Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG TÂM LÝ GIỮA PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG



Phụ nữ trong các công xưởng thời kỳ Thế chiến những năm 1940
Howard. R. Hollem
 
Giới tính chiếm một phần quan trọng trong cách chúng ta nhận diện bản thân, đặc biệt là qua các khác biệt về tâm lý giữa nữ và nam. Những bất đồng này được thể hiện qua nhiều định kiến về giới – ví dụ, đàn ông hiếm khi chia sẻ về cảm xúc trong khi phụ nữ lại dễ xúc động hơn – tuy nhiên, một nhà nghiên cứu thuộc ĐH Iowa lại cho rằng trong thực tế, đàn ông và phụ nữ giống nhau hơn những gì chúng ta thường nghĩ.
 
Theo Zlatan Krizan, phó giáo sư tâm lý học tại ĐH Bang Iowa, định kiến về giới có thể ảnh hưởng đến niềm tin và tạo ra ấn tượng cho rằng những khác biệt này là rất lớn. Để tìm hiểu đâu là sự thật, Krizan và đồng nghiệp Ethan Zell, phó giáo sư tại ĐH North Carolina và Sabrina Teeter, nghiên cứu sinh tại ĐH West Carolina đã thực hiện một nghiên cứu “siêu” tổng hợp trên 100 nghiên cứu đa phân tích về những khác biệt về giới. Tựu chung lại, các nghiên cứu này bao gồm hơn 12 triệu người tất cả.
 
Báo cáo nghiên cứu, được xuất bản trên American Psychologist, phát hiện gần 80% sự tương đồng trên 75% các đặc điểm về tâm lý, ví dụ như khả năng tìm kiếm rủi ro, căng thẳng trong công việc và đạo đức.



Khác biệt trong định kiến giới

Kết quả này gần như tương đương với nghiên cứu của Hyde (2005), khi 78% các đặc điểm được cho là “khác biệt” giữa 2 giới có mức sai lệch từ thấp cho tới gần bằng không. Các lĩnh vực được nghiên cứu bao gồm:
 
Nhận thức. Khả năng đọc hiểu, tốc độ nhận thực, khoa học, xử lý tinh thần, thị giác không gian, nhận ra khả năng thành công do cố gắng.
Giao tiếp. Khả năng nói chuyện quyết đoán, bộc lộ bản thân trước người lạ, nụ cười và khả năng hiểu biểu lộ khuôn mặt.
§ Xã hội và tính cách. Mức độ gây hấn khi bị khiêu khích, hành vi giúp đỡ, tính dục, khả năng lãnh đạo, sự thoải mái và tính hướng ngoại.
§ Hạnh phúc về tinh thần.Lòng tự trọng, hạnh phúc, mức độ hài lòng với cuộc sống và khả năng thích ứng.
§ Các hành vi vận động. Tốc độ ném, chạy và độ linh hoạt.
§ Các yếu tố khác. Lý luận đạo đức, hành vi gian lận, sử dụng máy tính và công việc yêu thích.
 
Như vậy, xem ra mối quan hệ giữa nam và nữ là không quá chênh lệch. Krizan chia sẻ “Điều này rất quan trọng vì nó cho thấy đối với các đặc điểm về tâm lý, chúng ta, cả nam và nữ, đều khá tương đồng,” “Điều này vẫn đúng mặc cho chúng ta xem xét các lĩnh vực nhận thức, như trí thông minh; nhân cách xã hội, như các đặc điểm về nhân cách; hay về mức độ hạnh phúc, như sự hài lòng về cuộc sống.”
 
Sự tương đồng trên vẫn ổn định dù so sánh về độ tuổi hay dù trải qua thời gian. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không hề phản đối việc có tồn tại những khác biệt giữa hai giới. Họ xác định ra 10 đặc điểm có độ chênh lớn nhất giữa nữ và nam. Một vài những đặc điểm này phù hợp với các định kiến đã có. Ví dụ, nam sẽ hung hăng và “hùng dũng” hơn, trong khi nữ lại gắn bó mật thiết với bạn bè và nhạy cảm hơn với đau đớn.
 
Nghiên cứu của Hyde (2005) cũng chỉ ra 3 khu vực khác biệt chủ yếu giữa nam và nữ:
1.    Tính dục – đặc biệt là trong thái độ về tình dục trong những mối quan hệ thiếu cam kết.
2.    Hung tính – đàn ông thường hung hăng hơn.
3.    Khả năng vận động – đây là những khác biệt lớn nhất được nhận thấy khi đàn ông luôn chiếm ưu thế trong ném, nhảy và chạy, v.v.
 
Nếu giữa hai giới tương đồng như vậy, tại sao chúng ta lại hay suy nghĩ rằng mình khác nhau?
 
Mục đích của nghiên cứu siêu tổng hợp này không phải để xác định lý do vì sao nam và nữ khác biệt nhưng là để kiểm tra xem chúng ta khác nhau đến mức nào. Kết quả trên đi ngược lại với những gì mọi người hay nghĩ, Krizan cũng có những lý giải của riêng mình. Một trong những lý do đó là vì sự phân cực trong những khác biệt. Theo Krizan, các bằng chứng tổng hợp tập trung vào một khoảng đặc điểm cụ thể, tuy nhiên khi đi về phía cực của phổ khác biệt trên thì sự chênh lệch ngày càng lớn.
 
“Chúng ta hay đánh giá quá mức sự khác biệt vì chúng ta hay để ý đến những gì ‘quá mức’ ”
Krizan dùng tính hung hăng làm một ví dụ. “Nếu bạn nhìn vào tỉ lệ giam giữ để so sánh hung tính giữa nam và nữ, việc đàn ông thường chiếm phần lớn dân số tù nhân sẽ ủng hộ ý tưởng rằng đàn ông sẽ hung hăng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu đó là yếu tố duy nhất bạn dùng để so sánh, đây sẽ là một ước tính gây hiểu nhầm về mức độ đàn ông và phụ nữ “điển hình” khác biệt ra sao về hung tính.”
 
Hơn nữa, mọi người thường nhận ra những khác biệt khác nhau cùng một lúc, điều này sẽ làm gia tăng hệ quả của ấn tượng trên. Các nhà nghiên cứu tính toán điểm trung bình cho từng đặc điểm một thay vì tìm độ chênh lệch của tất cả các khác biệt cộng lại.
 
“Khác biệt ở từng đặc điểm là khá nhỏ,” Krizan cho biết. “Khi có nhiều khác biệt nhỏ, mọi người có thể nghi là có một khác biệt lớn vì cơ cấu tổng thể sẽ có vẻ sai khác. Tôi nghĩ họ đã lầm nếu giả định rằng ở đây có sự chênh lệch lớn ở bất kỳ nét nào giữa phụ nữ và đàn ông ‘điển hình’.”
 
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng họ không thử xác định xem những khác biệt trên ảnh hưởng đến khác biệt thật sự về sinh học và thể lý đến mức độ nào. Ví dụ, đàn ông có chịu được đau đớn nhiều hơn vì họ tin rằng đó là điều đàn ông nên làm? Krizan cho rằng một số khác biệt về hành vi có thể được học tập thông qua vai trò xã hội.
 
Thế nhưng, theo Hyde, những niềm tin sai lạc về các khác biệt giới tính này có thể anh hưởng đến chúng ta theo các ví dụ sau:
 
§ Nếu hai vợ chồng nhận xét qua lại là “thiếu hiểu ý nhau”, họ sẽ chẳng buồn hàn gắn mối quan hệ vì “nam và nữ có khác biệt”.
§ Nếu phụ nữ tin rằng họ là những người sinh ra là để “chăm sóc”, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nơi công sở của họ. Tương tự, nếu đàn ông tin rằng họ không có chức năng “chăm sóc”, họ sẽ giảm hiệu quả của mình ở trong gia đình và mối quan hệ.
§ Nếu các bạn nữ nghĩ rằng mình sẽ không giỏi toán, điều này thật sự có thể ảnh hưởng đến thành công của họ. Tương tự, nếu các bạn trai nghĩ rằng mình không giỏi giao tiếp hay làm việc chung, điều này sẽ đẩy họ rơi vào khó khăn, thử thách.
 
Như vậy, mặc dù ta hay nói “Đàn ông Sao Hỏa, đàn bà Sao Kim” nhưng những kết quả này cho thấy chúng ta đều đến từ Trái Đất mà thôi.
 
(Hành Lang Tâm Lý)
 
Dịch và tổng hợp từ:


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp (burnout) tác động đến đàn ông và phụ nữ khác nhau như thế nào? (7/3/2015)

Tâm lý học về facebook (27/2/2015)

Quyết tâm cho năm mới (3/2/2015)

Làm cách nào giữ vững quyết tâm cho năm mới? (27/1/2015)

Bảng việc nhà theo độ tuổi mẹ nên khuyến khích bé tự làm (22/1/2015)

Điều khác biệt (9/1/2015)

5 lời khuyên cho một mùa Giáng Sinh và Năm Mới an lành (24/12/2014)

9 câu hỏi khó và 9 câu trả lời hay tuyệt vời (12/12/2014)

14 bài học rút ra từ nghèo khó (5/12/2014)

Nguồn gốc Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) (25/11/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn