Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Gia đình, cái nôi của lòng trắc ẩn
 
“Chúa là Đấng từ bi nhân hậu.
Người chậm giận và giàu tình thương” 
(Xh 34: 6)

Cha chúng ta là thế đấy - nhân hậu, từ bi, giàu tình thương, chậm giận, nếu có giận, giận trong giây lát, nhưng yêu thương, thương suốt cả đời... Ngài “đầy yêu thương trong mọi việc Ngài làm”. (Xh 34: 6)  “Chúa nhân ái đối với mọi người, tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên”: Chúa xử khoan dung với hết mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa” (Kn 11: 22-26).

Dường như ngôn từ của con người khó diễn tả hết “tấm lòng” của Đấng Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Thế nhưng chúng ta có cảm nhận được niềm hạnh phúc của người có một người Cha tuyệt vời như thế không? Ta có liên lỉ tạ ơn Ngài không hay chỉ loay hoay với những lo toan cơm áo gạo tiền, với những tình đời giới hạn lắm phen cũng “bạc như tiền”, với công kia việc nọ, với những toan tính đáp ứng nhu cầu cuộc sống vật chất hơn là cảm nếm sự sống, niềm vui của những người con được yêu thương?
 
Có lẽ giới tu sĩ không thể hiểu thấu hết nỗi lòng của Chúa là CHA như những người đã làm cha, làm mẹ sống trong bậc gia đình. Người làm cha, làm mẹ có thể lấy kinh nghiệm thương con cái mà cảm nhận phần nào tình CHA của Thiên Chúa và gẫm suy cách thương con của mình. Thương thì thương quá đi chứ nhưng cách thương đó có làm cho con cái cảm nhận được “cái tình” mà ta muốn trao cho chúng không? Hãy nhìn lên khuôn mẫu rất chuẩn của TÌNH CHA - TÌNH MẸ nơi Thiên Chúa Cha, Đấng nhân hậu, từ bi, giàu lòng thương xót… Đặc biệt trong năm nay, Giáo hội nhắc nhở chúng ta dừng lại để cảm nếm tình Ngài và noi gương lòng từ tâm của Ngài khi chúng ta đối xử với nhau trong gia đình, nhất là đối với con cái, những người mà chúng ta thương hơn chính bản thân mình nữa! Vì chưng gia đình chính là nơi mà “ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui, hạnh phúc”. Gia đình là nơi mà chữ tình được nảy nở, nuôi dưỡng và tăng trưởng. Nơi đây chính là cái nôi, là môi trường thực thi và đào luyện lòng nhân hậu, từ bi, lòng trắc ẩn, khoan dung, chạnh thương và từ tâm... Nơi đây mỗi thành viên trở thành khí cụ của lòng thương xót nếu gương mẫu về chữ tình, về tấm lòng của Thiên Chúa, Đấng là CHA nhân hậu được noi theo, được họa lại.

CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CẦN DẠY CON: LÒNG NHÂN ÁI, LÒNG TRẮC ẨN, SỰ KHOAN DUNG…

Đạo đức không phải là thứ mà các bậc phụ huynh có thể dạy cho con trẻ từ sách giáo khoa. Cách tốt nhất để dạy con về yêu thương, về những giá trị đạo đức không gì bằng cho chúng kinh nghiệm, những cảm nhận trực tiếp, sống động những gì mình muốn dạy, muốn trao. Chỉ có gương sống và những lời nhắc nhở kịp thời của cha mẹ mới có thể tạo ra giá trị đạo đức, cốt cách và lòng tốt ở con ngay từ khi chúng còn bé.

Cuộc sống của con trẻ có giá trị hay không là phụ thuộc vào lòng trắc ẩn, sự khoan dung, độ lượng của chúng khi sống chung và tương quan với người khác. Lòng trắc ẩn là sự cảm thông giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn hơn mình, là tự đặt mình vào vị trí của họ để cảm nhận được những khó khăn, nỗi đau, sự bất hạnh mà họ phải chịu đựng. Còn khoan dung là biết lắng nghe để hiểu người khác, biết tha thứ,  không chấp nhất, không thô bạo, không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác, luôn tôn trọng và chấp nhận người khác.

“Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”
, Pierre Benoit đã khẳng định như thế. Lòng khoan dung giúp ta có được sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn, tránh khỏi những toan tính, đố kị, và cố gắng bồi dưỡng thêm sự cao thượng. Lòng khoan dung độ lượng chính là báu vật của mọi mối quan hệ, nhờ nó mà xã hội và gia đình có được sự an vui thuận hòa, thân thiện. Mặt khác, những mâu thuẫn, xung đột sẽ nhanh chóng được giải quyết.“Một điều nhịn bằng chín điều lành”. Cố gắng đặt mình vào địa vị đối phương, sẵn lòng bỏ qua những thiếu sót và cùng nhau bắt tay làm lại sẽ giúp cho mọi việc thuận buồm xuôi gió. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, sự khoan dung tác động đến trái tim, khiến người khác hối hận, được cảm hóa và sửa chữa lỗi lầm.

Theo Sigmund Freud, trong con người chúng ta tồn tại hai con thú “thiện, ác”. Con thú chiến thắng là con thú mà ta cho ăn và nuôi dưỡng thường xuyên. Nơi trẻ “tính bản thiện” vẫn còn ở cao độ. Trẻ con luôn biết cảm thông và trải lòng với người khác. Chúng dễ kết bạn và được nhiều người yêu quý. Vì thế,  cha mẹ cần uốn nắn và gieo vào con cái lòng trắc ẩn, khoan dung, nhân hậu và tha thứ càng sớm càng tốt. Ngay từ khi trẻ còn bé, cha mẹ cần dạy cho chúng sống chan hòa và thuận thảo với người khác để sự hẹp hòi, nhỏ nhen, ích kỷ tồn tại trong mỗi người sẽ phai mờ dần.

Trong mối quan hệ gia đình, 
thương yêu nhau là cội nguồn hạnh phúc. Lòng nhân ái của cha mẹ là nền tảng của mọi sự tốt đẹp trong gia đình. Tấm lòng của cha mẹ giúp họ bỏ qua nhiều điều và thường xuyên làm mới lại mối tương quan. Dù con cái có làm gì sai trái đi chăng nữa, cha mẹ vẫn luôn giang rộng cánh tay chào đón chúng trở về. Chính kinh nghiệm tình thương yêu sâu rộng của cha mẹ, bài học khoan dung, trắc ẩn đó sẽ được trẻ áp dụng cho người khác trên trường đời. Cha mẹ có trách nhiệm giúp trẻ có được một trái tim sẵn sàng mở ra và dễ rung cảm với nỗi đau của người khác từ người gần nhất đến kẻ xa lạ.

Người xưa thường nói: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Những năm tháng đầu đời của trẻ là khoảng thời gian tốt nhất để cha mẹ bắt đầu vun xới lòng trắc ẩn cho trẻ, bởi vì cha mẹ luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn này. Để giữ tâm hồn và tình cảm của trẻ luôn trong sáng, hướng thiện, chúng ta cần bắt đầu dạy cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ; càng sớm, hiệu quả càng cao. Chúng ta không phủ nhận vai trò của nhà trường và môi trường xã hội trong việc hình thành nhân cách mỗi người, nhưng đừng quên rằng gia đình mới thật là mảnh đất đầu tiên gieo vãi và nuôi dưỡng hạt giống tốt hoặc xấu trong tâm hồn trẻ. Gia đình là nơi tốt nhất để ươm mầm tấm lòng nhân hậu. 

Dạy trẻ tình yêu thương không gì tốt hơn bằng cách cho trẻ cảm nhận được “tấm lòng” của mẹ cha, của những người thân quen xa gần qua cách họ ứng xử với trẻ và với những người chung quanh, đặc biệt là với những người thiệt thòi, bé nhỏ, nghèo nàn...? Trẻ sẽ học được bài học sâu sắc về tình thương yêu, không phân biệt đối xử qua sự tôn trọng, dịu dàng và mau mắn giúp đỡ của người lớn.

MỘT SỐ CÁCH THỨC ĐỂ VUN TRỒNG LÒNG NHÂN ÁI, TRẮC ẨN VÀ SỰ KHOAN DUNG NƠI TRẺ

Lòng nhân ái, trắc ẩn và khoan dung… là những điều tuyệt vời trong đời. Chúng giúp ta gần Chúa và anh chị em hơn. Những gợi ý dưới đây có thể giúp gieo mầm tốt lành đó vào trái tim của trẻ.

Dạy từ sách báo, phim ảnh, chuyện kể
: Những câu chuyện cổ tích sẽ là một “kho tàng” để dạy con. Trẻ rất thích nghe kể chuyện và thường nhập vai với hết cảm xúc của mình. Bên cạnh đó, những chương trình truyền hình có tính nhân đạo cũng là một kênh có thể khơi gợi lên cho trẻ lòng thương người, giúp bé phân biệt được tốt - xấu, đúng - sai.

Để trẻ tiếp xúc với người thật việc thật
: Một trong những phương cách hiệu quả nhất để dạy trẻ về chuẩn mực đạo đức là cho trẻ tiếp xúc với những gương điển hình. Cha mẹ cần chỉ cho trẻ thấy những tấm gương về lòng tốt trong đời thật đồng thời giúp trẻ nhận ra những hành động thờ ơ, vô tâm và vô trách nhiệm để trẻ tránh rơi vào.

Dạy trẻ nghĩ và quan tâm đến người khác
: Giúp trẻ tự nhận biết cảm xúc của mình là điều tốt đồng thời dạy cho trẻ biết chú ý đến cảm xúc của người khác. Tiếp xúc và nghe biết về hoàn cảnh của những số phận khác nhau sẽ khơi gợi lòng trắc ẩn nơi trẻ.

Kịp thời giải thích khi trẻ sai
: Ngay khi trẻ có nhận định sai trái về một chuyện nào đó, ngay lập tức phụ huynh cần giải thích cho bé sự sai trái đó. Điều này giúp trẻ điều chỉnh lại được cách nhìn của mình và trở nên chín chắn hơn. Mỗi khi trẻ có ý xem thường, hằn học, ghét bỏ ai, phụ huynh cần thể hiện thái độ không tán thành, hoặc lắng nghe bất hợp tác.  Đó chính là thông điệp rõ ràng cho trẻ hiểu những việc không nên làm.

Khen ngợi ý nghĩ, hành vi tốt của trẻ
: Đừng tiếc lời khen nếu trẻ đang cố gắng làm những việc tốt để giúp đỡ người khác. Lời khen này chẳng khác gì động viên, gợi hứng cho trẻ yêu thích làm điều tốt và giúp trẻ tin tưởng vào hành động của mình là đúng đắn, tốt đẹp, được mọi người ủng hộ và vì thế trẻ sẽ cố gắng phát huy.

Động viên trẻ tham gia các hoạt động từ thiện
: Các hoạt động từ thiện là môi trường rất tốt để trẻ xây dựng lòng trắc ẩn. Qua đó, trẻ sẽ biết đến những nỗi khổ mình chưa trải qua và trong khả năng mình trẻ sẽ sẵn lòng giúp đỡ người khác.

Trở thành tấm gương để trẻ noi theo
: Cách tốt nhất để dạy trẻ chính là cha mẹ trở thành tấm gương cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên giải thích cho con những lý do mà mình giúp đỡ cho ai đó để trẻ hiểu hơn ý nghĩa và động lực của những hành động. Cha mẹ thực sự là “người mẫu” rất quan trọng để trẻ học hỏi những cách cư xử đúng đắn. 

Cho trẻ thấy những điều tốt đẹp nơi bản thân chúng :
 Những đứa trẻ cảm thấy mình xấu xa thường xử tệ với người khác. Ngược lại, trẻ nào có lòng tự trọng cao thường có sự đánh giá bản thân tốt hơn, biết tôn trọng chính mình và người khác nữa. Cần giúp cho con em quý vị cảm thấy rằng chúng được mọi người chấp nhận, tôn trọng và đánh giá cao để trẻ cũng hành xử với những người xung quanh như thế!

Có thái độ tốt với người khác
: Đừng quên rằng trẻ em luôn rất nhạy cảm và chú ý lắng nghe, quan sát. Vì thế, cha mẹ cần tránh tối đa có những kiểu nhận xét thiếu tinh thần xây dựng hay nói xấu người khác trước mặt trẻ. Ngay cả khi những điều ta nói ra là đúng sự thật thì chúng vẫn có thể làm vô hiệu thái độ tôn trọng, biết cảm thông và khoan dung của trẻ.

Để ý đến cách thức truyền đạt cho trẻ:
 Phụ huynh cần luôn bình tĩnh phân tích, không áp đặt, đồng thời nhẹ nhàng gợi ý hoặc nhắc nhở. Xin phụ huynh nhớ cho rằng lời ngọt ngào dễ chạm trái tim và để lại dấu ấn sâu sắc và lâu bền trên đó.

Tạo cơ hội để trẻ khám phá những điều bổ ích:
 Nhiều cha mẹ đơn giản nghĩ rằng vì muốn con thành công nên thường ép buộc con suốt ngày phải ôm lấy bài vở, điểm số và thi đua…. Những đứa trẻ bị ép buộc như thế chắc hẳn sẽ căng thẳng, mệt mỏi, mất hứng thú trong cuộc sống và bỏ qua nhiều điều thú vị và đáng nhớ của tuổi thơ. Ngoài việc học, trẻ rất cần tìm hiểu, khám phá nhiều điều bổ ích khác không có trong sách vở để sống có nghĩa tình với mọi người, mọi loài.

Để kết luận, mong rằng câu chuyện sau đây sẽ gợi ý cho phụ huynh trong cách giáo dục con. Tình yêu thương luôn gắn liền với trách nhiệm và lòng vị tha, luôn lắng nghe trẻ tâm sự, chia sẻ với con, thông cảm với những suy tư, nỗi buồn của con, đồng thời tỏ thái độ bao dung, thông cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn. Câu chuyện có tên ‘Hãy nhân ái với kẻ thù của con, và hãy cầu nguyện cho những người ngược đãi con’ được trích từ Godswork.

Một bé gái Hàn Quốc mồ côi được đưa đến Mỹ làm con nuôi. Cô bé lớn lên và trưởng thành trong gia đình mới nhưng vẫn có vóc người nhỏ xíu. Tên cô bé là Edie.

Khi Edie học lớp hai, một ngày nọ cô bé chạy từ trường về nhà khóc nức nở. Hôm đó, lớp Edie nhận ba bạn gái mới vào. Trong suốt giờ giải lao đầu tiên, các bạn lao vào cấu, xô đẩy Edie bé nhỏ và dọa đánh cô.

Được biết ba cô bé kia từng gây rối ở một số trường khác. Chúng đang được cho thêm một cơ hội nữa để làm lại từ đầu ở ngôi trường mới này.

“Những cô bé ấy chắc chắn đã phải chịu một tuổi thơ rất đau đớn, vì vậy chúng luôn giận dữ” - Bà mẹ nói. “Kinh Thánh dạy rằng: Hãy nhân ái với kẻ thù của con, và hãy cầu nguyện cho những người ngược đãi con. Edie, con hãy cầu nguyện”. Sau đó hai mẹ con cầu nguyện cho ba cô gái và xin Chúa cho một kế hoạch hành động.

Mẹ Edie dặn con. “
Nếu các bạn bắt đầu bắt nạt con, hãy nói với các bạn rằng: Tôi thực sự muốn làm bạn với các bạn! Con có đủ dũng cảm để làm điều đó không?”. Cô gái bé nhỏ vui tươi trở lại, cô nhìn mẹ rồi nói: “Vâng, thưa mẹ, con sẽ cố gắng”.

Từ sáng hôm sau, hàng ngày trước khi đi học, Edie đều cùng mẹ cầu nguyện cho cô được an toàn và dũng cảm, cho các cô bé kia có được tình yêu thương của Chúa. Hàng ngày, ba cô bé cá biệt vẫn xô đẩy nhau vào Edie, gọi tên Edie và cố véo Edie một, hai cái.

Mỗi lần như vậy, Edie đều nhìn vào mặt các bạn và nói: “
Mình thực sự muốn làm bạn với các bạn”. Sau khoảng hai tuần, Edie trở về nhà với vẻ mặt vô cùng chán nản. Cô bé nói với mẹ rằng cô không nghĩ cách này có tác dụng. Sau khi hai mẹ con nói chuyện thêm về việc này, cô bé quyết định sẽ tiếp tục cố gắng và tiếp tục nói với ba bạn kia một cách chân thành: “Mình thực sự muốn làm bạn với các bạn” mà.

Một ngày vào tuần sau đó, Edie chạy hộc tốc về nhà hét lớn: 
Mẹ ơi, mẹ ơi, hãy đoán xem hôm nay đã xảy ra điều gì? Một trong ba bạn đã nói: “Được rồi, Edie, chúng tớ sẽ không trêu bạn nữa, chúng ta sẽ là bạn”.

Edie và mẹ cảm ơn Chúa vì lòng từ bi khoan dung của Người. Một thời gian ngắn sau đó, vì ba trẻ kia không hiểu các bài giảng. Edie trở thành gia sư cho các bạn.

Đến cuối năm học, ba cô bé ngỗ nghịch trước đây đã hoàn toàn thay đổi. Lòng nhân ái của Edie đã cảm hóa bạn mình. Edie đã làm được điều này nhờ sự hướng dẫn và đồng hành của mẹ.

M. Thécla Trần Thị Giồng - Dòng Đức Bà
(Cgvdt.vn) 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Thay đổi cuộc sống – lợi ích của một lời xin lỗi (5/5/2016)

9 điều tôi muốn biết trước khi lập gia đình (21/4/2016)

Mười điểm chính của Tông huấn Amoris Laetitia (12/4/2016)

Gia đình, cái nôi của lòng trắc ẩn (23/3/2016)

5 cách ma quỷ tấn công trong mùa Chay (9/3/2016)

Thư tình gửi vợ tương lai (25/2/2016)

5 phương thức chống lại nỗi buồn (21/2/2016)

50 câu nói chúng ta nên thường sử dụng với con cái (19/1/2016)

Dành thời gian cho gia đình - Yếu tố quan trọng cần ưu tiên (12/1/2016)

Sức mạnh của việc xin lỗi (24/12/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn