Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
CỘNG ĐOÀN SỐNG TIN MỪNG TÌNH YÊU
HỌC HỎI CHUYÊN ĐỀ

THÔNG HIỂU VÀ NÂNG ĐỠ TINH THẦN
CHO NGƯỜI CAO TUỔI
 

Tại sao cần phải hiểu biết về người cao tuổi?

-          Với sự phát triển của Khoa học và Y tế, tuổi thọ trung bình của con người tăng lên đáng kể.
-          Liên Hiệp Quốc (2015) dự đoán dân số người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam vượt 10% vào năm 2017 và Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hoá dân số.
-          Việt Nam cũng phải đối mặt với những thay đổi về phân bố dân số (Pham & Hill, 2008) và cấu trúc gia đình (Tsutsui, Muramatsu, & Higashino, 2013). Đồng thời với việc lương hưu và phúc lợi không tốt. Người cao tuổi thiếu sự hỗ trợ cần thiết để đối mặt với nhiều khó khăn.
-          Cao niên là chuyện tự nhiên của con người. Mỗi chúng ta sẽ đến lúc gặp gỡ, chăm sóc và trở thành những người cao niên. Việc hiểu biết là quan trọng để chuẩn bị và cải thiện sức khoẻ tinh thần cho NCT và cho người chăm sóc.

Những yếu tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của NCT

Chúng ta hay nghe những câu như “già hết gân”, “già yếu”, “già mà ham”, đến già thì “về quê ở ẩn”. Hình ảnh NCT thường bị nhìn nhận gắn với những định kiến về sự xuống dốc của thể lý, nhận thức và tinh thần. Tuy nhiên, các nhận định trên không đầy đủ và mô tả một bức tranh phiếm diện về một cuộc sống rất phong phú của NCT.

1.      
Sức khoẻ thể lý và tinh thần

-          NCT có gặp phải những vấn đề về sức khoẻ thể lý như tim mạch, huyết áp, đau mạn tính, gãy xương -          NCT có thể gặp phải một số suy giảm về một số kỹ năng nhận thức nhất định như tốc độ xử lý, trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng từ vựng, ngôn ngữ, toán học và kiến thức tổng quát vẫn tiếp tục phát triển và thăng hoa (Hartshorne & Germine, 2015)

NCT cũng có thể gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, dementia (sa sút trí tuệ), hay nghiện rượu (Prince et al., 2013). Đồng thời một số các suy giảm nhận thức do tuổi già và các rối loạn như Alzheimer hoặc Parkinson cũng có thể ảnh hưởng đến độ tuổi này.

Tuy nhiên, trái với nhận định thông thường, nghiên cứu cho thấy NCT có mức lo âu và trầm cảm thấp hơn những độ tuổi trước (Kessler et al., 2010). Đồng thời, người cao tuổi cũng cho thấy mức hài lòng với cuộc sống cao hơn. (Blanchflower & Oswald, 2008)

Như vậy, có thể thấy những định kiến về NCT có phần không chính xác. Chính cách xã hội nhìn nhận và quy định họ khiến NCT nội hóa những quan điểm trên vào chính cuộc sống và hoạt động thường ngày của mình.

Chúng ta có thể làm gì?

Cần tôn trọng, nhìn nhận đúng đắn, khoa học về khả năng nhận thức và tinh thần của NCT. Tạo điều kiện để hỗ trợ NCT làm việc với những suy giảm nhận thức, phát triển các hoạt động phù hợp với khả năng của NCT.

2.      
Khả năng tự chủ và tìm ý nghĩa của cuộc sống

-          Khả năng tự chủ là khả năng tự mình khởi tạo và thực hiện hành động.

Một chỉ số hay được sử dụng để đo khả năng tự chủ của NCT là chỉ số hoạt động đời sống thường nhật. Nó bao gồm 6 phương diện tự chăm sóc như tắm rửa, chải chuốt, mặc quần áo, vệ sinh, di chuyển và tự ăn uống -          Người cao tuổi có một góc nhìn sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống. Chính ý nghĩa cuộc sống là động lực giúp chúng ta tiến bước (Frankl, 1985). Nó làm tăng chất lượng cuộc sống, giảm tỉ lệ tử vong cũng như các vấn đề lo âu và trầm cảm ở NCT

3.       Các mối quan hệ gia đình và xã hội

-          Những mối quan hệ thân tình, đặc biệt với con cái, vợ/chồng ảnh hưởng rất lớn tới sự viên mãn của NCT. Cũng như bất kỳ các độ tuổi khác, NCT cần những hỗ trợ đến từ những người xung quanh về cảm xúc, thông tin và vật chất. Thậm chí, việc không tiếp tục đi làm cũng như những giới hạn khác về thể lý và mở rộng mối quan hệ khiến cho việc được chia sẻ, hỗ trợ càng trở nên cần thiết hơn trước.
Điều này đặc biệt quan trọng với NCT Việt Nam khi văn hoá của chúng ta chú trọng tính tập thể, thứ bậc gia đình và chữ hiếu (Huong et al., 2012). Sự hạnh phúc của các thế hệ sau được xem như ‘thành tựu’ của cha mẹ. NCT cũng thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ gia đình khác và xem như đó là một mục tiêu thiết yếu. Tuy nhiên, những thay đổi và yêu cầu trong xã hội ngày nay hiện đang khiến cho những truyền thống này phải thay đổi và tạo ra áp lực lên NCT.

-          NCT cũng có nhu cầu duy trì các mối quan hệ bè bạn và các mối quan hệ xã hội khác. Nó được thể hiện qua việc họ gặp gỡ bạn bè, tái kết nối những mối quan hệ mà thời gian trước họ không có cơ hội, tham gia vào các công tác tôn giáo, cộng đồng. Đây là những hoạt động giúp NCT tìm được vị trí xã hội và các nguồn lực hỗ trợ.

Chúng ta có thể làm gì?

Trân trọng và cải tạo các mối liên hệ gia đình, các giá trị truyền thống. Nhận biết các nhu cầu về cảm xúc xã hội của NCT. Hỗ trợ NCT tham gia vào các hoạt động xã hội và tôn giáo. Kiên nhẫn hướng dẫn NCT trong việc sử dụng các công nghệ hiện đại để giao tiếp.

Chúng ta có thể nhớ: “Phải yêu người thân cận như chính mình (Mt, 22: 39). Hãy đối xử với người cao tuổi như cách chúng ta muốn được đối xử khi chúng ta tuổi đã cao.

Ths. Nguyễn Hồng Ân
(STMTY)


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

WHO: Thuế rượu bia ở Việt Nam quá thấp (27/5/2019)

Lời khuyên của thánh Tôma về việc học (20/4/2019)

Khủng hoảng lạm dụng tình dục và lòng thương xót (6/4/2019)

Tâm tính của một người tốt xấu thế nào, phúc báo nhiều ít ra sao đều thể hiện rõ trên khuôn mặt (31/3/2019)

Tiền nhiều để làm gì, theo Kinh Thánh (2/3/2019)

Phụ nữ làm việc vất vả, về nhà sớm hơn để tránh điều này (15/2/2019)

Tết, Tết là gì? (31/1/2019)

14 điều răn của cổ nhân (20/1/2019)

Gia Đình Là Nơi Đồng Hành Đầu Tiên (3/1/2019)

Đừng giết ông già noel quá sớm (15/12/2018)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn