Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   

MỘT VÀI ĐIỀU ĐÁNG ĐỂ TA SUY NGHĨ

1.   Thế giới vô cùng nhỏ bé.

1 gam nước chứa 33.500 tỷ phân tử nước (H2O). 1 nguyên tử H do 1 dương điện tử và 1 âm điện tử làm thành. 1 nguyên tử O có 8 dương điện tử, 8 trung hòa tử và 8 âm điện tử. Cả ba thứ này kết thành 1 nguyên tử O lớn bằng 1/10 triệu ly.

Những nguyên tử này ví như một thái dương hệ. Các âm điện tử di chuyển quanh trung tâm với tốc độ 290.000 km/giây. Có một nguồn năng lượng lớn giữ các điện tử trong quỹ đạo của nó, và nếu rút được năng lượng ấy, ta sẽ có một năng lực phân tán phi thường (bom nguyên tử ứng dụng nguyên lý này).

"Những điện tử chạy quanh nhân nguyên tử với tốc độ 500 tỷ vòng/giây. Như thế số vòng của điện tử trong 1 giây đồng hồ lại nhiều hơn tổng số những giây đồng hồ tính từ Chúa Giáng sinh đến nay".

(Eymieux : Deux Arguments pour le Catholicisme p.114).

2.  
Trái đất là một phép mầu.

Chuyện lạ lùng nhất đối với trái đất là địa vị độc tôn của nó trong cả vũ trụ này, cho tới nay chỉ mình trái đất có sự sống, có loài người và muôn sinh vật khác - mặc dù trái đất rất nhỏ bé so với các định tinh và hành tinh khác, nó chỉ bằng 1/1.300.000 mặt trời. Còn sánh với những "anh chị khổng lồ" khác trong hàng tỷ tỷ tỷ tinh tú trong vũ trụ, trái đất chỉ như hạt cát trên bờ đại dương thôi. Ấy thế mà trái đất được ưu đãi hơn mọi tinh tú khác, bao nhiêu máy móc thăm dò hiện đại cố tìm ra dấu vết sự sống trong vũ trụ, nhưng cho tới nay vẫn "bặt vô âm tín". Đó quả là lạ lùng!

Chuyện lạ thứ hai là: nguyên thủy trái đất chỉ là đất đá trơ trụi, rồi nguồn nước, sự sống được gieo vào từ bao giờ không ai biết, thế rồi sự sống bám rễ, phát triển cho tới nay trong một quy trình sản xuất và tiêu thụ khép kín, bao nhiêu miệng ăn, bao nhiêu loài ăn, cả cây cối cũng bám lấy đất mà ăn. Ấy thế mà "mẹ đất" vẫn cung ứng được đủ thực phẩm cho muôn loài - vòng sản xuất khép kín hoàn toàn, thực phẩm không có nhập từ ngoài vũ trụ, ấy thế mà vẫn tự cung tự cấp được.

Tôi đã hỏi một kỹ sư rằng: người ta có thể chế ra 1 cái máy phát điện tự lực được không? Nghĩa là dynamô phát ra một dòng điện cực mạnh, dòng điện ấy lại được dùng để chạy một động cơ kéo nổi dynamô kia, điện còn dư ra thì thắp sáng, đun nóng,… nghĩa là không cần dùng bất cứ động lực nào để chạy máy ngoài dòng điện nó tự phát ra? Kỹ sư lắc đầu: "Đến tận thế cũng không thể được vì có sự tiêu hao năng lượng, dòng điện phát ra từ dynamô, không thể tái đầu tư vào một động cơ có thể kéo nổi dynamô đó". Ấy thế mà trái đất của chúng ta làm được chuyện ấy đấy, lạ lùng chưa? Cứ tưởng tượng tới một ngày nào đó, đất khô cằn, không còn sản xuất ra của ăn cho muôn loài muôn vật nữa, thì lúc đó sẽ ra sao nhỉ? Chắc tận thế quá!

Chuyện lạ thứ ba của trái đất là đường di chuyển của nó. Các nhà khoa học từ Galileo trở đi, đã khám phá ra trái đất chạy quanh mặt trời và xoay quanh mình. Xoay quanh mình thì 24 giờ được 1 vòng, còn chạy quanh mặt trời thì 365 ngày hết 1 vòng. Không có đường lối nào rõ rệt, cũng không có "bác tài" điều khiển, thế mà con đường vạn lý này gọi là quỹ đạo hình oval (quả trứng) luôn chính xác. Giả như trái đất bay sát mặt trời một tý thì mọi loài thành tro cả, hoặc bay ra xa một tý thì băng tuyết bao trùm cả địa cầu dầy không biết bao km, mà tốc độ của "cỗ xe" trái đất có vừa đâu: 108.000 km/giờ! Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm kia, đường đi lối về cứ chính xác, với hàng tỷ sao trời đua nhau chạy, đụng một phát là nát như tương. Gẫm xem như thế mới thấy trái đất quả là phép mầu của Thiên Chúa!

3.     
Thế giới cực lớn lao.

Địa cầu cách mặt trời 150 triệu km và di chuyển trong quỹ đạo với tốc độ 108.000 km/giờ.

Sao Thủy (Mercure) cách mặt trời 65 triệu km, trong khi Tử Vương Tinh (Pluton) cách xa mặt trời đến 6 tỷ (6 ngàn triệu) km. Mặt trời lớn hơn trái đất 1.300.000 lần, và cũng chỉ là một trưởng nhóm trong hàng tỷ nhóm tinh tú khác trong ngân hà, mà vũ trụ lại còn cả hàng triệu ngân hà khác nữa.

Với viễn vọng kính thường người ta đếm được trên bầu trời 2.270.000 tinh tú, còn với viễn vọng kính hiện đại, thấy xa hơn mắt thường 1.500.000 lần, các nhà thiên văn có thể đếm được trên ngân hà từ 50 đến 80 tỷ sao. Sao Bắc Đẩu cách ta 440.000 tỷ km, còn các sao xa hơn phải tính bằng quang niên (9.460.800.000 km).

Khoảng cách từ đầu đến cuối ngân hà là 100.000 quang niên. Còn nhiều ngân hà khác chưa đếm được, và hiện nay mới đếm được chừng 2 triệu ngân hà: hệ thống Hercule có hàng triệu mặt trời, hệ thống Sagittaire có 800 triệu mặt trời, cách xa trái đất chừng 30.000 quang niên. Còn nhiều ngân hà khác cũng giống như ngân hà của chúng ta, ví dụ: ngân hà Andromède gần ta hơn cả cũng cách xa ta khoảng 750.000 quang niên và có cả ngàn ngân hà khác luân chuyển quanh ta cách xa khoảng 1 tỷ quang niên.

Trước sự kỳ diệu của vũ trụ, Kinh Thánh đã ca lên: "Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung loan báo việc tay Người làm" (Tv 19,1); Và chúng ta phải đồng ý với nhà bác học Cuénot khi ông nói: "Đối với tôi, phép lạ của các phép lạ là vũ trụ này bao giờ cũng đi về trật tự chứ không rơi vào hỗn loạn".

Trước những phép mầu, các nhà khoa học nói gì?

-   
Newton, nhà vật lý, thiên văn vĩ đại của nước Anh, khi dùng kính viễn vọng quan sát vũ trụ đã thốt lên: "Tôi thấy Thiên Chúa đi đi lại lại trước viễn vọng kính của tôi".

-   
Edison, nhà phát minh vĩ đại của Mỹ, ký tên trong sổ vàng khánh thành tháp Eiffel: "Edison, người rất kính trọng và rất cảm phục các kỹ sư, trong đó nổi nhất là Thiên Chúa".

-   
Nhà địa chất của Pháp Pière Terminer viết: "Từ tuổi trẻ cho đến trưởng thành, tôi chỉ chuyên lo nghiên cứu khoa học thiên nhiên ,và không bao giờ vì đó mà giảm bớt đức tin-cậy-mến. Xưa nay tôi vẫn tin, và bây giờ tôi vẫn còn tin đạo Đức Kitô là chân lý, ngoài đạo ấy ra không thể cứu rỗi thế giới bằng cách nào khác…"

(La Joie de connaitre, trang 8).

-   
Ngày 20.7.2009 vừa qua, thế giới cùng với nước Mỹ mừng 40 năm con người đặt chân lên mặt trăng (20.7.1969). Trước ngày xuất phát, bố của phi hành gia B. Aldrin đã trao cho con Thánh Vịnh số 8, bảo con lên đọc trên mặt trăng và anh đã thực hiện: "Oai phong Đức Chúa và phẩm giá con người".

"Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con,
lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!
Uy phong Ngài vượt quá trời cao.
Ngài cho miệng con thơ trẻ nhỏ,
cất tiếng ngợi khen đối lại địch thù,
khiến kẻ thù quân nghịch phải tiêu tan.
Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo,
muôn trăng sao Chúa đã an bài,
thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,
phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm ?
Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy,
ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên,
cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo,
đặt muôn loài muôn sự dưới chân: Nào chiên bò đủ loại,
nào thú vật ngoài đồng, nào chim trời cá biển,
mọi loài ngang dọc khắp trùng dương.
Lạy ĐỨC CHÚA là Chúa chúng con,
lẫy lừng thay danh Chúa trên khắp cả địa cầu!"


Vatican chấp thuận mở án phong thánh cho Tôi tớ Chúa 13 tuổi người Philippines (12/4/2024)

Mùa Chay, hành trình tự do (21/2/2024)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 58 – năm 2024 (30/1/2024)

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô cho Ngày Thế giới Bệnh nhân lần thứ 32 (15/1/2024)

Năm mới theo ý nghĩa Thánh Kinh (5/1/2024)

Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình (16/12/2023)

Sứ điệp Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2023 – “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng” (Rm 12, 12) (1/12/2023)

Các câu trả lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc gặp gỡ các em thiếu nhi (10/11/2023)

Đón nhận hay loại trừ? (31/10/2023)

Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục (27/10/2023)

Bầu khí gia đình (7/9/2011)

Tổ chức một buổi lửa trại (26/8/2011)

"VĂN HÓA SỰ CHẾT" trước thực trạng "Sống chung - Sống thử" (12/8/2011)

Giáo lý chuẩn bị Đại hội Gia đình thế giới 2012 - Bài 10: Ngày lễ - Thời gian dành cho cộng đoàn (20/7/2011)

Giáo lý chuẩn bị Đại hội Gia đình thế giới 2012 - Bài 9: Ngày lễ - Thời gian dành cho Chúa (17/7/2011)

Giáo lý chuẩn bị Đại hội Gia đình thế giới 2012 - Bài 8: Ngày lễ - Thời gian dành cho gia đình (15/7/2011)

Giáo lý chuẩn bị Đại hội Gia đình thế giới 2012 - Bài 7: Công việc - Thách đố đối với gia đình (13/7/2011)

40 câu hỏi & đáp vế tông huấn Familiaris Consortio (8/7/2011)

Giáo lý chuẩn bị Đại hội Gia đình thế giới 2012 - Bài 6: Công việc - Nguồn sống đối với gia đình (3/7/2011)

Giáo lý chuẩn bị Đại hội Gia đình thế giới 2012 - Bài 5: Công việc và ngày lễ trong gia đình (30/6/2011)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn