nước trong nhà. Lúc ấy, các vị bô lão mới giải thích: đó là hình thức cầu nguyện bằng hành động, qua đó dân làng cầu xin Thiên Chúa ban cho họ đôi mắt đức tin mới, để họ có thể nhận ra Chúa Phục Sinh đang hiện diện cách sống động giữa họ.

Bài Tin Mừng hôm nay kể lại việc Đức Giêsu trở về quê nhà Nazareth, sau nhiều ngày tháng rao giảng và làm phép lạ khắp nơi. Đức Giêsu phấn khởi trở về quê nhà để đem ơn cứu độ cho những người đồng hương, thế nhưng họ không đón nhận. Với con mắt định kiến, thiển cận và hẹp hòi, những người đồng hương với Đức Giêsu đã không nhận ra khuôn mặt đích thực của Ngài, họ không tin Ngài là một vị Ngôn sứ, lại càng không thể tin Ngài là Đấng Cứu Độ, và chắc chắn họ không ngờ họ là những người đồng hương với Con Thiên Chúa.

Tại sao người đồng hương Nazareth lại không tin vào Đức Giêsu? Vì họ nhìn Ngài với cặp mắt thành kiến. Thành kiến là ý nghĩ tiêu cực đã có sẵn và khó thay đổi về những vấn đề 2 đang xảy ra, hay về con người đang hiện diện. Điều đáng buồn của thành kiến là nó ngăn chặn mọi phán đoán khách quan, hệ quả là dẫn đến những nhận định thiếu chính xác và thiên lệch với cặp mắt thành kiến như vậy, người đồng hương Nazareth đã không tin Đức Giêsu vì họ chỉ nhìn thấy quá khứ rất là bình thường của Ngài. Họ không tin Đức Giêsu, vì họ chỉ nhìn thấy hiện tại của Ngài không một chút hào quang. Họ không tin Đức Giêsu vì họ chỉ nhìn thấy nơi Ngài một bác thợ mộc rất mực khiêm tốn, âm thầm. Ta hãy nghe họ nói: “Ông ta không phải là bác thợ, con bà Maria, và anh em của các ông Giacôbê, Giôsê, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?

Chính vì không tin nên họ không thấy Đức Giêsu, người đồng hương của họ là Đấng Mêsia mà họ tha thiết mong chờ. Cho hay, thấy bằng cặp mắt đức tin thật là quan trọng, vì đức tin là con mắt để thấy Chúa, là bàn tay để nắm lấy Chúa, là sức mạnh giúp ta tự hiến mình cho Chúa. Và, bài Tin Mừng kết thúc như một nhạc buồn: “Đức Giêsu đã không thể làm được phép lạ nào tại đó … Ngài lấy làm lạ vì họ không tin”. Cho dù Đức Giêsu là Đấng Toàn Năng, Ngài có thể làm được mọi sự, nhưng Ngài đành phải bó tay trước sự cứng lòng của con người, những người chỉ nhìn Ngài bằng cặp mắt tự nhiên, chứ không nhìn Ngài bằng cặp mắt đức tin. Quả đúng là bụt chùa nhà không thiêng!

Không phải chỉ có những người đồng hương Nazareth hôm xưa, hôm nay chúng ta vẫn có thể có cái nhìn méo mó lệch 3 lạc về Đức Giêsu khiến chúng ta chỉ nhìn thấy một phần khuôn mặt của Ngài.

Có người chỉ nhìn thấy nơi Đức Giêsu Đấng Mêsia đầy quyền năng, mạnh mẽ và uy tín, nhưng lại không thấy nơi Ngài Đấng Mêsia chịu đau khổ thập giá. Hệ quả của nó là ta tìm kiếm những gì là hoành tráng, là thế lực, là uy quyền, và tránh né những gì là nhỏ bé, là đơn sơ khiêm tốn.

Có người chỉ nhìn thấy nơi Đức Giêsu một con người đầy lòng thương xót, luôn thi ân giáng phúc cho người khó nghèo, người bệnh hoạn tật nguyền, nhưng lại không thấy Đức Giêsu luôn gắn bó cùng Chúa Cha trong cầu nguyện, trong thinh lặng. Hệ quả là ta rơi vào chủ nghĩa duy hoạt động, dấn thân hết mình cho những hoạt động tông đồ, những công tác bác ái xã hội, nhưng lại xem nhẹ đời sống nội tâm, đời sống cầu nguyện, đời sống cộng đoàn …

Cuối cùng, có những người ta rất quen, sống bên cạnh ta, nhưng ta chẳng hiểu biết mấy về họ, những gì ta biết về họ là đúng, nhưng chưa đủ. Rút cục, chúng ta sống bên cạnh nhau, nhưng lại không sống với nhau, và sống cho nhau. Kỳ thực, mỗi người là một mầu nhiệm cần khám phá suốt đời. Cần ra khỏi mình, ra khỏi cái nhìn thành kiến, khô cứng và chật hẹp của mình để thấy người khác bằng cái nhìn đức tin, luôn luôn mới mẻ.

Tóm lại, trong phần mở đầu của nghi thức gia nhập đạo, Linh mục chủ sự luôn hỏi người dự tòng: “Anh (Chị, Em, Con) xin gì cùng Hội thánh?” _ “Xin đức tin”. Như vậy, đức tin là ân huệ 4 được Chúa ban cho những ai biết cầu xin. Pascal nói: “Để có niềm tin, con người phải quỳ gối cầu xin”. Như những người dân quê nước Pháp sáng sớm đại lễ Phục sinh đã ra giếng làng rửa mắt, để xin Chúa ban cho họ có cặp mắt đức tin. Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa củng cố niềm tin còn non yếu của chúng ta, để với cặp mắt đức tin, ta nhận ra Chúa đang tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.

LM. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Người loan báo Tin mừng không phải nhà kinh doanh hay người tìm địa vị (26/6/2018)

Mừng 30 năm các Thánh tử đạo Việt Nam (4/6/2018)

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - Năm B (2/6/2018)

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (18/5/2018)

Lễ Thăng Thiên (12/5/2018)

Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B - Như Thầy Yêu Thương (8/5/2018)

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm B – Năm B Trong cùng một nhựa sống (26/4/2018)

Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh Năm B Chúa Chiên Lành (22/4/2018)

Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm B - Chứng Nhân Của Đấng Phục Sinh (14/4/2018)

Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu hiện ra bao nhiêu lần? (10/4/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn