Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Giải thích 7 bí tích như thế nào mà con trẻ không nhàm chán
 
Bạn có phải giải thích về các bí tích cho con cái không? Phải chăng bạn thiếu tài liệu do chương trình giáo lý ở nhà thờ? Hay đôi lúc bạn gặp phải một chút phức tạp nào đó? Đừng lo. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn sử dụng các từ ngữ chính xác để con cái bạn hiểu biết một cách đúng đắn. Trước hết, chúng ta phải biết Bí tích là gì.

Các bí tích là hành động của Thiên Chúa qua đó Ngài bày tỏ cho chúng ta tình yêu của Ngài dành cho con cái mình. Tất cả các bí tích được Thiên Chúa thiết lập, và đó là lý do tại sao Ngài là người cử hành các bí tích qua các phương thế khác nhau.

Tại sao Thiên Chúa ban cho chúng ta 7 bí tích? Vì để trao ban ân sủng cho chúng ta. Điều đó có nghĩa là, Ngài trao ban cho chúng ta tình yêu của Ngài cũng như những sức mạnh cần thiết để chiến đấu chống lại và vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Tất nhiên, điều đó hệ tại việc chúng ta có khuynh hướng và thái độ hướng về việc làm hài lòng Thiên Chúa hay không.

Bảy bí tích đó là gì?
 
1. Bí tích Thánh Tẩy (Rửa Tội)



Khi được sinh ra, tất cả chúng ta đều có tội. Đó là tội nguyên tổ. Tội nguyên tổ là tội mà gia đình đầu tiên là ông Ađam và bà Evà đã phạm. Khi Thánh Tẩy (rửa tội), chúng ta được tẩy sạch tội nguyên tổ và tất cả các tội ta đã phạm trước đó (trong trường hợp một người rửa tội đã đủ tuổi khôn, nghĩa là trên 7 tuổi), chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa và chúng ta trở thành một phần của Giáo Hội. Thiên Chúa rất vui khi vị linh mục nói trong lúc đổ nước và Thánh Tẩy cho một người: “Cha rửa con, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”

2. Bí tích Thêm Sức


 
Thật là đơn giản như việc Thiên Chúa (Thánh Thần của Ngài) gia tăng ơn đức tin cho chúng ta, để chúng ta thêm chắc chắn rằng Ngài sẽ ở với chúng ta cho tới khi chúng ta được về Thiên đàng, vì Ngài cũng trao cho chúng ta niềm hy vọng. Cuối cùng, Ngài củng cố đức ái của chúng ta để chúng ta yêu mến Ngài và tha nhân sâu xa hơn. Trong trường hợp này, bí tích Thêm sức được Đức Giám Mục đặt tay trên thụ nhân và xức dầu cho người ấy (dầu S.C – Dầu thánh hiến). Trong khi ghi hình Thánh giá trên trán người chịu phép Thêm sức, Đức giám mục nói: “Hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần.”

3. Bí tích Thánh Thể


 
Mỗi ngày, Chúa Giêsu biến đổi bánh và rượu trở nên chính Thịt và Máu Ngài trong Thánh lễ. Ngay lúc diễn ra, điều này được gọi là sự hiến tế. Bằng cách này, chúng ta có thể ăn và tiếp nhận chính Ngài vào trong linh hồn chúng ta. Chúa Giêsu thiết lập bí tích này vào Bữa Tiệc Ly với mười hai tông đồ. Đây là điều cần biết: bí tích này tha thứ mọi tội nhẹ và củng cố sức mạnh cho chúng ta, để chúng ta chống lại những hành động dẫn đến sự chết trong tương lai. Chính Chúa Giêsu là Đấng ở trong chúng ta.

4. Bí tích Hòa Giải


 
Bí tích Hòa giải là một quà tặng lớn lao của Thiên Chúa. Qua linh mục, người lắng nghe tội lỗi của chúng ta khi chúng ta đến và xưng thú tội lỗi trong sự tin tưởng, Thiên Chúa tha thứ mọi hành động và thiếu sót của chúng ta đã làm xúc phạm đến Ngài. Một lần nữa, chúng ta phải thật sự ăn năn về những điều xấu đã làm, và những điều tốt đẹp đã bỏ qua. Bên cạnh đó, bí tích Hòa giải mang lại cho chúng ta sự bình an lớn lao và thêm sức mạnh cho chúng ta trở thành Kitô hữu tốt, nghĩa là những người con của Thiên Chúa.

5. Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân


 
Thiên Chúa yêu thương kẻ bệnh tật. Khi một người bệnh hoạn hoặc già nua và có thể chết sớm, người ấy cần sự giúp đỡ của Thiên Chúa trong khoảnh khắc đó. Xức dầu là sự trợ giúp đem lại sức mạnh, sự bình an và sự khích lệ; thêm vào đó, là việc tha thứ tất cả những lỗi lầm của người bệnh và chuẩn bị cho họ trong lúc chết. Nó giống như một sự kết hiệp với cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô chịu trên đồi Can-vê. Bằng cách này, người bệnh giúp Chúa Giêsu mang Thánh giá qua những nỗi đau và thống khổ của họ, đồng thời Chúa Giêsu giúp họ trong những khoảnh khắc cuối đời của họ.

6. Bí tích Truyền Chức Thánh


 
Chỉ có những người có ơn gọi linh mục mới được lãnh nhận bí tích này, người ấy trở thành thừa tác viên để cử hành tất cả các bí tích. Đức Giám mục đặt tay và cầu nguyện cho vị tân linh mục, để thánh hiến vị tân linh mục ấy. Bí tích Truyền Chức Thánh trao ban ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần với một ấn tích: vĩnh viễn là linh mục, vì được thánh hiến cho Thiên Chúa.

Phó tế vĩnh viễn và các Giám mục cũng được “lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh” khác với nghi thức và nghĩa vụ của các linh mục. Đức Giám Mục đã được lãnh nhận bí tích truyền chức linh mục trước khi được thánh hiến làm Giám Mục. Và hầu hết các linh mục dành một năm làm phó tế như một giai đoạn chuyển tiếp trước khi được thụ phong linh mục.

7. Bí tích Hôn Nhân


 
Bí tích này là sự kết hợp vĩnh viễn giữa một người nam và một người nữ. Khi họ kết hôn trong Giáo Hội, chính Thiên Chúa là Đấng hiệp nhất thân thể và linh hồn của họ. Những người kết hôn sẽ không phá vỡ mối quan hệ hôn nhân của họ: “Điều mà Thiên Chúa đã kết hiệp, con người không được phân ly” (Mc 10,9). Mô hình mà người nam và người nữ phải tuân theo là Gia đình thánh: Chúa Giêsu, Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse. Gia đình thánh này cũng là một tấm gương về mối ràng buộc hôn nhân của Chúa Kitô với cô dâu của Người là Hội Thánh.
Công Trình, SJ chuyển ngữ
 
(dongten)


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Suy tư Năm Mục vụ Gia đình 2018: Đồng hành với các gia đình trẻ (2/1/2018)

Lễ Thánh Gia - Năm B (30/12/2017)

Chúa Nhật Iv Mùa Vọng – Năm B - Tiếp Đón Chúa (24/12/2017)

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm B - Chứng nhân của ánh sáng (15/12/2017)

Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B - Chuẩn bị đón chờ Chúa đến (10/12/2017)

7 lời khuyên của Đức Phanxicô để chuẩn bị một bài giảng hay (22/11/2017)

Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm A - Mười Nàng Trinh Nữ (11/11/2017)

Kính nhớ và cầu nguyện cho các Giám mục Việt Nam đã qua đời (3/11/2017)

Không có các Kitô hữu (1/11/2017)

Chúa Kitô chịu đóng đinh là tâm điểm của cuộc đời tôi (30/10/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn