Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Toàn văn bài giảng của ĐTC tại buổi đi Đàng Thánh Giá

Các bạn trẻ thân mến,

Hôm nay chúng ta đã đến đây để đồng hành với Chúa Giêsu trong hành trình đau khổ và yêu thương của Ngài, là buổi đi Đàng Thánh Giá, một trong những khoảnh khắc tâm tình nhất của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Vào cuối Năm Thánh Cứu Độ, Đức Chân Phước Gioan Phaolô II đã chọn các bạn - những người trẻ - để trao phó cây Thập Giá, yêu cầu các bạn "mang nó đi khắp thế giới như là một biểu tượng của tình yêu Chúa Kitô dành cho nhân loại, và loan báo cho mọi người rằng, chỉ trong cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô chúng ta mới có thể tìm thấy phần rỗi và ơn cứu độ" (Diễn văn với giới trẻ, 22 tháng 4 năm 1984). Kể từ đó, cây Thập Giá của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã được cung nghinh khắp lục địa và đi ngang qua hàng loạt những hoàn cảnh nhân sinh. Nó, chính nó, gần như "ngập tràn" trong những trải nghiệm cuộc đời của vô số bạn trẻ, những người đã nhìn thấy nó và vác nó. Chẳng ai từng tiếp cận và chạm vào cây Thập Giá Chúa Giêsu mà không từ bỏ một điều gì đó của chính mình, và không nhận lấy một điều gì đó của Thập Giá Chúa Giêsu vào trong đời sống riêng của họ. Cha có ba câu hỏi mà cha hy vọng sẽ vang vọng trong trái tim của các bạn tối nay, khi các bạn bước đi bên cạnh Chúa Giêsu:

- Những gì các bạn còn lưu lại trên cây Thập Giá, hỡi các bạn trẻ Brasil thân mến, khi mà trong thời gian hai năm qua nó đã được mang đi khắp đất nước tuyệt vời của các bạn?

- Cây Thập Giá Chúa Giêsu đã để lại cho các bạn, mỗi một người trong các bạn những gì?

- Cuối cùng, cây Thập Giá này dạy cho chúng ta điều gì?


1. Theo một truyền thuyết La Mã thời cổ đại, trong khi chạy trốn ra khỏi thành vì các cuộc đàn áp của hoàng đế Nero, Thánh Phêrô đã thấy Chúa Giêsu đi ngược lại - nghĩa là Chúa quay về hướng thành phố - và thánh nhân đã ngạc nhiên hỏi Chúa rằng: "Lạy Chúa, Thầy đang đi đâu vậy?". Chúa Giêsu trả lời: "Ta sẽ tới Rôma để chịu đóng đinh một lần nữa". Khi ấy, Phêrô hiểu rằng ngài phải theo Chúa với lòng can đảm, cho đến tận cùng. Tuy nhiên, thánh nhân cũng nhận ra rằng ngài sẽ không bao giờ đơn độc trên cuộc hành trình; Chúa Giêsu - Đấng đã yêu thương ngài cho đến chết trên thập giá - sẽ luôn ở bên cạnh ngài. Chúa Giêsu, với cây Thập Giá của mình, Ngài bước đi với chúng ta và vác lấy những sợ hãi của chúng ta, những vấn nạn của chúng ta, và những đau khổ của chúng ta, ngay cả những thứ đau khổ thẳm sâu và tột cùng nhất. Với Thập Giá, Chúa Giêsu kết hiệp Ngài vào sự thinh lặng của các nạn nhân của bạo lực - những người đã không còn có thể khóc được nữa, đặc biệt là những người vô tội và mất khả năng tự vệ; với Thập Giá, Ngài kết hiệp với các gia đình gặp khó khăn, những người than khóc vì mất đi con cái của họ, hoặc những người
đau khổ khi nhìn thấy mình trở thành nạn nhân của những thứ lạc thú, chẳng hạn như nghiện ngập. Trên Thập Giá, Chúa Giêsu được kết hiệp với mỗi người bị bỏ đói trong một thế giới mà mỗi ngày có hàng tấn lương thực bị phung phí; trên Thập Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với những ai bị bách hại vì tôn giáo, tín ngưỡng của họ hoặc đơn giản chỉ vì màu da của họ; trên Thập Giá, Chúa Giêsu kết hiệp với rất nhiều bạn trẻ đã mất niềm tin vào các tổ chức chính trị, bởi vì họ nhìn thấy ở chúng có sự vị kỷ và tham nhũng, Ngài kết hiệp chính mình với những bạn trẻ đã mất niềm tin vào Giáo Hội, hoặc thậm chí vào Thiên Chúa, vì những phản chứng nhân của các Kitô hữu và các thừa sai Tin Mừng. Thập Giá Đức Kitô vác lấy sự đau khổ và tội lỗi của nhân loại, trong đó có chúng ta. Chúa Giêsu chấp nhận tất cả những điều này với vòng tay rộng mở, mang trên vai Ngài những cây thập giá của chúng ta và nói với chúng ta rằng: "Hãy can đảm! Các con không cần vác thập giá của mình! Ta vác nó với các con. Ta đã vượt thắng cái chết và ta đến để ban cho các con niềm hy vọng, ban cho các con sự sống" (x. Ga 3:16).

2. Và vì vậy chúng ta có thể trả lời câu hỏi thứ hai: Cây Thập Giá mang lại điều gì cho những người đã nhìn hoặc chạm vào nó? Nó lưu lại những gì trong mỗi người chúng ta? Nó cho chúng ta một kho tàng mà không ai khác có thể cho được: đó là sự bảo đảm về tình yêu không lay chuyển mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Một tình yêu tuyệt vời khi đi vào tội lỗi của chúng ta và tha thứ cho nó, đi vào đau khổ của chúng ta và cho chúng ta sức mạnh để chịu đựng. Đó là một tình yêu đi vào cái chết để chiến thắng nó và cứu vớt chúng ta. Thập Giá của Chúa Kitô chất chứa tất cả tình yêu của Thiên Chúa, lòng thương xót vô biên của Ngài. Đây là một tình yêu mà chúng ta có thể đặt vào đó tất cả niềm tin của chúng ta, nơi chúng ta có thể tin tưởng. Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy phó thác cho Chúa Giêsu, chúng ta hãy phó thác vào Người một cách trọn vẹn! (x. Ánh Sáng Đức Tin, 16) Chỉ trong Chúa Kitô chịu đóng đinh và phục sinh, chúng ta mới có thể tìm thấy phần rỗi và ơn cứu độ. Với Ngài, sự dữ, sự đau khổ và cái chết không còn quyền thế, bởi vì Ngài cho chúng ta hy vọng và sự sống: Ngài đã biến Thập Giá từ một công cụ của sự thù ghét, sự thất bại và sự chết thành một dấu chứng của tình yêu, sự khải hoàn và sự sống. Biệt danh của Brasil là "Vùng đất của Thánh Giá". Thập Giá Chúa Kitô được vun trồng ở nơi này cách đây năm thế kỷ, không chỉ trên bờ biển của đất nước, mà còn trong lịch sử, trái tim và cuộc sống của người dân Brasil và ở những nơi khác nữa. Đau khổ của Chúa Kitô được cảm nghiệm sâu sắc ở đây, như mỗi một người trong chúng ta chia sẻ cuộc hành trình này của chúng ta cho đến cuối cùng. Không có cây thập giá nào - dù lớn hay nhỏ - trong cuộc đời chúng ta mà Chúa lại không chia sẻ với chúng ta.

3. Nhưng Thập Giá Đức Kitô mời gọi chúng ta cũng cho phép mình được mê say bởi tình yêu của Ngài, dạy chúng ta luôn nhìn vào tha nhân với lòng thương xót và sự dịu mến, đặc biệt là với những người đau khổ, những người đang cần sự giúp đỡ, những người cần một lời nói hoặc một hành động cụ thể - là những điều đòi hỏi chúng ta bước ra khỏi chính mình để đáp ứng cho họ và chìa tay ra với họ. Có biết bao nhiêu người đã đi với Chúa Giêsu trên đường lên Đồi Canvê: Philatô, Simon thành Xirênê, Đức Maria, người phụ nữ... Đôi khi chúng ta có thể giống như Philatô - người không có can đảm chống lại dư luận để cứu mạng sống của Chúa Giêsu, mà thay vào đó phủi tay làm ngơ. Các bạn thân mến, Thập Giá Đức Kitô dạy chúng ta hãy nên như Simon thành Xirênê - người vác giúp Chúa Giêsu khối gỗ nặng, nó dạy cho chúng ta trở nên giống như Đức Maria và người phụ nữ kia - những người không sợ khi đồng hành cùng với Chúa Giêsu đi trọn con đường đến tận cùng, với tình yêu và sự dịu mến. Còn các bạn? Các bạn giống ai? Như Philatô? Như Simon? Như Đức Maria? Các bạn thân mến, chúng ta hãy vác Thập Giá Đức Kitô bằng niềm hân hoan của chúng ta, đau khổ và thất bại của chúng ta. Chúng ta sẽ tìm thấy một Trái Tim mở ra cho chúng ta, sẽ thấu hiểu chúng ta, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta mang tình yêu đó vào trong cuộc đời của chúng ta, yêu mỗi người, mỗi anh chị em với một tình yêu như thế. Amen!


Từ Hồi giáo đến với Đức ki tô: việc cải đạo đã đưa đến bí tích thánh thể (23/4/2024)

2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Phép màu của đợi chờ (22/7/2013)

5 dấu hiệu bạn không thông minh như mình tưởng (13/7/2013)

Rơi nước mắt những bài văn viết về cha, mẹ xúc động của học sinh (3/7/2013)

Hai người đàn ông, hai bệnh nhân trong bệnh viện (27/6/2013)

Sao phải đợi? (8/6/2013)

Kẻ thù số một của lòng xót thương (1/6/2013)

Ngũ thường trong luân lý Á Đông (27/5/2013)

Dạy giới tính: Đừng hôn 'của quý' của con (18/5/2013)

Nhật ký của một bà mẹ định phá thai (4/5/2013)

8 thói quen của người hạnh phúc (24/4/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn