Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Trang phục của Ba

Lúc nhỏ, bộ đồ ba thường mặc luôn khiến tôi thấy sượng sùng. Tôi muốn ba ăn mặc giống giám đốc, bác sĩ, kỹ sư, hay giống ông chủ tịch phường xã, ông công an oai vệ, chứ không phải là bộ đồ bảo vệ xóm chợ như tôi vẫn trông thấy hằng ngày.
 
Hồi còn bé, tôi nhớ mình hồn nhiên làm sao, ríu rít như ong vỡ tổ khi được ba hoặc mẹ đón lúc tan học, lúc đó tôi chỉ cần được xà vào lòng và được ba mẹ ôm hôn là tôi sung sướng hạnh phúc rồi, chẳng cần gì khác nữa.

Thời cấp I, cấp II, tôi rất sợ cảnh giáo viên chủ nhiệm hỏi thông tin về nghề nghiệp của ba mẹ. Trong khi ba mẹ của chúng bạn trong lớp hầu hết là giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, nhân viên văn phòng, còn không thì là công nhân… Tim tôi đập thình thịch, mắt nhìn xa xăm và mặt đỏ bừng khi đến lượt tôi phải trả lời câu hỏi không muốn trả lời chút nào: “Ba em làm nghề bảo vệ, còn mẹ em đi bán vé số”. Tôi sợ cảnh ba đi họp phụ huynh, không phải vì kết quả học tập của tôi, nhưng tôi ngại ngùng với bộ đồ của ba. Có lần tôi nói: “Ba không cần đi họp phụ huynh cho cho con đâu, ba còn công việc của ba mà!” Ba tôi biết mẹ luôn chạy vạy, lo toan chật vật bươn chải cuộc sống nên chẳng có thời gian đâu để đi hội họp gì, nên ba đã nhờ chú hàng xóm trông hộ để đi dự cuộc họp phụ huynh cho tôi.
 
Trông thấy ba mẹ các bạn đi xe hơi, xe máy thời hiện đại, diện những bộ áo quần, giày dép hàng hiệu trông thật đẹp mắt. Còn nhìn ba tôi, ì ạch với chiếc xe đạp lỗi thời, cùng bộ đồ đã phai màu theo năm tháng, lại còn đôi giày đã gần rụng đế nữa… Ôi, tôi ngượng ngùng với đám bạn làm sao, muốn né đi thì tốt hơn.

Lớn hơn một chút, ngày trường tôi tổng kết năm học lúc tôi học cấp III, lần này mẹ có chút tiền dành dụm, tích góp nên chuẩn bị cho ba bộ đồ trông tử tế, lịch lãm hẳn. Tôi nhìn ba “đẹp trai lạ thường”, lần này sự xuất hiện của ba làm cho tôi ngưỡng mộ, tự tin, chứ không phải như cái cảm giác sượng sùng xấu hổ của ít năm về trước. Ba tự hào về kết quả học tâp của tôi, và tôi lại hãnh diện về ba khi trông ba thật khác. Đứa bạn thân của tôi, nó có chút gượng gạo cười khi thấy ba con tôi vui vẻ bên nhau. Nó tâm sự về gia đình nó thật buồn: ba nó là giám đốc nay có bồ nhí, mẹ nó sinh ra chán nản, nên cũng chẳng lo lắng quan tâm gì đến gia đình, lấy đâu mà đi họp phụ huynh cho nó…Nhà nó giàu của cải, nhưng tình yêu thương thì nó muốn được một chút xíu của tôi.

Tôi cảm thấy lại càng yêu ba hơn, vì ba đã bươn chải để lo lắng cho gia đình. Tôi thật xấu hổ khi nhớ lại có lần tôi chê ba không có học, không có cái nghề cho ra trò, không có bộ đồ cho tử tế. Ba tôi cũng chỉ biết cố gắng làm tròn công việc bảo vệ an ninh, quét dọn chợ để người ta an tâm buôn bán. Còn áo quần thì ba nói: “Dáng vẻ bên ngoài, áo quần đối với ba không quan trọng con ạ!” Sau này tôi mới biết được rằng mẹ mua đồ cho ba, ba chẳng chịu mặc, ba buộc mẹ trả lại, ba chỉ mặc đồ cũ, dành tiền cho tôi và đứa em gái ăn học, may đồ để chúng tôi có đồ mới với chúng bạn.

Hôm nay “Ngày của cha”, Chúa Nhật tuần 3 tháng 6, người ta dành để nhớ về người cha. Có lẽ tôi sẽ chẳng biết làm gì khác để tỏ lòng hiếu thảo đối với ba, ngoài việc gọi một cú điện thoại với những lời chúc chân thành, yêu thương đến ba. Và sẽ cố gắng học hành cho thật tôt. Tôi quyết tâm tháng lương đầu tiên sẽ mua tặng ba bộ đồ mới, đôi giày mới, và sẽ tặng ba chiếc xe tốt hơn chiếc xe đạp đã cũ.

Ba, tuy xa ba nhưng con vẫn không quên những gì ba đã dạy dỗ và hướng dẫn con, cũng như tình yêu thương ba đã dành cho con. Con cám ơn ba thật nhiều!
 
Catarina Hồng Diệu
Tập sinh MTG. Thủ Đức


2024: Năm Đức Mẹ ban tràn đầy hy vọng (5/2/2024)

ĐGM Barron: Tuyên ngôn mới của Vatican khẳng định giáo huấn vượt thời gian của Giáo hội về hôn nhân (26/12/2023)

Phụ Huynh của Tuổi Teen (27/11/2023)

Sức mạnh của từ ngữ (10/11/2023)

Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được (27/10/2023)

Trẻ cảm thấy thế nào khi cha mẹ cãi nhau? (19/10/2023)

Trẻ em cảm thấy thế nào khi chúng ta than phiền về chúng ngay trước mặt chúng (15/9/2023)

Giáo dục: Chuyện của con tim (31/8/2023)

Nói gì khi con không muốn tham dự Thánh Lễ (3/8/2023)

Ngàn lần xin lỗi em! (7/7/2023)

Là một người cha ‘tâm lý’, bạn nhất định phải dạy con trai mình 8 điều này (7/6/2017)

Trẻ có xuất sắc hay không phụ thuộc vào tính cách của người mẹ (26/5/2017)

Phim ngắn (20/5/2017)

Viết cho tuổi 60 và cận tuổi 60 (15/5/2017)

Bí quyết để trở lại làm việc sau kì nghỉ (15/5/2017)

Thư gửi Thầy kính yêu (8/5/2017)

Hãy giáo dục giới tính cho con từ thuở lên 2 (13/4/2017)

5 phương cách chữa trị cho cặp đôi bằng du lịch (31/3/2017)

“Con có thấy cha là một người cha tốt hay không?” (*) (24/3/2017)

Mẹ giận tái mặt vì con trai cãi lại, người bố chỉ đưa 1 tờ giấy, đọc xong cậu chấn động từ đó không bao giờ cãi mẹ nữa (10/3/2017)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn