Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Đọc lại Thông điệp Mùa Chay 2015 của ĐTC Phanxicô
 

“Hãy làm cho những con tim trở nên mạnh mẽ” (Gc 5,8).

Anh chị em thân mến,

Mùa Chay là thời gian canh tân toàn thể Giáo hội, các cộng đoàn và các tín hữu. Hơn thế, đây là ‘thời của ân phúc’ (2Cr 6,2). Thiên Chúa không đòi hỏi điều gì mà Ngài chưa ban cho chúng ta trước. “Con yêu Chúa vì Ngài đã yêu con trước” (1Gn 4,19). Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Mỗi người đều có chỗ trong trái tim của Người. Ngài biết chúng ta từng người một, chăm sóc từng người và luôn tìm kiếm khi chúng ta quay lưng với Ngài. Ngài quan tâm tới mỗi người trong chúng ta; vì yêu, Ngài không bao giờ hững hờ với những gì xảy ra cho chúng ta. Thường thì khi chúng ta mạnh khỏe, chúng ta quên hết mọi người khác (Thiên Chúa là Cha không bao giờ cư xử như vậy): chúng ta không quan tâm đến những rắc rối của người khác, những đau khổ, bất công mà họ phải chịu… Trái tim chúng ta trở nên lạnh lùng. Khi tôi có sức khỏe và cảm thấy thoải mái, tôi ít nghĩ đến những ngày thiếu thốn hơn. Ngày nay, thái độ ích kỷ vô cảm này đã lây lan toàn cầu, nhiều đến độ ta có thể nói có một sự vô cảm toàn cầu hóa. Đó là một vấn đề mà người Kitô hữu cần phải đối diện.

Khi dân Chúa quay trở lại với tình yêu của Người, họ tìm thấy câu trả lời cho vấn đề mà lịch sử luôn nhắc đến. Một trong những thách thức lớn nhất mà tôi muốn đề cập trong thông điệp này chính là sự vô cảm toàn cầu hóa.

Vô cảm với anh em và với Thiên Chúa, cũng là cám dỗ đặc trưng thực sự của người Kitô hữu. Mỗi năm vào mùa Chay, chúng ta cần nghe lại một lần nữa tiếng quở trách của các tiên tri về sự cứng lòng của lương tâm chúng ta.

Thiên Chúa đã không vô cảm với thế gian; Ngài yêu loài người đến độ ban Con Một để cứu độ nó. Qua mầu nhiệm Nhập Thể, cuộc sống nơi trần gian, cái chết, và sự sống lại của Con Thiên Chúa, cánh cổng giữa Thiên Chúa và nhân loại, giữa thiên đàng và trần gian, một lần nữa mở ra cho tất cả mọi người. Giáo hội như là bàn tay mở cánh cổng đó, qua đó Giáo hội công bố Lời Chúa, cử hành các bí tích, làm chứng nhân đức tin với các hoạt động xuất phát từ tình yêu (Gl 5,6). Nhưng thế gian có khuynh hướng muốn rút lui và đóng lại cánh cửa mà qua đó Thiên Chúa đến với con người và con người đến với Thiên Chúa. Vì thế, bàn tay là Giáo hội, sẽ phải không bao giờ ngạc nhiên nếu bị từ chối, bị xô đẩy và bị gây thương tổn.

Dân Thiên Chúa cần được canh tân từ bên trong, làm sao để đừng trở nên vô cảm và tự rút lui. Để giúp ích cho sự đổi mới này, tôi đề nghị ba đoạn Kinh Thánh cần suy ngẫm.

1.    
“Nếu một người đau đớn, tất cả cùng đau đớn” (1Cr 12,26) – Giáo Hội

Tinh yêu của Thiên Chúa phá bỏ thảm họa rút lui khỏi chính mình là sự vô cảm. Giáo hội đem tình yêu Thiên Chúa đến cho chúng ta bằng sự rao giảng và đặc biệt bằng chứng tá của mình. Nhưng chúng ta chỉ có thể làm chứng cho những gì chúng ta đã kinh qua. Người Kitô hữu là người để Thiên Chúa bảo vệ mình bằng lòng nhân từ và thương xót của Ngài, với Đức Kitô chúng ta có thể trở nên giống Người, như Đức Kitô chúng ta có thể phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Điều này có thể nhận ra trong phụng vụ của thứ Năm Tuần Thánh, với nghi thức rửa chân. Thánh Phêrô đã không muốn Chúa Giêsu rửa chân cho ông, nhưng ông đã nhận ra rằng Chúa muốn làm gương để ông rửa chân cho người khác. Chỉ những ai để cho Chúa rửa chân cho mình trước, mới có thể làm điều này cho người khác. Chỉ những ai tham phần với Ngài (Ga 13,8) mới có thể phục vụ tha nhân.

Mùa Chay là mùa thích hợp để Chúa Giêsu phục vụ chúng ta và chúng ta trở nên giống Ngài hơn. Điều này xảy ra khi ta lắng nghe Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích, đăc biệt là bí tích Thánh Thể. Chúng ta sẽ trở nên thân thể Đức Kitô. Trong nhiệm thể này không có chỗ cho sự vô cảm, là cái mà dường như hay đóng đô trong trái tim chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta có Đức Kitô, thuộc về Ngài và trong Ngài, chúng ta mới không thể hờ hững với người khác. “Nếu một bộ phận đau, tất cả bộ phận khác đều cùng đau; nếu một bộ phận được tôn vinh, tất cả các thành phần khác cùng chia sẻ niềm vui đó” 1Cr 12,26).

Giáo hội là cộng đoàn thánh thiện không chỉ vì có các thánh nhưng vì Giáo hội là cộng đoàn có nhiều điều thánh thiêng: Tình yêu Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta trong Đức Kitô và tất cả tặng phẩm của Ngài. Những tặng phẩm này là lời đáp trả của những ai để cho tình yêu Thiên Chúa đụng chạm vào. Trong cộng đoàn các thánh này, nơi chia sẻ những điều thánh thiêng, không ai sở hữu bất cứ thứ gì một mình mình, nhưng chia sẻ mọi việc với mọi người. Và khi chúng ta kết hiệp với Chúa, chúng ta có thể làm nhiều việc cho những người xa lạ, những người mà tự mình ta sẽ không bao giờ vươn tới, bởi vì với họ và vì họ, chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho ta mở lòng ra với kế hoạch cứu độ của Ngài.

2.    
“Em ngươi ở đâu?” (St 4,9) – Giáo xứ và các cộng đoàn

Tất cả những gì chúng ta đã nói về Giáo hội toàn cầu phải được áp dụng ngay bây giờ cho cuộc sống của giáo xứ và các cộng đoàn. Có phải cơ cấu hội thánh cho phép chúng ta trải nghiệm việc trở thành thành phần của một thân thể? Một thân thể được đón nhận và chia sẻ những gì Thiên Chúa ban tặng? Một thân thể hiểu biết và chăm sóc những thành phần yếu ớt, nghèo khổ và tầm thường nhất? Hay là chúng ta trốn tránh trong tình yêu vũ trụ cái mà có thể ôm trùm toàn thế giới trong khi bó tay với một Lazarô ngồi ngay trước cửa nhà mình (Lc 16,19-31)?

Để nhận được những gì Thiên Chúa tặng ban và làm cho nó sinh hoa kết trái phong phú, chúng ta cần bước ra ngoài ranh giới của Giáo hội hữu hình ở hai chỗ.

Thứ nhất, gắn kết chính chúng ta trong kinh nguyện với Giáo hội khải hoàn. Những lời cầu nguyện của Giáo hội chiến đấu đang ở trần gian, tạo thành một công đoàn yêu thương và phục vụ lẫn nhau sẽ đạt tới lòng thương xót của Chúa. Cùng với các Thánh đã khám phá ra vẻ đẹp hoàn hảo của Thiên Chúa, chúng ta sẽ tạo nên một thành phần của cộng đoàn mà nơi đó, tình yêu sẽ chiến thắng sự vô cảm. Giáo hội khải hoàn không chiến thắng vì sự quay lưng với những đau khổ của thế gian và vui mừng một mình trong sự hoàn hảo. Hơn thế, các thánh đã suy ngắm trong hân hoan sự thật, thông qua cái chết và sống lại của Chúa Giêsu, họ đã chiến thắng một lần và vượt trên tất cả vô cảm, khổ nhọc của yêu thương và thù hận. Các thánh sẽ tiếp tục đồng hành với chúng ta trên con đường hành hương này, cho đến khi tình yêu chiến thắng toàn thế giới. Thánh Têrêsa Lisieux, tiến sĩ Hội thánh, đã cho rằng niềm vui chiến thắng của thập giá nơi thiên đàng vẫn chưa hoàn hảo khi con người trần gian còn đau khổ và kêu rên: “Tôi hoàn toàn tin rằng tôi sẽ không nhàn rỗi nơi thiên đàng; mong ước của tôi là tiếp tục hoạt động cho Giáo hội và cho các linh hồn” (Thư 254, 14.7.1897).

Chúng ta thông phần công nghiệp và sự vui mừng của các thánh, như các ngài cũng hỗ trợ chúng ta chiến đấu tìm kiếm hòa bình và hòa giải. Niềm vui chiến thắng nơi Đức Kitô phục sinh của các thánh, sẽ cho chúng ta sức mạnh để chiến đấu, vượt qua sự vô cảm và chai lì của con tim.

Thứ hai, mỗi cộng đoàn Kitô hữu được mời gọi đi ra khỏi phạm vi của mình để hòa đồng với cuộc sống xã hội rộng lớn hơn và một thành phần trong đó, đặc biệt là người nghèo khổ, thấp kém. Giáo hội là một sứ mạng tự nhiên; không tự cô lập mình nhưng lan truyền cho khắp mọi dân tộc và mọi quốc gia.

Sứ mạng của Giáo hội là làm chứng nhân trung kiên cho Đấng lôi kéo mọi tạo vật và mọi người đến với Chúa Cha. Sứ mạng của Giáo hội là mang đến cho mọi người một tình yêu không thể không nói ra. Giáo hội bước theo Chúa Giêsu trên con đường đến với mọi người nam nữ, đến tận cùng thế giới (Cv 1,8). Vì thế, với mọi người chung quanh, chúng ta phải xem họ như anh chị em vì Đức Kitô đã chết và sống lại vì họ. Những gì chúng ta nhận được cũng hãy cho lại như vậy. Tương tự như thế, những gì anh chị em chúng ta có được, cũng là quà tặng của Giáo hội và của toàn thể nhân loại.

Anh chị em thân mến, tôi mong ước biết bao rằng tất cả những nơi mà Giáo hội hiện diện, đặc biệt là ở giáo xứ và trong các cộng đoàn, sẽ trở thành những hòn đảo của lòng thương xót giữa biển đời vô cảm này!

3.    
“Hãy bền tâm vững chí!” (Gc 5,8) – Cá nhân Kitô hữu

Như một cá thể, chúng ta cũng bị cám dỗ sống vô cảm. Bị tràn ngập bởi những tin tức và hình ảnh đau khổ của con người, chúng ta thường cảm thấy hoàn toàn không giúp được gì. Chúng ta phải làm gì để tránh bị giam hãm trong sự thù hận và bất lực?

Trước tiên, chúng ta cần cầu nguyện trong cộng đoàn với Hội thánh tại thế và Hội thánh trên trời. Chúng ta đừng coi thường sức mạnh của việc hiệp nhất trong cầu nguyện! Sáng kiến ‘24 giờ dành cho Chúa’ mà tôi hy vọng sẽ được nghiên cứu vào ngày 13-14 tháng Ba trong Giáo hội, ở cấp độ giáo hạt, sẽ mang ý nghĩa là một tín hiệu cho việc cần phải cầu nguyện.

Thứ đến, chúng ta cần những hoạt động bác ái, vươn ra những người ở khắp nơi thông qua nhiều tổ chức bác ái của Giáo hội. Mùa Chay là thời gian thích hợp để bày tỏ sự quan tâm đến tha nhân, bằng những dấu hiệu nhỏ bé cụ thể, cho thấy chúng ta thuộc về một gia đình nhân loại.

Tiếp theo, sự đau khổ của người khác là lời mời gọi chúng ta hoán cải, vì nhu cầu của họ nhắc nhở chúng ta rằng, cuộc sống không bền vững và chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa và anh chị em. Nếu chúng ta khiêm tốn nài xin ân sủng Thiên Chúa và chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta sẽ tín thác vào khả năng vô hạn mà tình yêu Thiên Chúa dành cho ta. Chúng ta sẽ có khả năng chống trả lại một cám dỗ độc đoán, rằng với nỗ lực của mình chúng ta có thể cứu thế giới và cứu chính chúng ta.

Như là một phương thế chiến thắng vô cảm và tự phụ, tôi mời gọi mọi người hãy sống mùa Chay này như một cơ hội thực hiện những gì ĐTC Benedicto 16 kêu gọi định hình con tim (Deus Caritas Est. 31). Một trái tim nhân từ không có nghĩa là nó yếu ớt. Bất cứ ai muốn được thương xót phải có một trái tim mạnh mẽ và kiên định, quay lưng với cám dỗ nhưng mở lòng với Thiên Chúa. Một con tim được tràn ngập Thần Khí để mang tình yêu thương đi khắp nơi, đến với anh chị em mình. Và cuối cùng, một con tim nghèo hèn để nhận ra sự thiết xót của mình, mà trao ban nó một cách nhưng không cho người khác.

Vì thế, anh chị em thân mến, trong mùa Chay này, tất cả chúng ta hãy nài xin Thiên Chúa: “Hãy làm cho trái tim con nên giống trái tim Chúa” (Litany of the Sacred Heart of Jesus). Bằng cách này chúng ta sẽ nhận một quả tim mạnh mẽ và nhân từ, tận tâm và quảng đại, một trái tim không vô cảm, khép kín hay trở thành nạn nhân của sự vô cảm toàn cầu.

Tôi cầu xin cho mùa Chay này đem lại nhiều hoa trái Thần Khí cho mỗi tín hữu và các cộng đoàn đức tin. Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi. Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em và Mẹ Maria gìn giữ anh chị em trong vòng tay của Mẹ.

Phanxicô
MESSAGE OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS FOR LENT 2015
Trần Thị Kim Danh chuyển ngữ


Tuyên bố của Bộ Giáo lý Đức tin về phẩm giá con người (12/4/2024)

Sứ điệp Phục Sinh Urbi et Orbi năm 2024: Tảng đá đã lăn khỏi mộ (4/4/2024)

Sứ điệp Mùa Chay 2024 Của Đức Thánh Cha Phanxicô: Qua sa mạc Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta đến tự do (5/2/2024)

Nhìn lại một số sự kiện nổi bật của đời sống Giáo hội trong năm qua (5/1/2024)

Sứ điệp Giáng Sinh 2023 và phép lành toàn xá Urbi et Orbi (26/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Chúa Giêsu mời gọi mọi Kitô hữu mở lòng với Chúa và phục vụ tha nhân (16/12/2023)

ĐTC Phanxicô: Học loan báo Tin Mừng cách sáng tạo và đơn giản của Chúa Thánh Thần (9/12/2023)

Kitô hữu phải lấp đầy các xã hội bi quan bằng niềm vui Tin Mừng (6/12/2023)

Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa (27/11/2023)

ĐTC Phanxicô: khi rao giảng Phúc Âm, chúng ta được “Phúc Âm hóa” (10/11/2023)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50 (27/1/2016)

Chẳng vị thánh nào không có một quá khứ, cũng chẳng tội nhân nào không có một tương lai (23/1/2016)

Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 12/11 – 18/11/2015: Câu chuyện “Cội nguồn sự ác” (20/11/2015)

Video: Giáo Hội Năm Châu 10 – 16/11/2015: Cuộc bầu cử tự do tại Miến Điện (17/11/2015)

Video: Giáo Hội Năm Châu 03 – 09/11/2015: Trung Quốc nới lỏng chính sách một con, thắt chặt chính sách tôn giáo (12/11/2015)

Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 29/10 – 04/11/2015: Câu chuyện “Con lừa của Chúa” (12/11/2015)

Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 29/10 – 04/11/2015: Ý nghĩa việc cầu nguyện cho những người đã qua đời (6/11/2015)

Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 22 – 28/10/2015 - Câu chuyện “Hãy đi và đừng phạm tội nữa” (31/10/2015)

Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 15 – 21/10/2015: Tóm lược tuần 2 Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình (25/10/2015)

Thượng Hội Đồng Giám Mục và vấn đề những người ly dị tái hôn (17/10/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn