Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
10 quan niệm sai lần khi dùng sữa

Quan niệm sữa càng đặc càng tốt, sữa thêm đường càng tốt, uống thuốc cùng với sữa, thêm nước cam hoặc chanh vào sữa... đó là những quan niệm sai lầm khi dùng sữa mà không phải ai cũng biết.

Những quan niệm sai lầm về cách dùng sữa của phụ huynh

Theo khuyến cáo của các bác sĩ khoa Hồi Sức, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh dưới đây là những quan niệm sai lầm khi dùng sữa:

1. Sữa càng đặc càng tốt?

Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.

2. Sữa thêm nhiều đường càng tốt?

Sữa không cho đường không dễ tiêu hóa, đây là “kiến thức chung” ai cũng biết. Thêm đường là để tăng thêm nhiệt lượng carbohydrates cung cấp, nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5-8g đường.

Trong sữa nên cho loại đường nào? Tốt nhất là đường mía, đường mía sau khi vào đường tiêu hóa bị tiêu hóa phân giải, biến thành glucose được cơ thể hấp thụ. Độ ngọt của glucose thấp, nhưng dùng nhiều sẽ dễ vượt quá phạm vi quy định.

3. Sữa có thêm Chocolate?

Có người cho rằng, mặc dù sữa thuộc loại thực phẩm có protein cao, chocolate lại là thực phẩm năng lượng, hai loại kết hợp lại nhất định có ích lớn cho sức khỏe. Thực tế lại không như vậy.

Sữa trong dịch thể thêm chocolate sẽ làm cho can-xi trong sữa và acid oxalic trong chocolate sản sinh ra phản ứng hóa học, hình thành “can-xi oxalic acid”. Thế là, chất can-xi vốn dĩ có giá trị dinh dưỡng lại biến thành một chất gây hại cho cơ thể, từ đó gây ra thiếu can-xi, đau bụng, trẻ em sinh trưởng chậm, tóc lông xơ cứng, dễ gãy xương và tăng tỉ lệ phát bệnh sỏi đường tiết niệu...

4. Uống thuốc cùng với sữa, lợi 2 trong 1?

Có người cho rằng,đồ uống có dinh dưỡng uống cùng với thuốc chữa bệnh nhất định sẽ có ích, thực tế đây là sai lầm hoàn toàn. Sữa có đủ ảnh hưởng rõ rệt đối với tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể, làm cho độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn so với người uống thuốc không uống sữa trong thời gian nhất định.

Uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho can-xi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm... gây phản ứng hóa học với thuốc, hình thành chất hòa tan không phải nước, điều này không chỉ làm giảm thấp hiệu quả thuốc, còn có thể gây nguy hại cho cơ thể, vì vậy trong 1-2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.

5. Dùng sữa chua cho trẻ em uống?

Sữa chua là một loại đồ uống mạnh khỏe có lợi cho tiêu hóa. Tuy nhiên, vi khuẩn acid lactic trong sữa chua hình thành nên kháng sinh, mặc dù có thể khống chế rất nhiều vi khuẩn nguồn bệnh sinh trưởng, nhưng đồng thời cũng phá vỡ điều kiện sinh trưởng nhóm vi khuẩn bình thường có ích đối với cơ thể, còn ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa thông thường, đặc biệt là trẻ em mắc chứng viêm dạ dày đường ruột và trẻ em sinh non. Nếu cho những trẻ đó uống sữa chua có thể sẽ gây ra nôn mửa và viêm ruột dạng hoại tử.

6. Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa để tăng hương vị?

Thêm nước cam hoặc nước chanh vào trong sữa xem ra là một biện pháp tốt, nhưng trên thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein.

7. Thêm sữa vào trong cháo?

Thực tế cách làm này rất không khoa học. Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu dung nạp không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát triển chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần phân khai sử dụng hai loại này.

8. Sữa cần phải nấu sôi?

Thông thường, nhiệt độ khử độc của sữa yêu cầu không cao, ở 70º trong 3 phút, 60º trong 6 phút là được. Nếu nấu sôi, nhiệt độ đạt đến 100 º, chất lactose trong sữa sẽ xuất hiện hiện tượng cháy, đường cháy có thể dẫn đến ung thư. Ngoài ra, can-xi trong sữa sau khi nấu sôi sẽ xuất hiện hiện tượng kết tủa phốt phát, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của sữa.

9. Sữa đựng trong bình để dưới ánh nắng có thể tăng thêm vitamin D?

Sữa có thể dành được một số vitamin D, nhưng lại mất đi vitamin B1, B2 và vitamin C. Bởi vì 3 loại dinh dưỡng này sẽ bị phân giải ở dưới ánh nắng mặt trời, dẫn đến một phần mất đi hoặc mất đi toàn bộ. Ngoài ra dưới ánh nắng lactose sẽ lên men làm cho sữa biến chất.

10. Lấy sữa đặc thay thế sữa bò?

Sữa đặc là một loại chế phẩm từ sữa bò, là sữa tươi nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp là được. Có người bị ảnh hưởng của lý thuyết “ sản phẩm cô đặc đều là tinh hoa”, bèn lấy sữa đặc thay thế sữa. Làm như vậy hiển nhiên là không đúng. Sữa đặc quá ngọt, bắt buộc phải thêm 5-8 lần nước để hòa loãng. Nhưng khi độ ngọt vừa miệng thì nồng độ chất béo và protein cũng giảm thấp đi một nửa so với sữa tươi.

Bệnh viện Nhi đồng 2


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

8 căn bệnh cần tránh trong mùa đông (26/11/2014)

10 thứ nên vứt bỏ để nhà gọn gàng (14/11/2014)

Xoài phòng chữa nhiều bệnh (7/11/2014)

Thực phẩm “cứu đói” nơi công sở (30/10/2014)

Bảy điều ít người biết về Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục (22/10/2014)

Các loại hoa quả bạn thường ăn sai cách (7/10/2014)

16 loại trái cây ăn nhiều dễ bị nổi mụn (23/9/2014)

Sự thật thú vị về cơ thể người (13/9/2014)

10 mẹo cho bếp xinh sạch gọn không ngờ (9/9/2014)

Cách bảo quản bánh Trung Thu luôn thơm ngon (28/8/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn