Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Hãy dành nhiều thời gian hơn cho gia đình

Mười lăm phút
 là thời gian trung bình của gia đình hiện đại tại Bắc Mỹ dành ra để quây quần bên nhau trong một ngày, theo báo cáo của Tiến sĩ  Gregory and Lisa Popcak tại phiên họp chủ đề “Nhìn cách họ yêu nhau như thế nào?” vào sáng thứ Tư ngày 23.9.2015 tại Đại Hội Gia Đình Thế Giới Philadelphia

Tiến sĩ Gregory và Lisa Popcak đã thành lập và điều hành Học viện Giải pháp Mục vụ chuyên tham vấn về hôn nhân, gia đình và cá nhân cho người Công giáo trên toàn cầu. Cả hai ông bà đã có nhiều bài viết về gia đình, hôn nhân và những vấn đề giáo dục con cái và đồng chủ trì mạng lưới Ave Maria Radio được phát hằng tuần.

Trong bài nói chuyện của họ, ông bà Popcaks đã cống hiến cho cử tọa một phương pháp “tái khám quá viễn tượng Công giáo về đời sống gia đình” -  cách giải quyết nghiêm túc cho sự suy giảm thời gian dành cho gia đình. Họ hướng dẫn phương pháp này trong thực tiễn, thực hiện cách ứng xử khi họ vạch ra kế hoạch học hỏi thiêng liêng cho đời sống gia đình; minh họa xem làm cách nào viễn tượng đó có thể giúp các gia đình đạt đến “đỉnh điểm của tình yêu gắn kết trong Đức Giêsu Kitô” và họ cũng đưa ra những thói quen hằng ngày cụ thể để cùng nhau tạo ra niềm vui, đức tin tràn đầy cho đời sống gia đình.

Ông Greg Popcak đã nhiều lần đặt ra câu hỏi trước cử tọa: “Anh chị em có sẵn sàng để có đời sống gia đình được đốt cháy lên bởi Chúa Thánh Thần không?”. Mỗi lần ông hỏi, khán giả sôi nổi hẳn lên khi trả lời “có”, ông thúc giục mọi người hãy nghe tất cả những lời của Đức Thánh Cha bằng mọi cách khi Ngài viếng thăm Washington, D.C.

Xuyên suốt trong buổi nói chuyện là những lời của Đức Thánh Cha, chẳng hạn như ông động viên các gia đình hãy “dành thời gian rảnh rỗi cho con cái”. Cụ thể hơn, ông Popcaks đề nghị rằng các gia đình nên trò chuyện, chơi đùa, làm việc và cầu nguyện cùng nhau, dành ít nhất 10 phút cho mỗi hoạt động, thêm vào đó là thời gian dành cho hàng tuần.

Khi ông bà Popcaks bàn sâu về nhiệm vụ lên kế hoạch cho học hỏi thiêng liêng trong đời sống gia đình, họ giải thích: “Gia đình thực sự là biểu tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi”, thêm vào đó là sự phục vụ được ví như cửa sổ nước trời. Vì vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ lộ những gì gia đình nên cố gắng noi theo.

Những điểm chính xuyên suốt bài nói chuyện của ông bà Popcaks là: “năm dấu chỉ của một gia đình Công giáo” hoặc là “giải đáp những thắc mắc” của khán giả để mang viễn tượng về đời sống gia đình Công giáo này đi vào đời sống thực tế.

Thứ nhất,
 các gia đình Công giáo nên cùng nhau thờ phượng và làm cho cảm nghiệm về Thánh lễ trở nên thân thương nhất  có thể, các bậc cha mẹ hãy ôm những đứa con vào lòng, thì thầm vào tai chúng trong khi linh mục thánh hiến Thánh Thể: “Đó là Chúa Giêsu”.

Bất chấp mong muốn đến nhà thờ một mình, các thành viên trong gia đình nên cùng nhau đi lễ. Khi đứa trẻ nhìn thấy đức tin chính là nguồn gốc của sự ấm áp gia đình thì nhiều khả năng đứa bé đó sẽ duy trì đức tin của mình khi nó trưởng thành.

Thứ hai,
 gia đình nên cùng nhau cầu nguyện. Ông bà Popcaks giải thích thêm hoạt động này cũng cần trở nên thân thương, gần gũi. Cầu nguyện trong gia đình có thể thực hiện cách đơn giản như cầu nguyện bằng lời ca tiếng hát để đứa trẻ có thể nhảy múa trước mặt Chúa như Vua David đã từng làm, hoặc cầu nguyện bằng cách lần chuỗi Mân Côi với những câu hỏi khuyến khích trẻ nhỏ nghĩ về cảm nhận của mình trong khung cảnh của một mầu nhiệm đặc biệt.

Thứ ba, gia đình được mời gọi mật thiết với nhau. Đây là nơi mà diễn giả Popcak  đưa ra lời khuyên là làm việc, cầu nguyện, trò chuyện và vui chơi cùng nhau trong hoạt động hằng ngày và những điều này cần đặt lên vị trí hàng đầu. Đây cũng cốt lõi để  xây dựng kỷ luật, cha mẹ có thể hướng dẫn con cái vâng lời bằng cách xây dựng mối tương quan thân thiết hơn là đề ra những hình phạt.
 
Thứ tư, gia đình nên được ưu tiên hàng đầu, bởi cuộc sống gia đình là tài sản của riêng bản thân mình. Thời gian các hoạt động ngoại khóa, thể thao nên để sau thời gian gia đình quây quần bên nhau. Điều này có vẻ trái ngược với xu hướng cuộc sống hiện đại là ưu tiên những hoạt động ở bên ngoài. Hãy nói với huấn luyện viên là bạn đang đi lễ nên không thể đến tập được. Ông Popcark tin chắc huấn luyện viên sẽ đồng ý.
 
Cuối cùng, gia đình cần là trở thành chứng tá và dấu chỉ bằng cách phục vụ cộng đoàn và giáo xứ. Nhưng ông bà Popcaks khuyên rằng cả gia đình hãy cùng nhau phục vụ hết sức có thể. Chẳng hạn, thay vì tất cả tham gia phụng vụ ở các thánh Lễ khác nhau, Greg và Lise nói rằng những đứa con có thể giúp lễ còn ba mẹ có thể đọc thánh thư.

Để kết thúc vấn đề này, ông bà Popcaks giải thích rằng bây giờ là “thời điểm Joshua” cho đối với các tham dự viên. Cũng như những người Do Thái vừa tái khám phá lịch sử và căn tính của họ như là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, những khán giả sẽ có quyết định ai là người họ sẽ phục vụ.

Ngọc Bích chuyển ngữ


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Những vật nguy hại trẻ thường nuốt phải (1/10/2015)

11 “mẹo” khoa học để thuyết phục người khác (24/9/2015)

"Làm ơn, đừng giúp đỡ con tôi" (12/9/2015)

Ngọn Đèn Lòng (27/8/2015)

20 điều giáo viên cần nhớ (12/8/2015)

Phép lịch sự ở bàn ăn (6/8/2015)

12 hội chứng và hoang tưởng tâm thần kỳ lạ nhất (23/7/2015)

7 điều quý giá nên (10/7/2015)

17 Điều Cần Ghi Nhớ Trong Cuộc Sống (2/7/2015)

GS TS. Trần Văn Khê : Thân thế và Sự nghiệp (27/6/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn