Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
NHỮNG SUY TƯ CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BÊNÊĐICTÔ XVI VỀ LỄ PHỤC SINH 
 
1. Ơn bình an

"Chúa Giêsu Kitô phục sinh hiện đến thăm viếng các Môn đệ không giới hạn ở trong căn phòng bữa Tiệc ly chiều ngày Thứ Năm tuần Thánh, nhưng trải rộng lan ra bên ngoài xa hơn nữa. Như thế tầt cả có thể đón nhận món qùa tặng bình an và sự sống cùng với "hơi thở sáng tạo“ . Hai lần Chúa Giêsu Ktô nói với các Môn đệ: Bình an cho anh em. Và Ngài còn nói thêm vào: Như Cha Thầy đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai anh em như vậy.".

Sau khi Ngài đã nói như thế, Ngài hà hơi vào họ và nói: „ Anh em hãy đón nhận Đức Chúa Thánh Thần! Anh em tha tội cho ai, người đó được tha tội; người nào anh em từ chối sự tha thứ, người đó sẽ bị từ chối tha thứ.“

Đây là sứ mạng sai đi của Giáo Hội dưới sự bảo trợ của Đức Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn phù trợ: mang tin mừng cho mọi người, niềm vui mừng của tình yêu lòng thương xót Chúa. „ Để anh em tin rằng , Chúa Giêsu Kitô là, Đấng cứu thế, là Con của Thiên Chúa và để anh em tin mà có được sự sống nhờ danh tên của người. „( Ga 20,31)

Angelus Regina coeli, Chúa nhật 11.04.2010

2. Thiên Thần Chúa phục sinh

„Thiên Thần Chúa Phục sinh còn có thêm ý nghĩa nữa. Khi nói về Thiên Thần không chỉ là những tạo dựng thiêng liêng của Thiên Chúa, với mức độ khả năng thông minh, khả năng ý chí lòng muốn, là Sứ gỉa cùng người phục vụ của Thiên Chúa, nhưng đây là một danh hiệu cổ xưa nhất, mà Chúa Giêsu cũng tự mang cho mình. Điều này chúng ta tìm đọc thấy nơi Tertuliano, một người viết về lịch sử Giáo Hội từ thời xa xưa vào thế kỷ thứ 3. „ Ngài ( Chúa Giêsu) đã có tên là Thiên Thần của phán quyết cao cả. Danh hiệu này mang ý nghĩa là vị Sứ gỉa, một phận vụ chức vị chứ không là một bản thể…“ Như thế, Chúa Giêsu Kitô , Con Thiên Chúa cũng là Thiên Thần của Thiên Chúa, của Đức Chúa Cha. Ngài là vị sứ gỉa của tình yêu.

Chúa Giêsu phục sinh nói với các Môn đệ: Như Chúa Cha đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai an hem như vậy. ( Ga 20,21), va Ngài hà hơi thổi Chúa Thánh Thần cho họ.. Điều này có nghĩa: Như Chúa Giêsu , người loan báo tình yêu của Thiên Chúa, của Đuúc Chua Cha, chúng ta cũng phải là người loan báo tình yêu của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta là những sứ gỉa cho sự sống lại của Người, cho sự chiến thắng của Người trên sự dữ tội lỗi cùng trên sự chết, người mang tình yêu thần thánh của Ngài.

Thật vậy, theo căn bản thiên nhiên chúng ta đàn ông , phụ nữ đã nhận lãnh sứ mạng sai đi là Thiên Thần, sứ gỉa của Chúa Kitô, từ ngày chịu bí tích Rửa tội và Thêm sức.

Angelus Regina coeli, Thứ hai Phục sinh 05.04.2010

3. Chúa Giêsu hy vọng của tôi

„ Mỗi Kitô hữu sống lại kinh nghiệm của Maria Mađalêna. Một kinh nghiệm liên quan đến một cuộc gặp gỡ thay đổi hẳn cuộc đời của chúng ta, đó là cuộc gặp gỡ với một Con Người duy nhất đã cho chúng ta cảm nghiệm được tất cả sự tốt lành của Thiên Chúa và sự thật, Người giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi không phải một cách hời hợt, thoáng qua, nhưng giải phóng triệt để chúng ta, chữa lành chúng ta hoàn toàn và khôi phục phẩm giá của chúng ta.

Đó là lý do tại sao Maria Mađalêna gọi Chúa Giêsu là "hy vọng của tôi": Ngài là Đấng làm cho cô được tái sinh, là Đấng ban cho cô một tương lai mới, một cuộc sống tốt lành và tự do khỏi mọi xiềng xích tội lỗi. "Chúa Kitô, hy vọng của tôi" có nghĩa là tất cả khao khát của tôi cho điều thiện hảo tìm thấy ở nơi Ngài một khả năng đạt đến viên mãn thực sự, với Ngài tôi có thể hy vọng cho một cuộc sống tốt đẹp, viên mãn và vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã xích lại gần chúng ta, thậm chí chia sẻ thân phận con người của chúng ta.“

Thông điệp Urbi et orbi, Chúa nhật phục sinh 8.4.2012

4. Ngôi mộ trống

„ Thánh Phaolô trong các thư viết để lại khi nói về Chúa Giêsu sống lại không đề cập đến ngôi mộ trống của Ngài như bằng chứng, những như là điều kiện phải có. Cả bốn Thánh sử Phúc âm đều tường thuật tin sống lại của Chúa Giêsu Kitô cùng với biến cố ngôi mộ trống.

Theo tôi, ý nghĩa đạo đức thần học về ngôi mộ trống được cắt nghĩa nói đến ở đoạn bài giảng của Thánh Phero vào ngày lễ Ngũ Tuần trước đám đông dân chúng lần tụ tập về mừng lễ. Thánh Phero đã không dùng lời lẽ suy tư của riêng mình để nhấn mạnh nói lên ý nghĩa sống lại của Chúa Giêsu và ngôi mô trống. Nhưng Ông đã trích dẫn lời Kinh Thánh trong Thánh Vịnh 16,9-11: „ Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng.Vì Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát.Chúa sẽ dạy con biết đường về cõi sống, và cho con được vui sướng tràn trề khi ở trước Thánh Nhan.“ ( CV 2,26-28)…

Theo đó người cầu nguyện trong lời Thánh Vịnh này trong hòan cảnh bị đe dọa được Thiên Chúa gìn giữ bảo vệ trứơc sự chết, người đó được sống trong sự an tòan bảo đảm sẽ không phải nhìn thấy nấm mồ. Thánh Phero dẫn chứng đọan Thánh Vịnh này trong ý nghĩa: người cầu nguyện trong Thánh Vịnh không phải nằm mãi trong nấm mồ, thân xác sẽ không bị tan rã…..

Thánh Phero cho rằng người cầu nguyện đây là Vua thánh Davit. Vị Vua này đã chết, được chôn mai táng trong nấm mồ và còn nằm đó cho tới ngày hôm nay ( Cv 2,29). Ngôi mộ của Ông còn đó. Vua Davit đã không được như lòng mong ước.

Trái lại nơi Chúa Giêsu Kitô thì khác, lời hứa đã được thực hiện: „Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty, cũng không để Vị Thánh của Ngài phải hư nát.“

Thân xác không bị tan rã tiêu tan là định nghĩa về sự sống lại.

Sự tan rã tiêu tan của thân xác là sự quyết định dứt khoát về sự chết, nói lên người xưa kia sinh sống trên trần gian không còn sống nữa với hình hài thân xác.

Theo cách thức nhìn như thế, Giáo Hội thời xa xưa có căn bản tin rằng thân xác Chúa Giêsu không bị tan rã tiêu ra. Ngài không còn nằm mãi trong cõi chết. Qua Ngài sự sống đã chiến thắng tiêu diệt sự chết.

Các Thánh Gíao Phụ của Giáo Hội cũng đồng ý với ý kiến suy tư của Giáo Hội thời ban đầu về sự sống lại và ý nghĩa ngôi mộ trống của Chúa Giêsu dựa trên lời Thánh Vịnh 16: thân xác Chúa Giêsu không bị rơi vào số phận bị tan rã tiêu tan. Trong ý nghĩa đó ngôi mộ trống như là một phần tin mừng loan báo sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô là một sự kiện chặt chẽ theo sát với lời Kinh Thánh.

Có suy tư thần học cho rằng, sự tan rã của thân xác và sự sống lại của Chúa Giêsu đi liền ăn khớp với nhau, nhưng lại có sự trái ngược theo với cách nhìn của Kinh Thánh.

Nhưng tin loan báo sự sống lại cũng không thể nào hiểu được, gỉa như khi thân xác của Chúa Giêsu Kitô vẫn còn nằm trong ngôi mộ!“

Joseph Ratzinger Benedickt XVI
 JESUS von Nazareth I I., Herder 2011, trang 280-281

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long


Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về phẩm giá con người (12/4/2024)

Sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi năm 2024: Tảng đá đã lăn khỏi mộ (4/4/2024)

Sứ điệp Mùa Chay 2024 Của Đức Thánh Cha Phanxicô: Qua sa mạc Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta đến tự do (5/2/2024)

Nhìn lại một số sự kiện nổi bật của đời sống Giáo hội trong năm qua (5/1/2024)

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 và phép lành toàn xá Urbi et Orbi (26/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Chúa Giêsu mời gọi mọi Kitô hữu mở lòng với Chúa và phục vụ tha nhân (16/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Học loan báo Tin Mừng cách sáng tạo và đơn giản của Chúa Thánh Thần (9/12/2023)

Kitô hữu phải lấp đầy các xã hội bi quan bằng niềm vui Tin Mừng (6/12/2023)

Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa (27/11/2023)

ĐTC Phanxicô: khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta được “Phúc Âm hóa” (10/11/2023)

Tài liệu chính thức của các Giám Mục Hoa Kỳ về các kết hiệp đồng tính (13/5/2012)

Thinh lặng để truyền thông: Một cách đọc Sứ điệp Truyền Thông 2012 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI (13/5/2012)

Sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao về Ơn Toàn Xá cho các tín hữu Công giáo hành hương Nhà thờ Phát Diệm (4/5/2012)

Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II kính yêu! (29/4/2012)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Biển Đức 16 nhân Ngày Thế Giới cầu cho ơn gọi (24/4/2012)

Thực thi bác ái là loan báo Tin Mừng (22/4/2012)

Ngàn lần tri ân đức chân phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (18/4/2012)

Chúa Kitô phục sinh mở các nấm mồ con tim và ban đức tin hăng say cho các môn đệ (12/4/2012)

Lịch sử Đàng Thánh Giá (4/4/2012)

Bài giảng của ĐTC Bênêđictô XVI tại Công viên Bicentenario, León - Mexico, 25.3.2012 (29/3/2012)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn