Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Gửi các bạn sinh viên tâm lý

Thân gửi những bạn đã, đang và sẽ là sinh viên tâm lý thuộc các trường Đại Học KHXH&NV, 
Đại Học Sư Phạm, Đại Học Sài Gòn, Đại Học Văn Hiến, Đại Học HUTECH

Hoà vào niềm vui khôn tả của các bạn tân sinh viên ngành tâm lý nhân ngày tựu trường và các bạn đang là sinh viên nhân ngày quay lại trường, mình xin trân trọng gửi đến các bạn lời chúc mừng vì những gì các bạn mới trải qua và lời chia buồn sâu sắc cho những gì các bạn sắp đối mặt.

Mình là cựu sinh viên Khoa Tâm lý học, Đại Học KHXH&NV TPHCM, niên khoá 2009-2013, cựu Giảng viên Đại Học Hoa Sen, từng làm việc với nhiều tổ chức tâm lý trong và ngoài nước, hiện đang là sinh viên Thạc sĩ Khoa học (MSc) Tâm lý học tại Đại Học Massey-New Zealand, thuộc học bổng New Zealand ASEAN Scholar Award 2016. Với tiểu sử “học, học nữa, hộc máu” trên, mình hi vọng những chia sẻ của mình có thể giúp các bạn thấy được những bất cập và khó khăn mà các bạn cần vượt qua khi bước vào ngành học “hấp dẫn” này.

Nghề TÂM LÝ là gì?

Các bạn có thể biết đến ngành tâm lý thông qua một số cá nhân trên các phương tiện truyền thông, qua phim bộ TVB với tình tiết tâm lý tội phạm hay qua một viễn tưởng lung linh nào đấy về sự toàn năng, nổi tiếng hay giàu có của nhà tâm lý. Chia buồn với các bạn, thực tế lại không được hồng hào như thế! Lớp mình, 70 người, cũng nhiều giấc mơ như thế. Chỉ 33 người ra trường đợt 1, rải rác hơn 20 các đợt sau và số còn lại đã đứt gánh giữa đường. Đến nay, chỉ khoảng trên dưới 10 người bám trụ với tham vấn trị liệu, tâm lý nhân sự đúng nghĩa hay nghiên cứu, thêm 5, 6 bạn đi dạy trẻ chuyên biệt. Các bạn còn lại thì rải rác tứ phương, có người còn bán bánh mì hay sinh tố (và rất thành công). Tất nhiên cần chú giải là Đại Học đúng ra giáo dục kiến thức nền có thể áp dụng cho nhiều ngành nghề, cao học sẽ đào tạo chuyên sâu về ngành, nhưng do điều kiện nước nhà nên các chương trình thường tích hợp luôn phần dạy nghề để đảm bảo nhu cầu nhân lực. Thực tế, các Thầy Cô khi biên soạn chương trình đã và đang cố gắng không ngừng cải tiến nội dung để phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, điều đó lại dẫn đến việc quá tải kiến thức và bản thân mình cảm thấy việc nhiều bạn không áp dụng được những gì đã học vào công việc hiện tại và tương lai là một sự phí phạm và thiếu sót của chương trình đào tạo. Trở lại vấn đề, nhà tâm lý là gì? Nhà tâm lý thực thụ không phải là người kiếm tiền bằng lời văn hoa mỹ hay triết lý làm giàu, không phải là diễn giả chuyên nghiệp, càng không phải là thầy bói, siêu nhân (hô "cố lên" cái Vận Động Viên thắng trận) hay người đi ban phát nhãn bệnh trên các phương tiện truyền thông. Nhà tâm lý là những người làm khoa học và thực hành dựa trên nền tảng thực chứng (nghiên cứu và lý thuyết) về tâm lý, với những chuẩn mực đạo đức và quy định thực hành nghiêm ngặt. Buồn thay, ngành tâm lý Việt Nam hiện tại chưa có một bộ đạo đức nghề như thế và khái niệm khoa học tâm lý ở Việt Nam xem ra còn khá vô chừng.

KHÁC BIỆT THẾ KỶ

Từ khi còn mài quần trên giảng đường, mình đã cảm thấy có gì đó không ổn với chương trình học. Lý thuyết rất nhiều, thực hành rất ít. Nói suông rất nhiều, nghiên cứu, thống kê hay bằng chứng khoa học rất ít. Tiếng Việt rất nhiều, tiếng Anh rất ít. Học thuộc rất nhiều, học hiểu rất ít. Các bạn (thuộc nhiều trường khác nhau có ngành tâm lý) có thể sẽ được học một chương trình nặng nề về lý thuyết mà thiếu tính thực tiễn. Các bạn có thể sẽ học những giáo trình mà chẳng có lấy một trích dẫn theo đúng quy định hay người viết tự trích dẫn sách khác của chính mình viết (rất hiếm khi giới khoa học làm điều này). Các bạn có thể suốt 4 năm chẳng biết APA (6th edition) hay Endnote là của nợ gì, và vô tư thoải mái copy paste (còn gọi là đạo văn) tưng bừng mà Thầy Cô các bạn cũng chẳng buồn kiểm tra. Các bạn sẽ có thể học những kiến thức vô cũng lỗi thời mà một số Thầy Cô chẳng buồn cập nhật. Các bạn chẳng có lấy cơ sở dữ liệu để tự học tập, và thư viện là nơi sưu tập sách cũ. Các bạn có thể sẽ chẳng hề biết khoa học thống kê và căn bản nghiên cứu khoa học quan trọng như thế nào (trong khi thực tế khoa học xã hội các nước phát triển đã qua giai đoạn này rất lâu, họ thậm chí còn có xu hướng phát triển song song về định tính hay phương pháp hỗn hợp). Các bạn sẽ được đào tạo để trình bày theo sườn nghiên cứu khoa học Việt Nam cực kì lằng nhằng, dài dòng và tốn giấy tờ trong khi chẳng biết cấu trúc IMRAD mà khoa văn quốc tế sử dụng đại trà là cái chi. Một số các bạn sẽ được dạy dùng cái miệng nhiều hơn cái đầu và phong cách thì quan trọng hơn đạo đức. Một số các bạn sẽ đọc vanh vách thuyết này thuyết kia mà chẳng hề biết áp dụng hay suy nghĩ phản biện về chúng. Với các bạn hiện là sinh viên, có bao giờ các bạn tự hỏi về thành tựu của ngành khoa học tâm lý sau thập niên 2000 hay không? Nếu không liệt kê được hẳn bạn hiểu rằng kiến thức của mình cũ kĩ và tụt hậu thế nào so với thế giới. Một số các bạn sẽ có thể chẳng đọc nổi trọn vẹn một bài nghiên cứu nước ngoài sau 4 năm hay khi xin tài liệu thì chỉ dám xin tiếng Việt. Một số các bạn sẽ không bao giờ nhìn ra được những sai sót tai hại trong ngành và vô tình gây hại cho thân chủ, học trò, khách hàng, khách thể của mình mà không hề hay biết. Một số các bạn sẽ có thể chăm chăm cho con đường thăng tiến của mình mà không hề biết nhà tâm lý còn có vai trò là nhà hoạt động và thay đổi xã hội. Thôi thì còn nhiều nhiều lắm, mà mỗi ngày đi học mình đều đau đáu cho các bạn và chương trình giáo dục nước nhà. Mình còn đau đáu cho mình với nỗi tự ti vô bờ trước bạn bè nước bạn, mặc dù những điều trên nếu ai đó cho mình biết cần phải học, thì mình tin nỗi khốn khổ đã phần nào vơi bớt.

MỘT CÁI NHÌN TÍCH CỰC

Cho đến thời điểm này, mình cho rằng một số chương trình giáo dục tâm lý tại Đại Học Việt Nam có thể xem là lỗi thời, lạc hậu và giáo điều. Chắc chắn các trường đã có nhiều cố gắng cải thiện trong thời gian qua, nhưng thú thật hi vọng rất mong manh khi nguồn nhân lực chất lượng có vẻ khá khan hiếm và hệ thống quá cũ kỹ, nặng nề để thay đổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các bạn vừa đâm đầu vào ngõ cụt. Không, không hề. Trước khi ngẩng mặt chửi đời, chúng ta ai cũng phải cúi mặt chửi mình. Các bạn có thể tự hỏi bản thân xem liệu mình đã cố gắng tới đâu? Tại sao mình lại dễ dàng chấp nhận những gì người khác nói như một thực tế bất di bất dịch? Tại sao mình có thể bỏ thời gian đi chơi mà chẳng có giờ tự học, nghiên cứu hay làm việc lấy kinh nghiệm? Tại sao mình không bao giờ chủ động hỏi xin ý kiến hay sách vở Thầy Cô hay các anh chị khoá trên? Tại sao mình lại có thái độ thiếu tôn trọng nghề nghiệp tương lai của mình (bằng cách thiếu đầu tư nghiêm túc), điều đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng bản thân và những người mình sẽ cùng làm việc? Vậy để giúp chính bản thân mình trước khi chờ đợi từ bên ngoài, các bạn có thể làm một số điều như sau: - Chấp nhận những gì mình đã, đang và sẽ học đều có thể sai. Hãy vui lòng sửa chữa. - Nỗ lực bản thân luôn là quan trọng nhất. Các bạn đừng bao giờ chê trách thậm tệ Giảng Viên nào cả. Mình luôn luôn giành cho mọi Giảng Viên đã dạy mình sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc vì từ những gì họ truyền đạt, mình luôn học được một điều gì đó. Nếu mình không đồng ý, mình sẽ tìm cho được câu trả lời chính xác hơn nội dung sách hay bài giảng. Các bạn cũng cần nhớ mọi hiện tượng đều là kết quả của tổng hoà nhiều yếu tố chứ không phải chỉ của cá nhân - Học ngoại ngữ. Ngoại ngữ (hay Anh văn) là cứu cánh cuộc đời các bạn. Muốn có được thông tin mới và chính xác từ những nghiên cứu và sách chuyên ngành, các bạn bắt buộc phải đọc bằng tiếng Anh. Đặc biệt các bạn nào có giấc mơ du học thì càng phải lưu ý yếu tố này. - Học thống kê, nghiên cứu và đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm túc. Chúng ta thua rất xa nước ngoài về vấn đề này. Các bạn có thể xin tài liệu hay tìm cách học ké hay tìm các nhóm thống kê tự học định kỳ bên Đại Học Y Dược, bên đó giảng dạy phần này rất tốt. - Hãy tìm cách biết được những điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề của bản thân. Lý tưởng là các bạn được trải qua tiến trình trị liệu hay tham vấn nhưng có vẻ ở Việt Nam, chuyện này hơi khó. - Học cách làm việc chung và liên kết trong ngành tâm lý. Nếu muốn ngành phát triển, chúng ta bắt buộc sẽ phải làm việc với nhau trong tương lai. Hãy học cách chấp nhận và hỗ trợ nhau trong lớp, trong khoa và với các trường khác. Các bạn cũng nên bắt đầu nghĩ về việc xây dựng mạng lứoi liên lạc, hỗ trợ của riêng mình. - Học cách phục vụ xã hội và người khác. Các bạn muốn học cách thấu cảm, muốn hiểu về chính mình và con đường mình lựa chọn, muốn trở thành một phần tích cực của ngành và xã hội. Hãy bắt đầu tham gia hoạt động phục vụ người khác với tâm thế của một người học về tâm lý. Hãy quan sát, tìm tòi và học hỏi với ý thức đầy đủ về những chương trình mình tham gia. - Cuối cùng, mình luôn cho rằng, tiền bạc và tiếng tăm không phải là mục đích của ngành tâm lý. Đây là một ngành nhiều đòi hỏi nhưng xã hội chúng ta vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng và đôi khi đền đáp vẫn chưa xứng đáng. Nếu các bạn muốn dấn thân để tạo ra nhiều thay đổi, đôi khi các bạn phải sẵn sàng “sống nghèo” và “lấy niềm vui làm lương tháng”. Nhưng mình tin khi bạn làm tốt và làm đúng, với một mục tiêu trong sáng, cơ hội và thành công sẽ luôn đến với bạn như một phần thưởng đi kèm. Mình viết những điều này cho các bạn như một góc nhìn rất cá nhân với tất cả sự tôn trọng và thiện chí cho những ai có thể liên quan. Những gì mình viết hoàn toàn có thể không chính xác, mình luôn mong muốn nhận được chỉnh sửa và sẵn sàng thay đổi cách nhìn nếu có bằng chứng hợp lý từ mọi người. Có bạn sẽ nói rằng những điều này sao cao xa và “lý tưởng” quá. Đúng vậy! Bản thân mình vẫn không ngừng cố gắng để hoàn thành những điều này. Nhưng có ánh sáng từ xa dẫn đường đi tới luôn tốt hơn lần mò trong bóng tối phải không? Xin tất cả những bạn nào đọc được bài viết này hãy suy nghĩ xem các bạn có thể làm gì, thay đổi gì cho chính các bạn và cho ngành. Xin các bạn, nếu muốn, hãy chia sẻ cho những bạn nào đã, đang và sẽ học ngành tâm lý để họ có một cái nhìn thực tế hơn về ngành học của mình. Mình luôn mong chờ một ngày không xa tất cả chúng ta có thể cùng nhau xây dựng ngành tâm lý nước nhà tiến bộ và phát triển hơn.

Rất thân mến,

HONG AN NGUYEN


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Đức tin tại Thế Vận Hội Rio 2016 (26/8/2016)

Làm thế nào để thành người lịch sự? Học thuộc 15 điều dưới đây! (27/7/2016)

7 điều cần nhớ khi cuộc sống gặp khó khăn (16/7/2016)

Bảy tội lỗi xã hội (9/7/2016)

Những Ông Bố Muốn Con Gái Biết Gì Về Người Nam (1/7/2016)

Bỏ điện thoại xuống (17/6/2016)

17 quy tắc lịch sự tối thiểu ai cũng phải biết (10/6/2016)

5 bài học tình yêu của tổng thống Obama khiến triệu người ngưỡng mộ (25/5/2016)

11 dấu hiệu bạn đang đau khổ vì công việc (20/5/2016)

9 kiểu người vô cùng nguy hiểm trong cuộc đời (5/5/2016)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn