Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
7 điều không làm khi luyện nói tiếng Anh

Tôi đã trải qua nhiều năm du lịch và sống ở nước ngoài, trong thời gian đó tôi tiếp xúc với nhiều người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Sau khi nói chuyện với hàng ngàn người bằng tiếng Anh, tôi rút ra một vài điều gây cản trở tiến trình học nói của một người như sau. Đây là 7 điều cản trở hàng đầu:

1.     
Đừng quá xấu hổ khi học nói

Chỉ có một cách duy nhất để học nói tiếng Anh, đó là mở miệng ra và nói tiếng Anh! Và một cách duy nhất để bạn sẽ ngày càng giỏi hơn trong học nói là nói và nói nhiều nhiều!

Can đảm là chống lại sự sợ hãi, là làm chủ sự sợ hãi – không để nó hiện diện. (Mark Twain)

Bạn có thể nêu ra nhiều lý do tại sao bạn không muốn nói, thí dụ như, rằng bạn quá ngại ngùng khi nói, nhưng điều này sẽ không giúp bạn đạt được mục đích của mình là sử dụng tiếng Anh lưu loát. Bạn không thuộc từ vựng, bạn phát âm không chuẩn xác… không sao; nhưng bạn cần phải mở miệng và nói, nếu bạn muốn có sự tiến bộ.

Bạn có thể nói bất cứ điều gì, nhưng đừng nói rằng bạn không thể nói tiếng Anh vì nó sẽ trở thành một lời tiên tri tự hành. Bằng việc tin mình không thể học nói tiếng Anh, bạn đã đóng mọi cánh cửa nỗ lực của tâm trí, không cho mình một cơ hội nào để thăng tiến. Chỉ có một cách để cải thiện Anh ngữ của bạn là phải thực hành, bất kể bạn giỏi hay dở đến đâu.

2.     
Đừng sợ vấp phải sai lỗi

Một điều khác bạn không nên có khi học tiếng Anh là sợ sai lỗi. Con người là luôn làm lỗi và sớm hay muộn chúng ta cũng phải chấp nhận một sự thật là mình không hoàn hảo, vì thế chúng ta luôn vấp phạm lỗi lầm. Chỉ có một cách tránh sai phạm là cố gắng không làm gì cả. Nếu bạn theo hướng này, bạn sẽ tránh được sai lỗi, nhưng đồng thời bạn cũng sẽ không bao giờ có sự tiến bộ.

Tôi đã vấp váp hơn 9.000 lần trong sự nghiệp của tôi. Tôi đã thất bại gần 300 trận. 26 lần tôi được tin là sẽ thắng nhưng tôi đã thua. Tôi đã thua và thua, thất bại và thất bại hoài trong cuộc đời. Và đó là lý do mà tôi thành công. (Michael Jordan)

Điều này dường như khác thường, nhưng bạn hãy cố gắng càng phạm lỗi nhiều càng tốt. Nếu bạn có sai lỗi tức là bạn đã thực sự đang nói tiếng Anh và đang tiến bộ. Nếu bạn không có vấp váp mỗi ngày tức là bạn không thực tập đủ. Dĩ nhiên, bạn không nên cố ý nói sai, và bạn phải cố gắng nhận ra sai lỗi của mình để có thể chỉnh sửa và hoàn thiện nó.

Ngữ pháp là phần cuối cùng mà bạn phải lo lắng khi học nói tiếng Anh. Bạn không cần phải giỏi văn phạm để giao tiếp với người khác bằng Anh ngữ. Người bản xứ sẽ không xét đoán vì bạn dở ngữ pháp, họ sẽ tập trung nhiều hơn vào nội dung của cuộc đàm thoại.

Bạn càng phát âm rõ ràng và tự tin, thì vấn đề dùng sai mạo từ, tĩnh từ hay thứ tự câu chữ sẽ chẳng còn là vấn đề nữa.

Nhiều chương trình quá nhấn mạnh đến ngữ pháp mà không chú trọng đến nghe nói. Họ truyền bá tư tưởng nắm vững hết qui luật văn phạm trước khi bắt đầu nghe nói, điều này có thể làm giảm thiểu sự tự tin khi đến phần kỹ năng nghe nói. Nó phải để sau. Bạn nên học nói trước để gây dựng lòng tự tin, và sau đó sẽ chỉnh sửa ngữ pháp khi bạn đã đạt đến một trình độ nói năng trôi chảy căn bản.

Ai cũng có sai lỗi, ngay cả những người bản xứ nói tiếng Anh cũng thế. Không ai sinh ra mà đã nói tiếng Anh hoàn hảo rồi; nói năng lưu loát là cái phải cần thời gian và luyện tập chăm chỉ mới đạt được. Có rất nhiều người Mỹ đi học suốt 13 năm trong trường mà vẫn không biết cách nói tiếng Anh cho hoàn chỉnh.

Vì thế đừng thất vọng vì những vấp váp của mình. Học cách đón nhận chúng và hãy biến chúng thành một phần trong việc học hỏi của bạn.

3.     
Đừng xin lỗi vì trình độ của mình

Có một điều thực sự làm tôi khó chịu khi nói chuyện với một người bằng tiếng Anh mà họ cứ xin lỗi vì khả năng giao tiếp của họ. Tôi chưa bao giờ bị khó chịu vì trình độ Anh văn của người khác, và tôi cũng không bao giờ bực mình vì người khác có sai lỗi trong giao tiếp tiếng Anh. Nếu bạn nói chuyện với một người mà họ khó chịu vì trình độ Anh ngữ của bạn, có lẽ họ là người không tốt và coi chừng họ có thể tra khảo chó mèo để tiêu khiển.

Hầu hết những người xin lỗi vì trình độ Anh ngữ của mình đều muốn mình nói giỏi hơn trong hiện tại. Muốn như thế là tốt, nhưng đừng bực bội với chính mình vì không thể làm khác hơn. Đạt được sự lưu loát ngôn ngữ là một tiến trình cần thời gian, bạn không thể trở nên giỏi giang chỉ qua một đêm. Cho dù bạn đã  học Anh văn vài năm hay vài tháng, bạn phải làm việc nhiều để biết mình hiện ở mức độ nào, thế nên đừng đánh giá không đúng về mình.

4.     
Đừng thất vọng với chính mình

Học Anh ngữ chắn chắn sẽ có những lúc cảm thấy thất vọng. Có thời điểm bạn sẽ thấy không thể diễn tả đầy đủ điều mình muốn nói cho người bản xứ, và có khi bạn không thể tìm ra từ chính xác để nói.

Hầu như ai học Anh ngữ cũng đều gặp tình trạng này; nó chỉ là một phần tự nhiên trong tiến trình học ngoại ngữ. Giai đoạn này có thể kéo dài vài tuần nếu bạn miệt mài học tiếng Anh, nhưng nó cũng có thể kéo dài hằng năm nếu bạn chỉ dùng Anh văn trong lớp ngoại ngữ một tuần hai lần. Chỉ có một cách để vượt qua nỗi thất vọng này là thực tập, thực tập và thực tập.

Hãy nhớ trong đầu là nỗi thất vọng này không đến vì bạn không thông minh đủ, nhưng là vì ngoại ngữ rất khó, nó là một cái gì đó mà nhiều người phải cố gắng vượt qua. Hãy cảm nhận nó, gần với nó nhiều hơn, gia tăng việc học hỏi để có kinh nghiệm và bạn sẽ vượt qua giai đoạn này một cách nhanh chóng.

5.     
Đừng giữ trong lòng những điều mà bạn không hiểu

Sẽ có lúc bạn nói với người khác bằng tiếng Anh mà dường như người ta không thể hiểu bạn. Vì số lượng người sử dụng Anh ngữ trên thế giới rất lớn, nên có rất nhiều dấu giọng khác nhau, điều này làm cho người ta khó hiểu được nhau. Tôi đã có một thời gian không hiểu được cách nói tiếng Anh của người Úc và người Ailen.

Bạn sẽ gặp vấn đề này rất nhiều khi nói chuyện với những người không thường tiếp xúc với người ngoại quốc. Nếu họ không có kinh nghiệm này, họ sẽ chỉ thường được nghe nói tiếng Anh một cách đặc biệt, và sẽ không giống với người bản xứ nói chuyện với bạn. Nhận ra điều này để biết nó không ảnh hưởng đến kỹ năng ngoại ngữ của bạn, nhưng đó là sự thiếu tiếp xúc với nhiều người khác nhau.

Việc này cũng có thể xảy ra khi bạn nói chuyện với người học Anh ngữ có trình độ thấp hơn bạn. Họ không thể hiểu hết mọi điều bạn nói vì bạn giàu từ vựng hơn họ. Hãy cố nhớ lại khi bạn ở mức độ của họ và không ai ở hoài một chỗ trong hành trình ngôn ngữ của mình.

6.     
Đừng so sánh với người khác

Trình độ Anh ngữ của bạn ở mức độ nào không quan trọng, bạn phải làm việc chăm chỉ để đạt được nó. Hãy hãnh diện vì những gì bạn đạt được, và đừng quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về bạn. Họ không biết bạn phải mất bao nhiêu ngày giờ để đạt được như hôm nay, họ không thể biết tất cả những đấu tranh bạn phải vượt qua để giữ vững trình độ của mình.

Điều này có nghĩa là bạn không cần phải nhìn quanh để so sánh mình với người khác. Mọi người đều khác nhau; một số người học ngoại ngữ dễ dàng hơn người khác, và một số người phải tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thiện vốn Anh ngữ của mình. Không chỉ vì bạn có người quen sống ở Luân Đôn 3 năm nói tiếng Anh rất hay mà bạn trở thành người dở.

Một số người thích nhìn thấy sự thất bại của người khác, và họ chú ý đến những người như bạn để gia tăng tính tiêu cực nơi họ. Bất cứ khi nào bạn lo lắng về những gì họ nghĩ, tức là bạn đã mất thời giờ để đầu tư vào việc làm cho tiếng Anh của mình phát triển tốt hơn.

7.     
Nếu bạn nói lưu loát, hay nghĩ là mình nói lưu loát, ĐỪNG TỰ MÃN KIÊU CĂNG

Anh văn không phải là là bộ vi mạch trong não của bạn. Nó là một tiến trình học hỏi. Điều này có lẽ sẽ khó khăn, và có một chút nghịch lý, nhưng Anh ngữ là giống hiếm, người ta nhận thấy không bao giờ là hoàn hảo thực sự, nó chỉ là một hành trình say mê và luôn muốn tiến đến gần đích điểm.

Có nghĩa là cuối cùng khi bạn trở nên lưu loát (bất cứ khi nào thực sự đối với bạn hay với thế giới), bạn cũng không nên có thái độ của người nghĩ rằng ‘Mình đã học hết tiếng Anh rồi’, bởi vì có một vài khó khăn và giới hạn căn bản được đưa ra như sau:

-          Bạn sống trong giả dối vì không bao giờ có thể ngưng việc học sinh ngữ. Nó giống như bạn tự cho mình là người biết hết mọi sự. Luôn luôn có một trình độ cao hơn, và mức độ  hiện tại luôn phải được tập luyện.

-          Người học dễ bị lười biếng, và đó là sự thật của bất kỳ tiến trình học hỏi nào, nếu bạn không tiến tới, tức là bạn đang bị lùi lại.

-          Sự tự mãn ngăn cản bạn nhận ra khác biệt 5 hoặc 10% so với người sử dụng thông thạo Anh ngữ.

-          Có một khuynh hướng cư xử với người khác khi họ học ngoại ngữ là ra vẻ kẻ cả một cách hợm hĩnh, mà quên rằng chính họ cũng đã trải qua một tiến trình lâu dài học hỏi như thế.

Hiểu biết về văn hóa: Bạn có thể biết hết về ngữ pháp, nhưng không có nghĩa là bạn nói năng trôi chảy lưu loát. Bạn cần phải liên tục cập nhật với nguồn sống của ngôn ngữ, đó là nền văn hóa giúp bạn hiểu rõ mọi biến chuyển và ý nghĩa của xã hội thực sự mà ngoại ngữ đó thể hiện.

Đó là những gì bạn có, 7 điều không làm khi học nói tiếng Anh. Nào, bây giờ bạn biết phải làm gì rồi, bước ra bên ngoài và nói tiếng Anh đi thôi!

(7 Things Not to Do When Speaking English/Alba)

Trần Thị Kim Danh, STMTY


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Lời nguyện của một học sinh trước ngày khai giảng năm học mới (7/9/2016)

Hội thảo khoa học "Dinh trấn Thanh Chiêm và chữ quốc ngữ" (25/8/2016)

Nhà thờ và Pokémon Go (11/8/2016)

Obama: Các nước cần tuân thủ phán quyết "đường lưỡi bò" (5/8/2016)

Hillary Clinton dẫn trước đối thủ sau đại hội đảng (2/8/2016)

Kinh cầu cho tự do tôn giáo (23/7/2016)

Người Việt sẽ muôn đời khổ (9/7/2016)

Lời xin lỗi và 5 cam kết của Formosa (1/7/2016)

Ô nhiễm ánh sáng đô thị: Cảnh báo từ Đà Nẵng (17/6/2016)

Toàn TP HCM sắp được phủ sóng wifi miễn phí (1/6/2016)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn