Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
3 ĐIỀU BẠN CÓ THỂ HIỂU SAI VỀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

… và làm thế nào để hiểu cho đúng
 
Kẻ thù của Giáo Hội thường không ghét Giáo Hội: họ chỉ ghét những điều mà họ hiểu không đúng về Giáo Hội. – TGM. Fulton Sheen

Tôi tin rằng có điều gì đó thực sự thuộc về ma quỷ trong sự giận dữ, như Mẹ Têrêsa đã nói đến. Gần đây khi tôi viết một bài báo chống lại những sự dối trá loan truyền về Mẹ Têrêsa, và không tránh khỏi những lời phê bình độc ác, xấu xa tấn công Mẹ. Tôi không đọc chúng nữa sau khi ân hận đã xem một vài điều.

Có một vài chỉ trích không quá cay độc và giận dữ. Phần nhiều là những bài báo cứng rắn chú tâm đến cách giải quyết của Giáo Hội về vấn đề lạm dụng tình dục, (một số đáng để nổi giận), hơn là phê bình Mẹ Têrêsa. Rõ ràng là phiền toái.

Giáo Hội có nhiều điều đáng phê bình trong quá khứ, nhưng thường những sai lầm xưa cũ không đúng được thêu dệt thêm bởi những nhà ‘thông thái’ và những người thích làm như vậy. Sau kinh nghiệm này tôi tự suy nghĩ, những thứ mà người ta dễ dàng tin, đơn giản chỉ vì nó là trào lưu làm tăng việc chống Kitô giáo (với nguồn gốc chống Kitô lâu đời) đúng hay không?

Sau đây là những điều sai về Hội Thánh Công giáo mà bạn hoặc người khác có thể tin:
  1. ĐGH Piô XII là ‘giáo hoàng độc tài’? Sau Đệ nhị thế chiến, lòng tôn kính đối với ĐGH Piô XII tràn ngập Va-ti-căng, kể cả những tổ chức của Do Thái. Ngài hầu như được cả thế giới ngưỡng mộ vì nỗ lực giúp người Do Thái trong suốt cuộc chiến. Nhưng làn sóng quan điểm chung bắt đầu thay đổi vào những năm 1960, vì một vở tuồng mang tên Người đại diện, do một nhà biên kịch Thệ Phản (Đức) sáng tác và lan truyền khắp thế giới. Trong vở tuồng này, ĐGH Piô XII được mô tả như một người tham lam độc ác và hoàn toàn dửng dưng trước sự khốn cùng của người Do Thái. Vào năm 1999, một cuốn sách thuộc diện bán chạy nhất, có tên ‘Giáo Hoàng Hitler’, đã lên án ĐGH Piô XII là một người bài Do Thái, toa rập với Hitler. Cả hai, vở tuồng và cuốn sách này, đã ảnh hưởng nhiều đến quan điểm chung. Mặc dầu ĐGH Piô XII đã tổ chức những buổi tham luận, nhưng quá nhiều bài viết phê bình chỉ trích bởi những người không mảy may tìm hiểu sự thật đã tạo nên một sự phổ biến chung chung sai lệch và bất công.
  2. Có phải Thập tự chinh của Kitô giáo là khủng bố? Tổng thống Barack Obama đã khơi mở câu chuyện này (hay gợi lại nó không biết bao nhiêu lần) khi so sánh sự hung bạo của ISIS với Thập tự chinh, cơ bản là ngầm cho rằng sự giết chóc hiện nay là một lời đáp trả tự vệ đối với việc xâm lăng mà Kitô giáo đã mở đầu. Những nhà sử học đã cho thấy rằng sự so sánh này là không chính xác, trước tiên bởi vì Thập tư chinh là thật sự tự vệ. Thứ đến, việc khủng bố hiện nay chỉ liên quan đến Hồi giáo Al Qaeda và ISIS, tính ra Thập tự chinh và Hồi giáo là những nạn nhân. Lịch sử rất phức tạp và Thập tự chinh không ngoại lệ. Đã có những sự hung bạo ở cả hai phía. Nhưng khi người ta chỉ chực đơn giản hóa, “Hãy kể tội Thập tự chinh” và xem Hồi giáo như tiếp tục là nạn nhân bị Kitô giáo xâm lăng, họ sẽ không ngần ngại dựng chuyện để giải thích sự bạo lực kinh khủng này. Họ không quan tâm đến việc rõ ràng đó không phải là sự thật. (Đọc thêm: 4 chuyện hoang đường, Tại sao Obama sai, Lời biện hộ chống lại Thập tự chinh, Ca phản đối trường hợp chống lại Thập tự chinh)
  3. Có phải Giáo Hội Công giáo đi ngược lại khoa học? Hầu hết mọi người khi nghĩ về Giáo hội Công giáo và khoa học đều nghĩ đến “Galilê!” Giáo Hội Công giáo không thể cứ giữ lấy quá khứ đầy tranh cãi thay cho sự thật là khoa học chịu ơn rất nhiều nơi Giáo hội và các nhà khoa học Công giáo. Thêm vào đó, việc tranh luận về Galilê, thật ngạc nhiên là phức tạp hơn mọi người vẫn nghĩ. Dù gì chung chung, Giáo Hội Công giáo không hề chống lại khoa học. Lý thuyết Big Bang thì sao? Một linh mục đã khám phá ra nó. Nhà tiên phong về Di truyền học Gregor Mendel thì sao? Ông là một linh mục dòng Augustinô. Danh sách còn nhiều, dài dài… Tóm lại, việc này hoàn toàn sai lệch nhưng nó làm cho nhiều người tin từ lâu và tiếp tục lôi kéo sự hiểu lầm này một cách dễ dàng, như Katie Couric chứng minh trong bài ‘Những sai lầm gần đây’.
Thật rõ ràng, đây không phải là một danh sách dễ hiểu về sự sai lệch và thông tin nhầm lẫn về Giáo hội Công giáo. Nhưng khi một người dùng nó để giải thích về việc cha ông tôi đã bảo vệ cuộc Thập tự chinh, trước tiên tôi hiểu rằng nền văn hóa thời đó có thể làm lệch lạc cái nhìn của tôi về Giáo hội. Và nó tùy thuộc vào việc chúng ta nắm bắt sự thật đến đâu. Đó là cơ hội để sự thật củng cố cho quan điểm của chúng ta và giúp ta bảo vệ Hội thánh khỏi những sự tấn công đơn giản.

Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này, hãy đọc sách ‘Chứng nhân giả: bóc trần lịch sử hàng thế kỷ chống Công giáo’ của Tiến sĩ Rodney Stark, một nhà sử học Tin Lành. Trong đó, ông chỉnh sửa những hiểu biết không đúng về Giáo hội Công giáo do những người ‘bảo thủ đặc biệt’ đã tạo ra một con đường như là tiêu chuẩn trong quá khứ. Trong một nền văn hóa gia tăng chống Kitô giáo như hiện nay, những anh em Kitô hữu nên theo bước của Tiến sĩ Stark. Bởi vì, cho dù thích hay không, trong nền văn hóa thế tục, Kitô hữu là Kitô hữu, không có sự khác biệt.

Cuối cùng, để bảo vệ Hội Thánh tôi không cần biện hộ cho dù có thể bào chữa được. Không cần phải xóa sạch lịch sử Giáo hội. Có những lỗi lầm trong quá khứ và đó là sự thật. Không có tập thể nào của con người mà tránh khỏi những sai sót và phê bình chỉ trích. Nhưng trong một nền văn minh ngày càng nhiều sự tấn công vào niềm tin, người Công giáo không phải lúc nào cũng gục mặt vì người ta tấn công vào Hội Thánh với những tranh luận đơn giản và rập khuôn. Không có đoạn văn nào trong Kinh Thánh nói rằng người Công giáo phải bị chà đạp khinh khi. Chúng ta không cần nói quá để bảo vệ sự thật nhưng chúng ta có thể chỉ ra những gì không đúng, để chỉnh sửa những sai lầm mà nó sẽ lan truyền, và lan truyền nhanh chóng.

(Sr. Theresa Aletheia Noble / 3 Lies You Might Believe About the Catholic Church)
Cành Dương chuyển ngữ


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Tuyên ngôn chung Công giáo – Tin Lành Luther trong dịp kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách Tin Lành (4/11/2016)

Hôm nay Thiên Chúa đang khóc trước thiên tai và chiến tranh (3/11/2016)

Thư Chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Cộng đồng Dân Chúa sau Đại hội lần thứ XIII (năm 2016) (9/10/2016)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho hoà bình 2016: Lời kêu gọi hoà bình (23/9/2016)

“Những cuộc trò chuyện cuối cùng” của Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI (16/9/2016)

Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo - Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thư gửi các sinh viên, học sinh Công giáo dịp đầu năm học 2016-2017 (6/9/2016)

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta (5/9/2016)

Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tự sắc thiết lập “Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống (18/8/2016)

Hành động dễ làm chứng cho người khác về Thiên Chúa (13/8/2016)

Những câu hỏi thông thường về Tông huấn Amoris Laetitia (29/7/2016)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn