Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN – NĂM C

KHIÊM NHU ĐỂ PHỤC VỤ
 

 
Nhân dịp Đức Giêsu được mời dự tiệc, Ngài đã kể cho thực khách hai dụ ngôn _ Dụ ngôn khách ngồi chỗ cuối để dạy bài học khiêm nhường, vì ai nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống …; Dụ ngôn thứ hai khi mở tiệc đãi khách hãy mời những người nghèo khó để dạy bài học sống bác ái vô vị lợi.

Khi được ông thủ lãnh nhóm Pharisêu mời dự tiệc, Đức Giêsu thấy thực khách cứ chọn chỗ nhất mà ngồi. Không phải ngồi chỗ nhất thì được ăn ngon hơn, nhưng ghế ngồi tượng trưng cho địa vị, chọn chỗ chất, nghĩa là tự cho mình ở địa vị cao nhất. Việc chọn chỗ nhất đã phản ánh thái độ kiêu căng tự mãn của nhóm Pharise6u, giống như câu tục ngữ của Việt Nam ta: “Miệng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Miếng giữa làng tượng trưng cho địa vị, danh dự của người đực một miếng ấy. Thấy thái độ kiêu căng của nhóm Pharisêu, Đức Giêsu bảo. Khi được mời dự tiệc, hãy ngồi chỗ cuối để được chủ tiệc mời lên trên.

Phải chăng Đức Giêsu muốn dạy bài học về cách giao tế xã hội có hàm chứa sự tính toán bên trong. Hãy ngồi ghế cuối để được mời lên ghế trên? Không, lời dạy tiếp theo: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”, cho thấy, đây không phải là giáo huấn về cách giao tế xã hội, nhưng là một giáo huấn về Nước Trời Vì Nước Trời thương được ví như một bữa tiệc. Việc tham dự bàn tiệc Nước Trời không hệ tại ở cách đánh giá của con người về chính mình, hoặc do mình có khả năng chiếm hữu được, nhưng hệ tại ở tình thương và lối cư xử của Thiên Chúa.

Như vậy, ai tự nâng mình lên thì chẳng có giá trị gì; ai được người khác nâng lên, thì giá trị có đó. Nhưng rất mong manh, vì đó là cách đánh giá của người phàm; chỉ những ai được Thiên Chúa nâng lên, thì giá trị đó mới thực sự cao quí và bền vững, nhưng Chúa chỉ nâng cao những người khiêm tốn khó hèn: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường”.

Đọc Tin Mừng ta thấy chẳng những Đức Giêsu ưa thích sự khiêm nhường mà Ngài còn làm gương trước cho chúng ta. Là Chúa, là Thầy, nhưng Đức Giêsu lại cúi mình xuống rửa chân cho các môn đệ. Chỗ của Ngài là chỗ nhất trên trời cao, nhưng Đức Giêsu lại chọn chỗ cuối dưới chân con người. Đức Giê tự hạ như thế là để yêu thương phục vụ con người đến cùng. Do đó, khiêm nhường đễ gây chú ý, để được tiếng khen, để được tôn lên mà không nhằm yêu thương phục vụ, thì khiêm nhường ấy chỉ là kiêu căng trá hình mà thôi.

Hỏi trong Tin Mừng có ai thực sự hạ mình xuống và được Chúa tôn lên không” … ? Có, Thánh Giuse đã khiêm nhường phục vụ, yêu thương Đức Mẹ và Chúa Giêsu tại quê nghèo Nazareth, nên đã được tôn làm cha nuôi Đấng Cứu Thế. Đức Maria đã khiêm nhường nhận mình là nữ tỳ Thiên Chúa, Mẹ suốt đời phục vụ chăm lo cho Đức Giêsu, nên đã được tôn làm Mẹ Thiên Chúa. Hôm nay cũng có rất nhiều người đang âm thầm làm những công việc không tên tuổi để phục vụ anh em mình, họ không được ai biết đến, cũng chẳng được ai ghi công, nhưng họ được Thiên Chúa nhận ra và chúc phúc cho họ. Ví dụ: là trong rất nhiều người được chúc phúc ấy, có tôi trong số đó không?

Mặt khác, cũng trong bối cảnh bữa ăn, Đức Giêsu đã dạy thực khách bài học bác ái, bài học phục vụ cách vô vị lợi. Ngài bảo khi đãi tiệc hãy mời những người nghèo khó, đui mù, tàn tật, què quặt … đây là những người nghèo, nghèo nhất, vì họ bị xã hội Do thái khinh miệt xem thường. Hãy mời họ, họ không có gì đáp lại, và cũng không có khả năng đáp lại. Khi đó, chính Thiên Chúa sẽ thay họ mà thưởng công cho kẻ đã mời, bằng cách cho người ấy được tham dự bàn tiệc Nước Trời.

Đạo Kitô giáo chúng ta là đạo bác ái, và hẳn chúng ta cũng đã từng có dịp thực thi việc bác ái, thế nhưng lời Chúa dạy đòi hỏi ta phải duyệt xét lại xem động lực nào đã thúc đẩy ta làm việc bác ái. Có không ít lần ta thực thi việc bác ái vì vụ lợi, vì khoe khoang, vì tiếng khen, vì muốn được hơn người. Chính do động lực không trong sáng đó, mà có một triết gia đã chua chát bảo rằng: “Mọi dòng sông bác ái đều chảy về một đại dương ích kỷ”, câu này có nghĩa là mọi hành động bác ái đều vì mình chứ không phải vì người (dâng cúng với điều kiện được đọc sách Thánh). Đối với Đức Giêsu, chỉ có sự trao ban vô vị lợi trao ban vì yêu thương mới có giá trị trước mặt Ngài.

Xin Chúa dạy chúng ta biết khiêm nhường mà phục vụ, biết dấn thân và trao ban cách vô vị lợi, không tính toán, có như vậy chúng ta sẽ được Thiên Chúa đáp lễ bằng cách cho chúng ta được tham dự bàn tiệc Nước Trời.

Lm. Antôn Trần Thanh Long, OP.


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Chúa Nhật XX Thường Niên – Năm C - Lửa Trên Mặt Đất (17/8/2019)

Chúa Nhật Xix Thường Niên - Năm C - Chủ Về (12/8/2019)

Người trẻ còn tha thiết với tôn giáo? (5/7/2019)

Câu hỏi về Tin Mừng Luca (26/6/2019)

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm C - Ở lại và ban bình an (27/5/2019)

Chúa Nhật Phục Sinh - Phục Sinh: Cội Nguồn Hy Vọng (20/4/2019)

Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C - Tòa Án Thiên Chúa (6/4/2019)

Chúa nhật IV Mùa Chay - Năm C - LÒNG CHA NHÂN HẬU (31/3/2019)

Chúa Nhật III Mùa Chay – NĂM C - HÃY MAU HOÁN CẢI (31/3/2019)

Chúa Nhật II Mùa Chay C - Từ núi Tabo đến núi sọ (16/3/2019)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn