Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Những vật nguy hại trẻ thường nuốt phải
 
Trẻ tập đi thường chú ý tới các loại vật thể có màu sắc hấp dẫn hay hình dạng bất thường. Vì vậy, phụ huynh cần cẩn trọng, vì trẻ có thể nuốt phải những vật thể ấy.
 
Dưới đây là tám đồ vật nguy hại phổ biến mà trẻ thường ngậm hoặc nuốt phải:

1. Bút chì màu. Trẻ dễ bị cuốn hút bởi màu sắc của các cây bút chì màu và thường đưa lên miệng ngậm. Mặc dù các loại bút chì màu chủ yếu được làm bằng sáp và chất màu không độc hại, tuy nhiên trẻ có thể bị nhiễm khuẩn từ các vật này.

2. Cỏ. Trẻ ngậm hoặc nuốt cỏ không phải là vấn đề lớn, trừ khi cỏ vừa được phun thuốc trừ sâu. Trong trường hợp này, bạn nên cho trẻ uống ngay một ly nước để loại thải chất độc ra ngoài qua đường nước tiểu. Nếu trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc, hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức.

3. Lá hoặc vỏ cây. Khi nhai lá hoặc mảnh vỏ cây, trẻ có thể bị nghẹt thở. Đặc biệt, trường hợp phát hiện trẻ khóc vì đau cổ sau khi nuốt phải mảnh vỏ cây, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo các vật này không bị mắc kẹt trong thực quản của trẻ.

4. Thức ăn dành cho thú nuôi. Thức ăn dành cho thú nuôi như chó, mèo… thường có màu sắc quyến rũ. Các loại thức ăn này không gây nguy hiểm, nhưng bạn cần chú ý trường hợp trẻ nuốt quá nhiều có thể gây nghẹt thở.

 
 
5. Cát. Khi chơi đùa trên bãi biển hoặc sân, trẻ rất dễ nuốt phải cát. Bạn cần biết, cát thường là nơi thuận lợi để các loại động vật phóng uế, đặc biệt là các loài chim, động vật gặm nhấm và mèo hoang. Trong đó có một số loài động vật có thể mang mầm bệnh, như ký sinh trùng (toxoplasmosis), được truyền qua phân. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt, ói mửa hoặc tiêu chảy sau khi nuốt cát, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

6. Nước hồ bơi. Bạn không thể ngăn chặn trẻ “nhâm nhi” nước trong hồ bơi khi chúng chơi đùa ở đó. Lưu ý, clo chứa trong nước hồ bơi là một hóa chất độc hại có thể làm nóng rát cổ họng, đặc biệt khi trẻ nuốt phải một lượng lớn có thể gây đau bụng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra mối liên quan giữa việc tiếp xúc với clo và nguy cơ ung thư. Vì vậy, bạn cần nhắc nhở trẻ không nên há miệng thường xuyên trong khi chơi đùa ở hồ bơi để tránh nuốt nhiều nước.

7. Côn trùng. Ruồi, bọ cánh cứng, kiến, côn trùng cũng là những loài vật trẻ thường nuốt phải và thường không nguy hại. Tuy nhiên, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra trong trường hợp trẻ nuốt phải nhện hoặc các loại côn trùng có đốt, vì chúng thường chứa một lượng nhỏ chất độc, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

8. Kẹo cao su. Các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, trẻ em dưới năm tuổi không nên nhai kẹo cao su để tránh bị nghẹn. Trong trường hợp thấy trẻ ngậm kẹo cao su, bạn cần lấy ra ngay lập tức để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.

Lưu ý: Các bậc phụ huynh thường không thể theo sát trẻ trong lúc chơi đùa. Vì thế, để bảo đảm an toàn tính mạng cho trẻ, cần tránh để chất tẩy rửa gia dụng độc hại, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy hoặc các loại tân dược… trong tầm với của trẻ.

NGUYỄN NIỆM (Theo Medicmagic)
(PN)


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

11 “mẹo” khoa học để thuyết phục người khác (24/9/2015)

"Làm ơn, đừng giúp đỡ con tôi" (12/9/2015)

Ngọn Đèn Lòng (27/8/2015)

20 điều giáo viên cần nhớ (12/8/2015)

Phép lịch sự ở bàn ăn (6/8/2015)

12 hội chứng và hoang tưởng tâm thần kỳ lạ nhất (23/7/2015)

7 điều quý giá nên (10/7/2015)

17 Điều Cần Ghi Nhớ Trong Cuộc Sống (2/7/2015)

GS TS. Trần Văn Khê : Thân thế và Sự nghiệp (27/6/2015)

Người Cha được tạo nên như thế nào? (19/6/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn