Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
ĐÔI ĐIỀU CẦN BIẾT VẾ THUỐC RỬA TAY (HAND SANITIZERS)
 
Sau những nỗ lực của giới y tế để giáo dục quần chúng, đa số chúng ta đều biết rằng rửa tay đúng cách là một phương tiện hữu hiệu để chống bị nhiễm trùng. Nhưng tìm đến một bồn nước, xát xà bông đủ một, hai phút rồi xả tay cho sạch là một việc “mất nhiều thì giờ”, khiến ít người sẵn sàng rửa tay. Cứu tinh ra đời: thuốc rửa tay “cạn” không cần nước và xà bông.

Chúng ta biết đến thuốc rửa tay không cần xà bông khoảng 10 năm nay. Từ đó, “thuốc” này được dùng rộng rãi, có lẽ vì từng được cho là có khả năng giết đến 99,9% vi trùng trên tay. Hằng năm, người Mỹ tiêu đến 175 triệu đô la mua thuốc rửa tay này. Cốt tủy của thuốc rửa tay này là chất cồn (alcohol) quen thuộc chứ không có gì xa lạ. Tuy nhiên, nhiều chất khác cũng được cho thêm vào, và một trong những chất này có thể gây hại. Ngoài ra, gần đây sự hiệu nghiệm của thuốc rửa tay này cũng đang được đánh giá lại. Sau đây là những điều cần biết cập nhật nhất về thuốc rửa tay (hand sanitizres).

Thuốc rửa tay không thể làm sạch đất hay chất bẩn bám trên tay


Đất hay những chất bẩn, đặc biệt là những chất dầu mỡ sẽ làm giảm hiệu nghiệm của thuốc rửa tay. Nếu thấy tay lấm dơ rõ ràng thì không nên chỉ dùng thuốc rửa tay mà nên rửa tay kỹ bằng nước và xà bông. Ngoài ra, khi dùng thuốc rửa tay nên dùng cho đúng cách: Chà thuốc rửa tay lên tất cả lòng và lưng bàn tay và các ngón tay, ngay cả dưới các móng tay, không chừa sót chỗ nào.

Coi chừng những loại thuốc rửa tay không hiệu nghiệm


Có một số thuốc rửa tay không hiệu nghiệm mà còn làm tăng số lượng vi trùng trên bàn tay. Người ta khám phá ra điều này khi làm cuộc thử nghiệm sau: Người tình nguyện đặt bàn tay của họ lên một đĩa thạch dùng cấy vi trùng trước và sau khi rửa tay bằng những cách như rửa tay bằng nước, rửa tay bằng xà bông, và chà tay bằng thuốc rửa tay, có loại mua ở các tiệm bình dân giá rẻ.
Ngày hôm sau, vi trùng mọc từng nhóm trên đĩa thạch có đặt bàn tay đã được chà thuốc rửa tay mua giá rẻ, nhiều khi còn mọc đúng theo hình bàn tay. Sau khi phân chất, người ta nhận thấy thuốc rửa tay này chỉ chứa 40% alcohol. Nên biết đã từng có những cuộc thu hồi thuốc rửa tay vì có nhiễm vi trùng, thí dụ như Kleenex-brand Luxury Foam và X3 Clean Alcohol-Free Foaming Hand Sanitizer.
Như trên đã nói, không phải loại thuốc rửa tay nào cũng hiệu nghiệm. Nên mua những loại có chứa alcohol với nồng độ ít nhất 60% trở lên. Bệnh viện thường dùng những loại thuốc rửa tay đã được kiểm soát kỹ.
Dù sao chăng nữa, chỉ nên dùng thuốc rửa tay khi không thể có bồn nước hay không thể bỏ đi đâu được vì rửa tay kỹ bằng nước và xà bông vẫn là cách chống nhiễm bệnh hiệu quả nhất.

Thuốc rửa tay chỉ giết được một số vi trùng nhất định


Có một vài loại vi trùng mà thuốc rửa tay không giết được, đó là mầm của vi trùng Clostridium difficile thường gây tiêu chảy ở bệnh nhân dùng trụ sinh quá nhiều, và siêu vi novovirus. Nhiễm vi trùng Clostridium difficile hiện nay đang xẩy ra nhiều, giết 14.000 người mỗi năm. Ngoài ra, các cuộc khảo cứu cho thấy những nhà dưỡng lão nào mà nhân viên chỉ dùng thuốc rửa tay thì dễ có cơn dịch lây siêu vi novovirus nhiều gấp 6 lần những nơi có nhân viên rửa tay bằng nước và xà bông.

Thuốc rửa tay không làm giảm nhiễm cảm cúm


Trong một thử nghiệm năm 2011, sinh viên trường U. of Virginia đeo mặt nạ và dùng thuốc rửa tay có tỉ lệ bị cúm thấp hơn người không dùng biện pháp ngăn ngừa nào, nhưng khác biệt không đáng kể lắm. Ngược lại, người chỉ dùng thuốc rửa tay vẫn có tỉ lệ cúm và cảm bằng người không dùng. Điều này có thể có nghĩa là bệnh cảm và cúm không truyền đi qua bàn tay nhiều như người ta vẫn nghĩ trước đây mà truyền bằng những hạt nước li ti bắn ra khi người bệnh ho hay hắt xì.

Một chất trong thuốc rửa tay có thể gây nguy hại cho tim và bắp thịt


Có một chất trong thuốc rửa tay, xà bông và thuốc chống mùi hôi có thể làm hại tim và bắp thịt. Đó là chất sát trùng triclosan mà trong một cuộc nghiên cứu đã cho thấy có thể hại bắp thịt nơi cá và chuột. Một thử nghiệm khác trong ống nghiệm cũng cho thấy, chất này làm giảm khả năng co thắt của các bắp thịt tim cũng như các bắp thịt khác. Tuy nhiên, chưa rõ chất này có hại cho con người hay không, dù các nhà khoa học kêu gọi nên tránh dùng chất này. Nên biết, thuốc rửa tay Purell Advanced Hand Sanitizer thường dùng trong các bệnh viện không có chứa chất triclosan.

Ở sạch quá cũng không tốt!


Một nghiên cứu năm 2009 từ Northwestern University cho thấy, tiếp xúc với những vi trùng thông thường trong cuộc sống sẽ giúp trẻ em bớt bệnh về sau. Những trẻ em được nuôi nấng trong những môi trường quá sạch sẽ lại có mức chất C-reactive protein (một loại chỉ số về viêm nhiễm) cao khi lớn lên, đưa đến nguy cơ bị đột quị tim, tai biến mạch máu não hay những bệnh nguy hiểm khác.

Ngược lại, trẻ em lớn lên trong những môi trường không vệ sinh lắm lại có chỉ số “C-reactive protein” 5 tới 7 lần ít hơn. Khám phá này cho thấy dùng những chất khử trùng hay những sản phẩm giết vi trùng quá nhiều có thể làm giảm số lần bị bệnh của trẻ em, nhưng về lâu về dài lại làm cho chúng kém khỏe mạnh hơn. Có lẽ, các bậc cha mẹ nên biết về điều này trước khi với tay lấy chai thuốc chống nhiễm trùng để dùng cho các em, hầu bảo vệ chúng khỏi những bệnh của trẻ em.

(Viendongdaily.com)  


Những thực phẩm khi ăn nhiều sẽ rút cạn canxi trong cơ thể bạn (12/4/2024)

8 thực phẩm nên ăn thường xuyên để thanh lọc cơ thể (4/4/2024)

Loại thực phẩm ăn vào buổi sáng cực tốt cho gan (21/2/2024)

5 lí do ăn chuối giúp giảm lượng đường trong máu (15/2/2024)

Món ăn ngày Tết giúp hệ tiêu hóa khỏe (5/2/2024)

Tác dụng bất ngờ của rau cải cúc với sức khoẻ (30/1/2024)

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đều đặn ăn khoai lang luộc vào bữa sáng? (15/1/2024)

Cách mở nắp chai bị vặn quá chặt (5/1/2024)

7 cách loại bỏ đờm ở họng (26/12/2023)

6 loại thực phẩm tươi sống bạn không nên để trong tủ lạnh (16/12/2023)

Những cấm kỵ không thể bỏ qua khi ăn hồng (19/10/2013)

Đau Mắt Đỏ hoặc Viêm Kết Mạc là một bệnh truyền nhiễm của kết mạc (15/10/2013)

Những loại quả 'ăn nhiều, yêu khoẻ' (4/10/2013)

Chế độ ăn hợp lý cho người cao tuổi (29/9/2013)

6 bệnh dễ mắc do ăn nhiều thịt (21/9/2013)

7 loại thực phẩm tăng nguy cơ ung thư (12/9/2013)

Ghé miệng chai uống nước gây hại sức khỏe (4/9/2013)

Xả Stress (22/8/2013)

Kinh nghiệm chọn mua sạc iPhone 'hàng xịn' (30/7/2013)

Hình ảnh Đàng Thánh Giá tại bờ biển Copacabana 26/07 (27/7/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn