Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
5 Ngôn ngữ tình yêu - Phục vụ bằng hành động
 
Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục loạt bài về những ngôn ngữ tình yêu. Trong những bài trước chúng ta đã nói về ba ngôn ngữ tình yêu. Bây giờ là ngôn ngữ tình yêu thứ tư: phục vụ bằng hành động.

Kinh Thánh có một câu chuyện quan trọng về việc phục vụ người khác. Đó là câu chuyện của Đức Giêsu Kitô. Nó cho ta thấy một hành động phục vụ có thể là một hành động của tình yêu. Kinh Thánh nói, “Chúa Giêsu đứng lên khỏi bàn ăn và cầm lấy áo. Ngài thắt áo quanh lưng. Sau đó, Ngài rót nước vào một bình chứa lớn. Và Ngài bắt đầu rửa chân cho các môn đệ. Ngài lau chân họ bằng áo của Ngài.

Chúa Giêsu rửa chân cho từng người. Sau đó, Ngài giải thích với họ vì sao Ngài làm điều này. Chúa nói, “Anh em có hiểu việc Thầy làm cho anh em không? Anh em gọi  Ta là Thầy, là Chúa. Đúng vậy. Ta là Thầy, là Chúa mà rửa chân cho anh em. Vậy anh em cũng hãy rửa chân cho người khác. Ta đã làm gương cho anh em. Anh em cũng hãy làm cho người khác điều Ta đã làm cho anh em”.

Tiến sĩ Gary Chapman đã nghiên cứu cách thức người ta cảm và nhận tình yêu. Ông mô tả những ngôn ngữ tình yêu này trong tác phẩm ‘5 ngôn ngữ tình yêu’. Theo tiến sĩ Chapman, 5 ngôn ngữ tình yêu là:

Nói lời khích lệ, khẳng định

Thời gian chất lượng

Đón nhận quà tặng

Phục vụ bằng hành động

Đụng chạm thể lý

Tiến sĩ Chapman khám phá rằng, không phải tất cả mọi người đều cảm và nhận tình yêu như nhau. Ông tin rằng muốn diễn đạt được tình yêu với người khác ta phải biết ngôn ngữ tình yêu của họ.

Trong những bài trước chúng ta đã nói đến ba ngôn ngữ tình yêu: Nói lời khích lệ, thời gian chất lượng và đón nhận quà tặng. Hôm nay, chúng ta sẽ miêu tả đến ngôn ngữ thứ tư: phục vụ bằng hành động.

Có một số người cảm nhận được tình yêu nhiều nhất khi người khác thể hiện những hành động phục vụ họ.

Vậy thì, hành động phục vụ là gì? Chúa Giêsu đã cho ta một tấm gương tốt lành. Ngài đã lau rửa phần dơ bẩn nhất của thân thể các tông đồ - những bàn chân!

Nhiều người không muốn đụng tới bàn chân của người khác! Nhiều lần họ phải đụng chạm nó với một cách không vui, không thích thú gì. Những bàn chân lạnh ngắt với da dẻ sần sùi. Nhiều người còn có những bàn chân dị hợm. Nhiều người khác nữa thì bàn chân có… mùi hôi! Và theo nhiều nền văn hóa, đưa cái chỗ thấp nhất của cơ thể - là bàn chân, cho người khác là sĩ nhục họ.

Vào thời của Chúa Giêsu, chỉ có người làm công hoặc nô lệ mới phải rửa chân cho khách. Qua việc rửa chân cho các tông đồ, Chúa Giêsu muốn nói rằng Ngài là người phục vụ họ. Ngài là người lãnh đạo nhưng đồng thời Ngài cũng sẵn lòng làm những công việc khó khăn và nhỏ mọn cho môn sinh của Ngài.

Rửa chân cho các tông đồ là một hành động phục vụ. Đó là một nghĩa cử của tình yêu. Qua tấm gương này, Chúa Giêsu muốn cho chúng ta thấy rằng phục vụ bằng hành động không phải dễ. Không phải lúc nào việc này cũng khiến ta thích thú.

Chúa Giêsu không đòi hỏi chúng ta phải rửa chân cho hết mọi người chúng ta yêu. Nhưng Ngài mời gọi chúng ta yêu người khác qua việc phục vụ bằng hành động. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải làm những việc mà chúng ta không thích làm.

Có rất nhiều tấm gương về phục vụ bằng hành động. Nhưng phục vụ bằng hành động đòi hỏi chúng ta phải làm vì tình yêu đối với người khác. Đó có thể là nấu một bữa ăn. Đó  có thể là giặt giũ quần áo. Có thể là phụ chăm sóc con cái, giải quyết những chuyện trong nhà, hay trông coi mọi việc đâu vào đấy cho gia đình. Phục vụ bằng hành động đòi hỏi phải suy nghĩ, lên kế hoạch, sắp xếp thời gian, cố gắng và năng động.

Thể hiện phục vụ bằng hành động thì không nên đòi hỏi sự đáp trả. Có nghĩa là, bạn không mong chờ người khác sẽ làm trả lại cho bạn vì những gì bạn đã làm cho họ.

Mary và Mark đã cưới nhau nhiều năm. Nhưng cuộc sống gia đình của họ không hạnh phúc. Theo tiến sĩ Chapman, là bởi vì họ đã không nói bằng ngôn ngữ tình yêu của nhau. Mary luôn than phiền Mark về việc đi săn. Cô muốn Mark giúp mình nhiều hơn trong việc nhà. Còn Mark thì cảm thấy mình xứng đáng được hưởng thú vui đi săn. Anh đã làm việc cực nhọc cả tuần để đem tiền về cho gia đình. Và cuối tuần anh muốn tận hưởng thú vui săn bắn cho riêng mình.

Tiến sĩ Chapman đã lắng nghe cả hai vợ chồng Mary và Mark thổ lộ. Ông khám phá ra rằng, ngôn ngữ tình yêu của Mark là lời nói khích lệ. Và ngôn ngữ tình yêu của Mary là phục vụ bằng hành động. Mark sẽ cảm thấy được yêu nhiều hơn nếu Mary nói những lời động viên, cổ vũ anh. Và Mary sẽ cảm nhận được tình yêu của chồng nếu Mark làm việc giúp đỡ cô ta nhiều hơn. Nhưng thay vì diễn tả những cái họ cần thì Mark và Mary lại đi tranh cãi với nhau. Mary chỉ trích và lên án việc Mark đi săn. Và Mark thấy bực tức vì những lời phê phán của vợ.

Tiến sĩ Chapman hiểu rằng Mary không ghét việc Mark đi săn. Cô chỉ trích Mark vì cô cần tình yêu của chồng. Mark đã không hiểu được Mary ở điểm này. Vì thế Mark đã hành động vì bực tức.

Tiến sĩ Chapman giải thích rằng, khi một người chỉ trích ta là thực sự họ đang muốn diễn tả một nhu cầu khác của họ - một nhu cầu được yêu. Ông đề nghị rằng, khi người ta chỉ trích bạn, bạn nên bình tâm lắng nghe họ. Bởi vì họ đang muốn nói với bạn cái mà họ cần nhất. Họ đang muốn nói với bạn ngôn ngữ tình yêu của họ là gì. Ông không đề nghị chúng ta chỉ trích, phê phán người khác. Ông chỉ muốn chúng ta nên lắng nghe nhu cầu của người khác một cách từ tâm.

Tiến sĩ Chapman đã bảo Mary ngừng chỉ trích chồng. Thay vì thế, cô hãy nói cho Mark biết ước muốn của mình.

Bên cạnh đó, ông giúp Mark học biết ngôn ngữ tình yêu của Mary. Mark bắt đầu giúp đỡ vợ trong việc nhà nhiều hơn. Không phải lúc nào anh cũng thích làm những công việc đó. Nhưng anh biết rằng anh phục vụ Mary vì tình yêu dành cho cô.

Chẳng bao lâu sau, Mark và Mary tìm thấy lại tình yêu của nhau. Cuộc hôn nhân của họ được cải thiện. Mary đã ngừng chỉ trích Mark. Thực ra, cô thích việc Mark cảm thấy hạnh phúc khi đi săn. Và cô đã nói với chồng điều đó. Mark sung sướng vì được khích lệ. Và anh thấy rằng mình sẵn sàng giúp việc nhà cho Mary nhiều hơn. Anh tận hưởng tình yêu của vợ qua việc phục vụ nàng.

Đức Giêsu đã nêu cho chúng ta tấm gương phục vụ người khác bằng diễn tả việc phục vụ bằng hành động. Đôi khi yêu người khác là sẽ làm điều gì đó mà ta không thích. Có thể là ngay cả khi phải đụng chạm đến những bàn chân của họ.

(Five Love Languages: Acts of Service)

Gary D. Chapman
Cành Dương chuyển ngữ 


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

5 ngôn ngữ tình yêu - Đón nhận quà tặng (3/11/2015)

5 Ngôn ngữ tình yêu - Thời gian chất lượng (26/10/2015)

5 Ngôn ngữ tình yêu – Nói lời khích lệ (20/10/2015)

Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng (18/10/2015)

Ý nghĩa tên gọi của các năm kỷ niệm ngày cưới (16/10/2015)

Đức Giáo Hoàng: Năm khối hợp nhất phát triển bên trong gia đình (9/10/2015)

Đọc sách cùng con (25/9/2015)

Các giai đoạn trong cuộc sống hôn nhân (19/9/2015)

Lo lắng của cha mẹ khi con vào Đại học (3/9/2015)

Mẹ (27/8/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn