Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
VIỆC CHUẨN BỊ HÔN NHÂN GẦN KỀ CẦN SÂU HƠN
 
Đời sống Đức Tin ấy phải được huấn luyện và thực hành những đòi hỏi của Tin mừng ngay trong gia đình, mà chính cha mẹ phải là người huấn luyện, người giáo dục.
 
Kính thưa Quý Cha và anh chị em,
 
Nhìn vào thực tế, những vài mươi năm trở lại đây, số các gia đình trẻ gặp bất hạnh trong đời sống hôn nhân gia đình ngày càng nhiều, như là tín hiệu báo động về một sự suy sụp trầm trọng từ gia đình tới xã hội, tới giáo hội trong một tương lai rất gần.

Chuyện thời sự này không chỉ là nỗi bận tâm những người làm ông bà cha mẹ, những người lớn tuổi trong nhà, mà còn phải là nỗi bận tâm hàng đầu của những người có trách nhiệm trước tiền đồ đất nước, trước tiền đồ giáo hội. Bởi vì, gia đình là nền tảng của xã hội, của Giáo Hội. Nếu gia đình sụp đổ, hạnh phúc gia đình tiêu tan, thì xã hội, giáo hội không thể đứng vững. Việc củng cố đời sống các gia đình để các gia đình được sống hạnh phúc và bền vững phải là việc ưu tiên hàng đầu của xã hội và giáo hội.

Cách riêng, đối với Giáo Hội, Giáo Hội luôn đặt mình vào tư thế “lội người dòng chảy” của những trào lưu thế tục, để làm mới lại ý nghĩa cao cả của Hôn Nhân Công Giáo, để con cái mình được sống và sống dồi dào trong ân sủng của bí tích, để làm chứng cho mọi người rằng: Hôn Nhân Công Giáo là một khế ước thánh thiện và mang lại hoa trái hạnh phúc cho mỗi người, cho gia đình và cho toàn xã hội.

Vậy, để có những phương án làm mới lại ý nghĩa hôn nhân công giáo, chúng ta cần biết những gia đình trẻ bất hạnh trong hôn nhân hiện nay, họ là ai?

Họ là những hài nhi được sinh ra, rồi lớn lên thành những thiếu nhi, những thanh niên trong các gia đình VN giữa một toàn cảnh xã hội mới với bao nhiêu thay đổi chóng mặt về luân thường đạo lý, về khái niệm sống, ý nghĩa sống, mục đích sống…

Họ là những người mà tuổi thiếu nhi được biết quá sớm về chuyện giới tính, những chuyện thuộc về giới tính, cả những chuyện của người lớn… bởi vì, tất cả đều được loan truyền cách tự nhiên trên các phương tiện truyền thông, tin tức, thời sự, quảng cáo cách vô tội vạ.

Họ là những người mà tuổi vừa lớn đã phải tiếp thu bao nhiêu khái niệm sai lầm về đức khiết tịnh từ xã hội – một xã hội không những không đề cập, cổ xúy ý nghĩa cao đẹp của đức khiết tịnh, không đề cao giá trị của việc gìn giữ cái nghìn vàng, mà còn “vẽ đường chuột chạy” từ việc hội nhập các cách sống tự nhiên của giới tính, đến việc thiết lập và quảng bá một bảo đảm an toàn hư ảo để tránh những hậu quả không mong muốn qua những phương pháp tránh thai cả tinh vi, cả tồi tệ…

Họ là những người khi chưa bước vào đời sống hôn nhân gia đình, đã sống thử cuộc sống xác thịt của đời vợ chồng, có khi lén lút, có khi công khai. Việc sống thử tự nguyện ấy cho biết chính họ tự rước vào mình một thói quen hạ đẳng bắt nguồn từ một khái niệm không còn nhân tính nữa, một thói quen của một cái “con” hơn là một cái “người”.

Họ là những người bước vào đời sống hôn nhân gia đình như bước vào một thế giới cũ rích, không còn gì là mới lạ, là hấp dẫn và cũng không phải đặt mình vào sự chuẩn bị chu đáo để đón nhận một ý nghĩa thiêng liêng cao quí, vì thực ra, khái niệm gia đình với những gì là thiêng liêng cao quí đã mất đi trong suy tư, trong tâm trí của họ.

Họ là những người không hiểu biết thế nào là Đức Khiết Tịnh trong đời vợ chồng, và nếu có hiểu, thì cũng khó mà vượt thắng chính con người của mình đã có những thói quen tồi tệ từ thuở tiền hôn nhân. Ngay cả đối với những bạn trẻ công giáo đã bị thâm nhiễm một xã hội duy vật chất, thâm nhiễm những thói quen xấu dẫn đến trình trạng mất cảm thức về tội, nhất là tội điều răn thứ sáu, khi bước vào đời sống hôn nhân cũng không thể cưỡng nỗi con người cũ của mình với những đam mê, những dục vọng bất chính.

Vì thế, họ là những người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với chính người bạn đời của mình, mà mình đã chọn, đã quyết định chọn, không thể nào thỏa mãn với cuộc sống mới của mình trong một xã hội còn có thể có nhiều chọn lựa khác. Từ đó, luật đơn hôn, vĩnh hôn đối với họ là một trói buộc mang tính tôn giáo khắc nghiệt, và họ tự cho phép mình có thể tự giải thoát mình ra khỏi vòng lẩn quẩn một đời vô nghĩa.

Một gia đình đổ vỡ, chục gia đình đổ vỡ, hàng trăm gia đình theo cái đà đổ vỡ ấy cũng đổ vỡ tạo thành một xã hội hỗn độn, bát nháo trăm bề…

Kính thưa Quý Cha và anh chị em,

Những điều con vừa trình bày trên đây, chỉ như là nhắc lại chuyện thời sự nóng, thời sự rất hót mà có thể quí vị đã từng nghe từng thấy, từng biết, từng quan tâm. Vâng, đó là “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Đau đớn lòng vì sự sụp đổ của một nền tảng đạo đức. Đau đớn lòng vì sức lan tỏa của cuộc sống Tin Mừng chưa đủ lấn áp trào lưu chống lại Tin mừng cách tinh vi. Đau đớn lòng vì tín hiệu chúng ta đang có một thế hệ kế thừa tan tác, mất chuẩn về nhân tính, mất chuẩn về niềm tin, về tình yêu hôn nhân, về tôn giáo.

Là những người có trách nhiệm trước mặt Chúa và Giáo Hội về tương lai của những con người thuộc về mình, thiết tưởng, chúng ta cần phải thấu hiểu tận căn các nguyên nhân và có phương án giải quyết, phương án cứu sinh khẩn cấp. Vì thế mới có chuyện cấp thiết mà chúng ta phải bàn thảo, đó là việc chuẩn bị hôn nhân gần kề cầnsâu hơn như thế nào trong bối cảnh hiện tại.

Con xin mời mọi người cùng con ngẫm suy ba từ: gần, kề và sâu.

GẦN

Ai cũng đang hiểu từ “gần” trong việc chuẩn bị hôn nhân theo nghĩa thời gian, nghĩa là  gần với ngày kết hôn. Con muốn mời mọi người hiểu từ “gần” theo nghĩa tương quan, và từ “kề” theo nghĩa thời gian để vấn đề nên rộng ra hơn.

Chuẩn bị gần theo nghĩa tương quan với người bước vào đời sống hôn nhân, thì người có tương quan gần nhất với người chuẩn bị kết hôn, không ai khác, chính là cha mẹ của đương sự.

Thế thì, nếu cha mẹ phải chuẩn bị gì cho con từ hai mươi năm trước, thiết tưởng cũng không phải là chuẩn bị quá xa. Vai trò cha mẹ là thầy dạy đầu tiên, không ai thay thế được.

Chuẩn bị của cha mẹ có thể nói là việc chuẩn bị cái cơ bản, cái nền tảng, cái gốc. Còn những chuẩn bị khác, hầu như chỉ là cái ngọn. Nếu không lo cái gốc,mà chỉ lo cái ngọn, thì không thể đạt được hiệu quả mong muốn, nếu không nói là thất bại.

Vâng, HĐGM VN rất có lý khi nhận định:  “các bạn trẻ đến với các khóa chuẩn bị hôn nhân, chúng ta không chỉ cung cấp kiến thức về hôn nhân nhưng còn là cơ hội giúp cũng cố đời sống đức tin”.

Nhưng thử hỏi, đến với lớp hôn nhân, mà đức tin không có, hoặc đức tin chưa có thì lấy gì mà nói đến chuyện củng cố. Ngay cả người đã nhận bí tích rửa tội, từ nhỏ, mà chưa có một khái niệm gì về đức tin thì lấy gì mà củng cố.

Bởi vậy, việc của cha mẹ là phải chuẩn bị cái căn gốc cho con cái từ những 20 năm về trước là chuẩn bị cho một đời sống Đức Tin Công Giáo vững chắc ngay trong gia đình mình.

Đời sống Đức Tin ấy phải được huấn luyện và thực hành những đòi hỏi của Tin mừng ngay trong gia đình, mà chính cha mẹ phải là người huấn luyện, người giáo dục:

– Giáo dục về ơn gọi làm người giống hình ảnh Thiên Chúa, ơn gọi được làm Con Thiên Chúa, ơn gọi thân xác trở nên Đền Thờ của Thiên Chúa ngự trị, đền thờ Chúa Thánh Thần.

– Giáo dục về giá trị nhân bản, gía trị nhân bản ki-tô giáo, giá trị nhân bản của người làm con cái Thiên Chúa, giá trị nhân bản của con người thuộc về thần linh.

– Giáo dục về đức khiêm nhường, lòng nhân hậu

– Giáo dục về sự buông bỏ những giá trị phù vân chóng vánh.

– Giáo dục về  sự quí giá và thánh thiện của lòng trong trắng, của đức khiết tịnh.

– Giáo dục về cảm thức tội lỗi, và lòng thống hối chân thành cùng với quyết tâm canh tân, đổi mới.

– Giáo dục về giá trị của đời này và đời sau…

– Giáo dục về tình yêu hy hiến, tình yêu của Chúa Giê-su, tình yêu của người môn đệ Chúa

– Giáo dục về ý thức vai trò trách nhiệm của mỗi người trong một gia đình, một gia đình công giáo.

Việc giáo dục ấy còn phải đi kèm với việc giúp con cái thực hành sống đời bí tích công giáo để đón nhận ân sủng bí tích mà trưởng thành trong đời sống đức tin.

– thực hành tham dự phụng vụ, thánh lễ và kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su Thánh Thể.

– thực hành sống chứng nhân với 7 ơn Chúa Thánh Thần.

– thực hành sống Bí Tích Hòa Giải với niềm tạ ơn vì được thứ tha và quyết tâm sống đời sống mới.

– thực hành đời sống bác ái yêu thương, thực hành lòng khiêm nhượng, lòng nhân hậu, như là cụ thể sống mầu nhiệm Thánh Thể trong cuộc đời mình.

Và Cha mẹ còn phải đóng vai Cố Vấn kỳ diệu của cn cái mình trong việc giúp con cái định hướng tương lai.

– hướng dẫn ơn gọi dâng hiến hay lập gia đình

– hướng dẫn v/v chọn người bạn đời

– hướng dẫn v/v sống đời hôn nhân bằng chính kinh nghiệm của cha mẹ

– hướng dẫn tạo lập sự nghiệp

v.v…

KỀ

Phần chuẩn bị “kề” hôn nhân không chỉ khoán trắng cho các lớp dự bị hôn nhân, mà chính cha mẹ, phải là người chuẩn bị hiệu quả nhất, bởi cha mẹ là người thấu hiểu con cái mình hơn ai hết.

Phía gia đình;

– tổ chức những giờ kinh cầu nguyện riêng cho việc hôn nhân sắp tới của con cái.

– hướng dẫn con cái cách tìm hiểu, giao tiếp và cả cách yêu thương trong thời gian tìm hiểu của lứa đôi.

– đặc biệt nhắc nhở con cái tránh những cách sống mà xã hội đương đại đang lao vào, giúp con cái tự huấn luyện trưởng thành về mặt nhân bản ki-tô giáo, và các nhân đức, đặc biệt, nhân đức khiết tịnh.


Phía lớp học mục vụ hôn nhân

Xin nhắc lại lưu ý của HĐGM VN: “Các bạn trẻ đến với các khóa chuẩn bị hôn nhân, chúng ta không chỉ cung cấp kiến thức về hôn nhân nhưng còn là cơ hội giúp củng cố đời sống đức tin”.

Nếu nhìn vào thực trạng bi đát hiện nay của giới trẻ như đã kể trên, thì có nên đặt lại thứ tự ưu tiên là: các bạn trẻ đến với các khóa chuẩn bị hôn nhân, trước tiên là để được củng cố đời sống đức tin và học sống đời hôn nhân công giáo.

Vâng, củng cố đời sống các bí tích là việc quan trọng để các người chuẩn bị lãnh bí tích hôn nhân công giáo biết thế nào là sống bí tích hôn nhân trong đời mình. Không nên để tình trạng “kiến thức về hôn nhân” thì có, mà “sống đời bí tích thì không” như đã xảy ra trước đây.

Bởi vậy, khóa học hôn nhân không chỉ “cung cấp kiến thức”, nhưng phải là thực sự đào tạo, huấn luyện chính con người ấy “sống Đức Tin”, trong việc “sống Bí Tích Hôn nhân”. Cũng như các bí tích khác, không phải chỉ là nhận lãnh để “có”, nhưng là nhận lãnh để “sống”. Hai phạm trù có và sông hoàn toàn khác nhau. Có rước lễ không? Thưa có. Có sống mầu nhiệm Thánh Thể trong đời mình không? Chưa chắc có. Có lãnh bí tích thêm sức không? Thưa có. Có sống với 7 ơn Chúa Thánh Thần không? Chưa chắc có. Có lãnh Bí Tích Hôn phối không? Thưa có. Có sống Bí Tích Hôn Phối là yêu thương như Chúa Ki-tô yêu Hội Thánh không? Chưa chắc dám trả lời có!!

Vì thế, thiết tưởng chúng ta nên đặc biệt chú ý đến việc củng cốđời sống đức tin bằng việc thực hành đời sống bí tích ngay trong các giờ học giáo lý hôn nhân

– Thỉnh thoảng, nên có thánh lễ thay cho giờ học, bài giảng trong Thánh Lễ chính là bài học thực hành Bí tích Thánh Thể trong Bí Tích Hôn Nhân.

– Thỉnh thoảng, nên có giờ ban bí tích Hòa Giải, ngay trong nửa giờ học Giáo Lý Hôn Nhân, để những người chuẩn bị đời sống hôn nhân có một cái nhìn chính xác giá trị về sự thống hối, ơn tha thứ, và quyết tâm làm mới lại những gì đã làm tổn thương đời sống yêu thương của họ

– Tập thực hành đời sống công giáo bằng những việc từ bỏ, hy sinh, hảm mình, bác ái, như những bài tập thực hành mà lớp giáo lý hôn nhân không thể xem nhẹ.

– Học viên cần thiết thực thực hành việc bảo vệ đời sống khiết tịnh và có thể chia sẻ kinh nghiệm  cho nhau về việc bảo vệ đức khiết tịnh trong thời gian chuản bị tiến tới hôn nhân. Qua đó, cùng càn đặt vấn đề giáo dục về cảm thức tội lỗi cách đúng đắn, nhiệm nhặt và có trách nhiệm với linh hồn mình.

– Giảng viên giáo lý hôn nhân phải là những người không chỉ có một mớ kiến thức về  hôn nhân công giáo, mà còn phải là những vị linh hướng tốt cho các học viên. Gần gũi, chia sẻ, cảm thông và linh hướng.

– Có thê mời những người đã sống đời hôn nhân, đã vượt qua bao thử thách, đã kiên trì làm chứng cho giá trị đơn hôn và vĩnh hôn, đến để chia sẻ kinh nghiệm sống bí tích hôn nhân trong đời hôn nhân của họ. Những lời khuyên bổ ích từ những kinh nghiệm sống động của Đức tin sẽ là những bài học bổ ích cho các học viên hôn nhân.

– Mời cha mẹ của những học viên chuẩn bị hôn nhân tham dự các giờ giáo lý, để những người làm cha mẹ cũng được dự phần vào việc chuẩn bị hôn nhân cho con cái mình, bằng các việc đạo đức từ gia đình.

– Hướng dẫn các đôi đang học giáo lý hôn nhân hôm nay, sẽ tổ chức họp mặt vào dịp kỷ niệm hàng năm tại chính nơi mình đã học hoặc nơi nhận lãnh bí tích hôn phối, để chia sẻ, bồi dưỡng , tạ ơn và cùng nhau khắc phục những khó khăn.

– Có thể mời một số cặp vợ chồng lớn tuổi, đã kinh qua cuộc sống hôn nhân và đang là những nhân chứng điển hình về hạnh phúc hôn nhân công giáo với đời sống đức tin sống động, làm những người đồng hành cho các cặp hôn nhân trẻ. Họ sẽ tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống… để giúp đỡ những đôi vợ chồng trẻ vượt qua những khó khăn nhờ sống với ân sủng bí tích.

Chương trình học về kiến thức hôn nhân công giáo, chương trình dự tòng… thiết nghĩ chúng ta chưa cần phải thêm gì ngoài những qui định về giáo lý của các Giáo Hội Địa Phương.

SÂU

Cần chuẩn bị cho thật SÂU, nói như thế nghĩa là cần khắc phục tình trạng chuẩn bị hời hợt, qua loa chiếu lệ, mang tính thủ tục trước đây.

– Cần lưu ý việc lãnh bí tích hôn phối không phải là thủ tục hợp thức hóa, hay vô tội hóa những hành vi tội lỗi phát xuất từ ý hướng không ngay lành.

– Cần trắc nghiệm lòng muốn của học viên, nhất là lòng muốn gia nhập đạo công giáo.

– Cần trắc nghiệm sự tự do của những người chuẩn bị lãnh bí tích hôn phối, có những sự tự do chưa thực sự trưởng thành.

– Cẩn thẳng thắn góp ý, và định hướng lại cho chắc chắn, những trường hợp lòng muốn có dấu hiệu không chân thành, sự tự do có dấu hiệu chưa trưởng thành, và nhất là, việc nhận lãnh bí tích hôn phối không có ý ngay lành mà chỉ mang tính thủ tục.

– Các linh mục cần cân nhắc kỹ lưởng trước khi ban bí tích hôn phối. Nhất là khi thấy một trong hai người không có dấu hiệu bảo đảm cho một cuộc hôn nhân đơn hôn và vĩnh hôn, hoặc không có dấu hiệu tích cực sống đời hôn nhân công giáo.

– Có linh mục đã từng nói, thà không ban bí tích hôn phối cho những đôi không có dấu hiệu chắc chắn sống đời đức tin và sống bí tích, hơn là ban bí tích cho họ để họ phải gặp khó khăn sau này khi chia tay mà hiệu quả bí tích vẫn còn./.

 
(Bài thuyết trình của Lm Phêrô Nguyễn Xuân Anh GP Phan Thiết tại Đại hội UBMV gia đình toàn quốc Hội nghị thường niên mục vụ gia đình lần VI. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 5.8.2015)
 
Nguồn: gpphanthiet.com


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Khi đã yêu, đúng sai liệu có quá quan trọng (3/8/2017)

Rong rêu và phận đời (21/7/2017)

Trang phục của Ba (17/6/2017)

Là một người cha ‘tâm lý’, bạn nhất định phải dạy con trai mình 8 điều này (7/6/2017)

Trẻ có xuất sắc hay không phụ thuộc vào tính cách của người mẹ (26/5/2017)

Phim ngắn (20/5/2017)

Viết cho tuổi 60 và cận tuổi 60 (15/5/2017)

Bí quyết để trở lại làm việc sau kì nghỉ (15/5/2017)

Thư gửi Thầy kính yêu (8/5/2017)

Hãy giáo dục giới tính cho con từ thuở lên 2 (13/4/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn