Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
7 thói quen xấu dễ gây rắc rối cho bạn

Những thói quen xấu đôi khi khiến bạn gặp phải không ít rắc rối trong cuộc sống và công việc. Thay đổi nó không hề khó như các bạn vẫn nghĩ.

1.  Đặt lại đồng hồ báo thức nhiều lần và ngủ


Nếu bạn đặt báo thức sớm hơn thời gian bạn cần tỉnh táo và liên tục nhấn nút báo lại, điều này khiến bạn mất một giấc ngủ chất lượng. Thay vào đó, thiết lập báo thức của bạn với thời gian bạn thực sự phải ra khỏi giường. Để đảm bảo bạn không ngủ quên, đồng thời hãy để điện thoại hay đồng hồ báo thức của bạn phía bên kia của chỗ ngủ, như thế bạn buộc phải đứng dậy và tắt nó đi. Và nhớ bật đèn kèm theo chuông báo động - bộ não của bạn sẽ liên kết hai hành động và nhắc nhở bạn đó là thời gian để bắt đầu một ngày mới.
 


Ảnh: Health.
2. Bạn luôn trì hoãn

Điều này có thể dễ dàng đưa bạn rơi vào cái bẫy chần chừ khi phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, nhưng bạn có thể khôn ngoan hơn với một vài chiến lược thông minh. Giữ cho mình trách nhiệm bằng cách nói với một người bạn, hoặc thậm chí với cả thế giới, về mục tiêu của bạn hay những dự định của bạn. Đăng trên Facebook về một kế hoạch chế độ ăn uống sẽ giúp cho bạn luôn ghi nhớ và thực hiện nó. Cạnh tranh thân thiện cũng giúp cho bạn có được một động lực gì đó để thực hiện. Đặt cược với một người bạn để xem ai có thể hoàn thành một công việc tương tự, người thắng cuộc sẽ không phải giặt đồ và được chuẩn bị một bữa tối thịnh soạn.

3. Bạn luôn luôn trễ 15 phút

Trong khi việc này có thể được xã hội chấp nhận được như một “phong cách” hợp thời khi bạn tham dự một bữa tiệc, nhưng nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi bạn tới dự cuộc họp hoặc tới gặp bác sĩ muộn vài phút. Có thể thói quen dành 30 phút cho tất cả những công việc mà bạn phải làm trong 45 phút làm bạn luôn bị trễ 15 phút. Hãy giữ đúng thời gian ước tính. Đừng quên để dư 15 phút cho các vấn đề đột xuất như giao thông, hỏng xe... Nếu bạn đến sớm, hãy sử dụng thời gian này một cách hiệu quả như trả lời email trên điện thoại của bạn hoặc đọc một cuốn sách.

4. Bạn không thể dừng việc kiểm tra tin nhắn điện thoại

Thường xuyên kiểm tra điện thoại của bạn không thực sự là một hành động tốt giúp bạn thiết lập quan hệ trong xã hội hiện đại, đôi khi nó lại gây ra phản tác dụng. Trả lời tin nhắn, gọi điện thoại, hoặc email trong mọi thời điểm khiến bạn xao nhãng công việc và hoạt động hiện tại, lãng phí thời gian quý báu. Bạn thử đếm xem trong một ngày bạn kiểm tra điện thoại bao nhiêu lần. Sau đó hãy cắt giảm một nửa số lần qua từng ngày. Số lần kiểm tra ít hơn sẽ giúp bạn tập trung vào các nhiệm vụ chính.

5.  Bạn luôn luôn đặt chìa khóa nhầm chỗ


Không có gì bực bội hơn khi bạn không thể tìm thấy chìa khóa của mình, may mắn thay, giải pháp cho thói quen xấu này rất đơn giản: Hãy đặt chìa khóa của bạn trong cùng một vị trí mỗi khi bạn bước vào cửa. Đặt một món ăn dễ thương hoặc treo một cái móc đồng bằng ở lối vào của bạn để treo chìa khóa. Giữ bộ chìa khóa lưu ở một nơi nhất định, mà bạn luôn luôn biết chúng đang ở đó.

6.  Bạn là một người cầu toàn

Những người cầu toàn thường cảm thấy người khác chỉ có khả năng hoàn thành một nhiệm vụ, và họ không tin tưởng vào những người xung quanh họ có thể hoàn thành một danh sách những công việc được giao. Trước khi bạn bắt đầu một kế hoạch, hãy tự hỏi tại sao bạn cần làm điều đó. Tôi có cần sắp bữa ăn trưa cho con bởi vì chồng tôi không có thể chuẩn bị cho chúng một bữa ăn lành mạnh? Điều mà bạn nhận ra đó là sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi giao nhiệm vụ cho chồng của bạn.

7. Bạn không bao giờ nói "không"

Cam kết thực hiện tất cả nhiệm vụ được giao cho là một cách bảo đảm sai lầm khiến bạn cảm thấy choáng ngợp. Nếu bạn gặp khó khăn hãy cố gắng nói, "không," hoặc "hãy để tôi suy nghĩ thêm về nó". Điều này sẽ cung cấp cho bạn thời gian để đánh giá tiến độ, mức độ quan trọng và ưu tiên bạn dành cho nó, và mong muốn của bạn trước khi đưa ra một câu trả lời cuối cùng.

Lan Lan (theo Goodhousekeeping)
(Vnexpress) 


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Lời mẹ dặn con gái (28/3/2014)

Lương tâm giá bao nhiêu? (19/3/2014)

Sử dụng tâm lý học trong đào tạo linh mục – tu sĩ (11/3/2014)

Bạn có bận lắm không ? (3/3/2014)

15 điều bạn chưa biết về cơ thể người (20/2/2014)

Em có thấy mình hạnh phúc không? (7/2/2014)

Tết nên tặng quà gì ? không nên tặng quà gì? (23/1/2014)

Học mở (16/1/2014)

Học gói (31/12/2013)

Học nói (26/12/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn