Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
 Chúa Nhật VII Thường Niên – Năm A
 
 
U THƯƠNG KẺ THÙ
 
 
 

 
Qua bài Tin Mừng vừa nghe, Đức Giêsu dạy ta cách ứng xử đối với kẻ thù, kẻ xúc phạm đến ta. Cách ứng xử tiêu cực là đừng trả đũa; cách ứng xử tích cực là hãy yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù ta.
Trước hết là đừng trả đũa. Luật Môsê dạy rằng: “mắt đền mắt, răng đền răng”. Phải nói rằng cách đây mấy ngàn năm, luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, đã là tiến bộ lắm rồi, tiến bộ ở chỗ nó có tác dụng ngăn ngừa người ta báo thù cách vô độ. Vì vậy luật “mắt đền mắt, răng đền răng” đã hạn chế sự trả thù trong một thời đại người ta đối xử với nhau theo nguyên tắc mạnh được yếu thua. Hơn nữa, lối ứng xử “mắt đền mắt, răng đền răng” cũng phù hợp với lý trí con người, vốn đòi hỏi lẽ công bằng theo kiểu hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Tuy nhiên, nếu cứ áp dụng lẽ công bằng kiểu này mãi, thì thế giới chỉ gồm toàn những người móm và người mù.
Chính vì thế, khi Đức Giêsu đến, Ngài đã làm đảo lộn tất cả. Ngài xóa bỏ nguyên tắc ăn miếng trả miếng. Ngài đòi hỏi đừng trả đũa kẻ thù. Đức Giêsu bảo: “Đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì giơ cả má bên trái ra nữa. Ở đây, ta đừng hiểu Lời Chúa nói theo nghĩa đen của mặt chữ, nếu hiểu theo nghĩa đen thì chẳng lẽ Đức Giêsu lại dạy chúng ta cách sống nhu nhược, và sẵn sàng đón nhận những xúc phạm cách bệnh hoạn sao? Đây là những kiểu nói thậm xưng nhằm diễn tả cái đòi hỏi ở mức độ quyết liệt, đó là đừng trả đũa kẻ thù. Nói cách khác, khi dạy đừng trả đũa kẻ ác, Đức Giêsu không đòi phải xóa bỏ luật pháp, Ngài cũng không lên án cuộc chiến tranh tự vệ, nhưng là xóa bỏ kiểu ăn miếng trả miếng. Tha thứ là phá vỡ cái vòng luẩn quẩn của oán thù, là mở ra con đường để hòa giải.
Mahatma Gandhi, một vĩ nhân của nước Ấn độ, ông không phải là Kitô hữu, nhưng đã thấm nhuần tinh thần của Bài giảng trên núi. Gandhi chủ trương đấu tranh giải phóng đất nước Ấn độ khỏi ách thống trị của nước Anh bằng phương pháp Satyagrapha, nghĩa là phương pháp đấu tranh bất bạo động, và ông đã thành công. Gandhi kêu gọi đồng bào mình như sau: “Kẻ thù của bạn sẽ không đầu hàng khi bạn làm cho họ kiệt sức, nhưng họ sẽ chịu thua khi tâm hồn bạn từ chối, không sử dụng bạo lực nữa. Một trái tim dù chai đá đến đâu, cũng sẽ phải trở nên mềm mại trong lò lửa của tình yêu”.
Không dừng lại ở lệnh truyền đừng trả đũa kẻ ác, Đức Giêsu còn đi xa hơn nữa. Ngài đòi hỏi người môn đệ phải biết yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù. Tại sao phải yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù? Vì hai lý do:
·           Lý do I: để trở nên con cái của Cha trên trời, Đấng cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.
·           Lý do II: để trổi vượt hơn người đời, vốn chỉ yêu thương những kẻ yêu thương mình, chào hỏi những kẻ chào hỏi mình.
Yêu kẻ yêu mình, đó là tình cảm tự nhiên của con người, ai cũng có, ai cũng làm được. Nhưng yêu kẻ thù, cầu nguyện cho kẻ xúc phạm, ngược đãi mình, nó không thuộc tình cảm tự nhiên, mà thuộc phạm vi ý chí, phải gồng mình lên để mà yêu. Hận thù là hủy diệt, tha thứ là xây dựng. Trả thù chỉ làm thỏa mãn cơn tức giận, nhưng làm con tim trng rỗng, còn yêu thương kẻ thù là sự chiến thắng của ý chí trên khuynh hướng tự nhiên, nó cho thấy sức mạnh của tình yêu lớn hơn sức mạnh của hận thù, và nó làm cho người Kitô hữu trở nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Một ông vua tuyên bố sẽ tiêu diệt hết các kẻ thù, nhưng ít lâu sau, dân chúng thấy nhà vua đi lại, ăn uống với kẻ thù trước kia. Họ hỏi: “chẳng phải ngài đã từng nói là sẽ tiêu diệt hết kẻ thù? Vua trả lời: “đúng ta đã tiêu diệt hết kẻ thù, vì ta đã biến họ thành bạn bè của ta”.
Đừng trả đũa kẻ ác, hãy yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù, đó là nét đặc sắc của Kitô giáo và làm cho Kitô giáo trở thành đạo bác ái, nhưng điều này rất khó thực hiện. Kẻ xúc phạm đến tôi đã tạo nên trong tâm hồn tôi vết thương khó lòng khép miệng ... Để có thể tha thứ ta cần phải ngước nhìn lên Đức Kitô trên thập giá, và suy gẫm về lời nói của Ngài: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Chính cái nhìn và sự suy gẫm như vậy sẽ thêm cho tôi sức mạnh, để tôi có thể quên điều mình nghĩ rằng sẽ chẳng thể nào quên; và tha thứ cho người mình nghĩ rằng sẽ chẳng thể nào tha.
Trong Thánh lễ hôm nay, xin Chúa hâm nóng trái tim còn chai đá, và khơi dậy ngọn lửa yêu thương trong tâm hồn chúng ta, để chúng ta không lấy oán báo oán, nhưng lấy tình thương lấp đầy hố thẳm hận thù, để chúng ta dần dần trở nên hoàn thiện, như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.
 


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật V Thường Niên - Năm A - Muối và Ánh sáng (6/2/2020)

Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A - Tin và làm chứng (16/1/2020)

Lễ Thánh Gia (27/12/2019)

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên – Năm C - Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ - Vương Quyền Trên Thập Giá (23/11/2019)

Lễ các Thánh tử đạo Việt Nam (16/11/2019)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C - Kẻ chết sống lại (7/11/2019)

Chúa Nhật XXXI Thường Niên – Năm C - Biến đổi cuộc đời (1/11/2019)

Chúa Nhật XXX Thường Niên – Năm C - Pharisêu và người thu thuế (30/10/2019)

Chúa Nhật XXIX Thường Niên – Năm C - Kiên trì cầu nguyện (20/10/2019)

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm C - Lòng biết ơn (13/10/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn