Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Bảy tội lỗi xã hội

Mahatma Gandhi là một chính khách vĩ đại, một nhà hiền triết của Ấn Độ, người được Liên hiệp quốc vinh danh thật sự (chứ không như ai đó tự vơ vào mình). Chẳng hiểu sao mỗi khi nghĩ về hiện tình của đất nước làm tôi nhớ đến Gandhi, người đã từng cảnh báo thế giới về cái mà ông gọi là Bảy tội lỗi xã hội (Seven Social Sins) mà ông viết ra từ năm 1925, đúng 90 năm trước:

1. Làm giàu mà không nhờ lao động (Wealth without work)

2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm (Please without conscience)

3. Có kiến thức mà không có nhân cách (Knowledge without character)

4. Làm thương mại mà không có đạo đức (Business without morality/ethics)

5. Khoa học mà không có nhân văn (Science without humanity)

6. Có tôn giáo mà không thờ phượng (Religion without sacrifice)

7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc (Politics without principles)

Chúng ta thử xem xét nhanh những tội lỗi này xem sao:

1. Làm giàu không nhờ lao động: Hiện nay, có một nhóm người làm giàu rất nhanh, không phải nhờ kinh doanh giỏi hay làm việc tốt, mà qua quan hệ và hậu duệ. Họ chỉ cần dùng mánh khoé để lôi kéo, “qui hoạch” nhân sự và thế là tạo ra tài sản. Một số thì làm giàu nhờ quan hệ nên tiếp cận được và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Một số khác thì làm ra tiền nhờ vào lợi dụng thông tin trong để thao túng thị trường chứng khoán. Một số khác thì làm giàu nhờ tham nhũng, chẳng cần tốn công lao động gì cả.

2. Hưởng lạc thú mà không có lương tâm: Đây là những người ích kỉ, lúc nào cũng muốn hưởng lợi cho cá nhân mà không quan tâm đến phúc lợi của người khác. Đối với họ, câu hỏi đầu tiên là “Tôi làm cái này sẽ có lợi gì cho tôi, việc này có giúp tôi thăng tiến trong sự nghiệp, có làm cho tôi giàu thêm”, và quyết định hành động của họ cũng dựa trên câu hỏi đó. Họ không quan tâm đến người khác, không cần biết đến văn hoá “to give and to take”, không cần có trách nhiệm xã hội và chẳng biết đến hiến dâng là gì. Những người này rất nhiều ở Việt Nam.

3. Có kiến thức mà không có nhân cách: Có ít kiến thức đã là một thiệt thòi, có khi là nguy hiểm, nhưng có nhiều kiến thức mà thiếu nhân cách thì còn nguy hiểm hơn. Chỉ học cho nhiều để có kiến thức mà không cần quan tâm đến cái nội tâm, thì chẳng khác gì đưa một chiếc xe hơi thể thao cho một thiếu niên. Điều này cũng xảy ra trong thế giới khoa bảng, nơi mà người ta thường quan tâm đến sản sinh ra tri thức mới nhưng ít khi nào để ý đến khía cạnh nhân văn của tri thức. Ở Việt Nam, có nhiều người đi học để tiếp thu kiến thức không phải vì dấn thân xã hội, mà vì muốn ăn trên ngồi trốc. Họ hám danh chứ không phải ham học.

4. Làm thương mại mà không có đạo đức: Ngay cả những nhà kinh tế học cổ điển cũng xem đạo đức là nền tảng của thành công trong kinh tế. Cách mà chúng ta đối xử với người khác trong tinh thần bác ái, phục vụ và cống hiến là nền tảng của kinh tế - xã hội. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, các nhà quan sát cho rằng Việt Nam đang ở trong thời kì “chủ nghĩa tư bản man rợ, rừng rú”, chứ không phải “chủ nghĩa tư bản văn minh.” Những người nhận định như thế dựa trên quan sát rằng có những nhóm lợi ích tỏ ra tham lam vô độ, luôn luôn muốn thao túng kinh tế. Có người cho rằng các nhóm lợi ích, nhóm làm giàu bất chính đang tàn phá đất nước.

5. Khoa học mà không có nhân văn: Kinh doanh mà không dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội là loại kinh doanh nguy hiểm. Tương tự, trong khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội vẫn không được đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội, vì nhà khoa học cũng chỉ là một thành viên trong xã hội, không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội. Công trình tạo ra chủng virút mới của Tàu có thể đó là một thành tựu về kĩ thuật, nhưng không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội vì thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi gì cho xã hội hay giúp giảm sự đe dọa của một đại dịch. Ở Việt Nam, khoa học chưa phát triển, nhưng đây đó có nhiều người dùng khoa học để làm những chuyện thiếu đạo đức.

6. Có tôn giáo mà không thờ phượng: Nhìn từ ngoài và từ xa, Việt Nam là một nước ngoan đạo, với số lượng chùa chiền và nhà thờ khá nhiều. Người ta đi lễ hội và đi chùa cũng rất nhiều. Nhưng nếu nhìn kĩ thì việc viếng chùa của họ không phải là vì thờ phượng, mà chủ yếu là mê tín, và hối lộ thần thánh. Có thể nói rất nhiều người đến chùa để cầu thần thánh ban cho chức tước và hanh thông trong sự nghiệp, chứ chẳng phải để thờ phượng và hiến dâng. Ngay cả những người trụ trì trong chùa chưa chắc là người tu hành thật, mà có thể đang đóng một vai diễn nào đó để phục vụ cho một thế lực đang chống lưng họ. Có thể nói rằng cái nền tảng tôn giáo ở Việt Nam đã bị xói mòn từ hơn 40 năm qua.

7. Làm chính trị mà không có nguyên tắc: Đối với Gandhi, những người ham quyền lực thường hành động bất chấp nguyên lí và chân lí. Những người cố vị (nhất định bám ghế) bằng mọi giá và mọi cách là những chính trị gia không có đạo đức. Những nguyên tắc trong chính trị mà Gandhi nghĩ đến bao gồm giúp người dân đi đến những lựa chọn sáng suốt, đối xử với dân một cách công bằng, giữ lời hứa và tuân thủ những gì đã đồng ý, không được nói dối và xuyên tạc, và tôn trọng nhân quyền. Ở Việt Nam, những người như thế này thật là ... xưa nay hiếm.

Đối chiếu lại thực tế những gì đang xảy ra, có thể nói là Việt Nam đang – không nhiều thì ít – phạm phải tất cả 7 tội lỗi này. Một thiết chế xã hội tạo ra những con người làm giàu không nhờ lao động và bất chấp đạo đức, những người thích hưởng thụ trên sự đau khổ của đồng bào, những người bằng cấp đầy mình nhưng thiếu nhân cách, những người buôn bán và hối lộ thần thánh, những người cầm quyền mà chẳng quan tâm đến sự thật và lợi ích của xã hội và dân tộc.

(Theo FB Nguyễn Tuấn)


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Những Ông Bố Muốn Con Gái Biết Gì Về Người Nam (1/7/2016)

Bỏ điện thoại xuống (17/6/2016)

17 quy tắc lịch sự tối thiểu ai cũng phải biết (10/6/2016)

5 bài học tình yêu của tổng thống Obama khiến triệu người ngưỡng mộ (25/5/2016)

11 dấu hiệu bạn đang đau khổ vì công việc (20/5/2016)

9 kiểu người vô cùng nguy hiểm trong cuộc đời (5/5/2016)

4 nguyên tắc giáo dục vĩ đại (21/4/2016)

Phát hiện đáng kinh ngạc của mỹ: tế bào ung thư sợ nhất (13/4/2016)

4 lợi ích khi kiên nhẫn sống một mình trước thời gian kết hôn (29/3/2016)

Người phụ nữ vứt 400 triệu ra đường và cái kết bất ngờ (24/3/2016)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn