Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
Những đứa con cáu kỉnh
 
Một phụ nữ 58 tuổi khiến tôi giật mình khi thành thật: “Tui chỉ mong con cái thân thiện với mình”.
 
Có phải cuộc sống bên ngoài đã lấy đi của người trẻ quá nhiều sự quan tâm, quá nhiều những lịch thiệp giao tế, để về đến nhà, chỉ còn trơ trọi một đứa con cáu bẳn, khó gần?
  
“Mẹ hỏi làm gì?”

Theo Hoàng Mai Linh (23 tuổi, biên tập viên website, Q.1, TP.HCM), trong giao tiếp với cha mẹ, nhiều bạn trẻ ở độ tuổi của cô vướng phải lỗi ứng xử nêu trên. “Dù đã nhiều lần ân hận và quyết tâm rút kinh nghiệm, nhưng mình không thể kiềm chế được bản thân mỗi khi mẹ đề cập tới công việc của mình”. Mới một năm sau ngày tốt nghiệp, Linh đã chuyển ba chỗ làm, lý do: “công việc không phù hợp, môi trường làm việc không tốt”.

Linh không ngừng nỗ lực kiếm tìm một nơi làm việc thích hợp, trong khi mỗi lần con gái bỏ việc, mẹ cô lại lo âu. Biết con gái không hào hứng với đề tài này, nhưng mỗi ngày mẹ cô vẫn cố tìm một cách để khơi chuyện, hỏi han về công việc, về dự tính tương lai của Linh. Và, Linh đã vùng vằng gạt phăng khi cuộc trò chuyện chưa kịp bắt đầu, dập tắt “sự tò mò” của mẹ bằng những lời đáp trả lạnh lùng: “Kệ con!”.

Tương tự như thế, với Huỳnh Thị Thu Trang (SV năm 2, trường ĐH KHXH&NV), những cuộc điện thoại với mẹ lắm khi châm ngòi cho một cơn nóng giận, mà lý do thường chẳng đâu vào đâu. Trang kể: “Mọi cuộc điện thoại, mẹ chỉ dặn đúng một điều là phải lo học, rồi kèm theo đủ thứ câu hỏi vụn vặt, kiểu: hôm nay học mấy tiết, thầy giáo dạy hay không... Thường dấm dẳng trả lời được vài câu là mình đã cáu lên rồi chấm dứt cuộc trò chuyện bằng câu hỏi ngược: “Mẹ hỏi làm chi?”. Mẹ lại giận dỗi cúp máy”.

Mỗi nhà mỗi kiểu

“Trả lời những câu hỏi của mẹ đâu mất nhiều thời gian? Chẳng lẽ bọn trẻ bận bịu tới mức không thể ngưng công việc vài phút để nói với mẹ một cuộc điện thoại trọn vẹn?” - chị Văn Thị Dung (Công ty Viễn Đông, Q.Tân Phú, TP.HCM) bày tỏ. Con gái đi làm xa, hầu hết giao tiếp giữa hai mẹ con đều qua điện thoại, vậy mà cứ vài hôm, mối liên lạc giữa hai mẹ con lại bị ngắt quãng khi mẹ... giận, không gọi điện, cũng không nghe máy của con.

Lý do duy nhất của những cuộc chiến tranh lạnh ấy, là bởi chị Dung nhận thấy con chẳng tha thiết trò chuyện với mình. Điện thoại liên tục con không bắt máy, hoặc bắt máy rồi thông báo “con đang bận, sẽ gọi lại sau”, rồi... quên luôn - là những chuyện thường xảy ra.

Thu Trang thừa nhận, không phải lúc nào cô cũng hứng thú trò chuyện với mẹ. Đã vậy, câu chuyện của mẹ lần nào cũng chừng ấy nội dung, nên nhiều lần mẹ gọi, Trang cố tình không bắt máy rồi lựa lúc vui vẻ mà gọi lại, viện một lý do nào đó cho cuộc gọi nhỡ trước đó.

Theo Thanh Minh (SV năm 1, ĐH Bách Khoa TP.HCM), mỗi bạn trẻ có “một loại tình huống” gây cáu bẳn với cha mẹ. Riêng Minh, “điểm đen” trong giao tiếp giữa cô và mẹ là chuyện nhà cửa, bếp núc. “Mình hay nổi giận vô cớ khi mẹ hỏi han hoặc góp ý gì đó về việc nhà. Ví dụ như mình lau nhà, mẹ sẽ dòm chừng rồi liên tục hỏi, đã lau đủ hai lượt chưa, đã thêm nước lau sàn vào chưa. Nhiều khi bực quá, mình lại thốt lên một câu vô cùng tàn nhẫn: “Sao mẹ chẳng bao giờ để con yên?”, Minh chia sẻ.

Hóa ra, “núm ruột” lắm khi cũng xa cách lạ kỳ. Xa cách ở những lần điện thoại từ mẹ reo inh ỏi, người trẻ bận bịu tự cho rằng mình biết tỏng mẹ sẽ nói gì, rồi cho mình cái quyền không bắt máy, hoặc trì hoãn cuộc nói chuyện đến hôm sau. Xa cách ở những khi muốn bắt chuyện với con, mẹ lại phải vòng vo tam quốc, nói xa nói gần; khi mọi cuộc nói chuyện đều không còn tự nhiên, người mẹ phải cảnh giác, dè chừng, kẻo sơ hở đôi chút lại khiến con phật ý, bực mình…
 
 
Vô cùng ăn năn

Không kể những đứa con sẵn tính ngổ ngáo, cá biệt, hầu hết những người trẻ đều tự thấy có lỗi với cha mẹ sau mỗi lần trót nặng lời.

Mỗi lần lỡ lời với ba là một lần Hà Thanh (nhân viên tín dụng, ngân hàng A., Q.1, TP.HCM) trằn trọc ăn năn. Những buổi chiều về nhà, Thanh luôn cảm thấy mình quá mệt để trả lời bất kỳ câu hỏi nào của ba. Có lần, vừa thấy con gái về, ba Thanh vội đi lấy cuốn sổ ghi chép trong mấy cuộc họp tổ dân phố, đem nhờ con đánh máy lại.

Cho rằng ba kỹ lưỡng thái quá, lại thêm đang mệt mỏi vì công việc, Thanh gạt đi như bao lần bằng lý do: “con đi làm đã quá mệt rồi”. Ba Thanh lặng lẽ cầm cuốn sổ sang tiệm photo đối diện nhà. Từ bên này nhìn qua, thấy ba lúi húi chỉ trỏ người đánh máy, rồi lủi thủi cầm “sản phẩm” về, lầm bầm trách anh kia không biết chiều khách, Thanh hối hận chẳng nói nên lời.

Còn với Thu Trang, những lần cáu kỉnh của cô đã giới hạn nội dung trò chuyện giữa hai mẹ con. Những cuộc trò chuyện mẹ - con cứ dần nhạt nhẽo. Trang tâm sự: “Mình không thể nói yêu mẹ một cách bình thường. Mỗi lần quá cảm động trước một việc làm nào đó mà bột phát ý muốn “tỏ tình” với mẹ, mình luôn phải nhọc nhằn nghĩ ra một lời nào thật hài hước, nửa thật nửa đùa để giảm bớt sự ngọt ngào lạ lẫm giữa hai mẹ con”.

Sự cáu kỉnh, nóng nảy nhất thời của những đứa con rõ ràng không phải câu chuyện riêng lẻ. Nó là vấn đề của cả một mối quan hệ, một tình yêu, mà người trẻ thì chỉ dừng lại ở sự ăn năn, còn tác động thực sự của nó nhiều khi hằn sâu trong tâm lý, tình cảm của chính bậc sinh thành.

***

Trước cha mẹ, ý thức về “lợi thế” của một đứa con khiến người trẻ dễ trút cảm xúc tiêu cực. Họ lạnh nhạt, nhăn nhó, cáu kỉnh, gạt phăng đi rồi nhân danh sự tự do, riêng tư mà thu mình lại. Người ngoài có thể bắt lỗi, có thể đánh giá, có thể rời bỏ họ, nhưng cha mẹ thì không. Cảm giác khi bị lạnh nhạt hay phản ứng thái quá của con sẽ làm tổn thương cha mẹ, nhưng người trẻ ít khi lưu ý.

Vậy nên, sự tin cậy, cảm giác an toàn đối với một tình cảm mặc định là tình mẫu/phụ tử kia có khi lại là một thử thách, lừa mị người trẻ rơi vào trạng thái mất kiểm soát, trở thành một người vô lễ, vô tâm gây nhiều thất vọng, buồn tủi cho bậc sinh thành. Những câu hỏi “Bọn trẻ bận đến mức đó sao?”, “Nói chuyện với mẹ vài phút được không?”… ngày càng thường xuyên được thốt lên từ người lớn, là những tín hiệu đau lòng.

MINH TRÂM

Dấu vết không ngờ

Quê tôi ở Quảng Ngãi. Hồi đó, muốn vào học Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, tôi phải vào Quy Nhơn để thi đại học. Nhà không có điều kiện, thay vì đưa tôi đi thi như những gia đình khác, ba mẹ tất bật chuẩn bị chu đáo từ áo quần, sách vở đến tiền bạc trước khi tôi theo bạn lên tàu. Suốt những ngày đó, ba mẹ liên tục hỏi han, lo lắng. Cảm thấy phiền trước sự lo lắng thái quá của cả nhà nên lúc mẹ đem cái vali cũ, gợi ý đựng hành lý mang theo, tôi thẳng thừng:“Thôi, cái đó nhìn quê lắm mẹ!".

Chuyện này sẽ trôi qua như bao nhiêu lần tôi nhăn nhó, quạu quọ với mẹ, nếu chiều đó ba mẹ không mang về cho tôi một cái vali mới. Tôi hơi chùng lòng vì biết nhà chẳng có nhiều tiền để mua món đồ không thật cần thiết ấy. Trước vẻ ái ngại của tôi, ba lấy giọng hào hứng: “Hàng xịn, năm trăm ngàn lận đó nghen!”. Đứng trước món “hàng xịn”, tôi xấu hổ vô cùng khi nhận thấy thái độ vô tình lúc sáng của mình đã làm mẹ phải tính toán, âu lo.
Nhưng, đau lòng hơn, ngay sau đó, tôi vô tình nhìn thấy giá niêm yết trên mác của chiếc vali mới tinh, chỉ non nửa số tiền ba nói. Tôi đã trở thành một đứa con chê đồ nhà, thích đồ “xịn” chỉ vì một câu nói vô tâm. Và, với khả năng của mình, ba mẹ không còn cách nào khác để làm vui lòng tôi, ngoài việc sấp ngửa đi mua một cái vali mới, rồi về “nâng giá” lên thành hàng xịn.

Sự hiểu lầm ấy đã đưa cả tôi cùng ba mẹ vào một tình huống trớ trêu, mà mãi về sau, tôi vẫn chưa tìm được dịp nào để nhắc lại, để giải thích. Có điều, tôi hiểu, thái độ thờ ơ, cáu kỉnh của tôi không mất đi sau những câu nói cộc lốc, khó nghe. Nó diễn biến trong lòng ba mẹ, và để lại những dấu vết không ngờ.
 Đặng Sơn Tịnh
 
(Phụ Nữ)


3 cách giải thích vì sao ta tin Chúa (12/4/2024)

Sáu cách khuyến khích trẻ lắng nghe tích cực (21/2/2024)

Tại sao hôn nhân thời nay dễ đỗ vỡ? (30/1/2024)

ĐTC Phanxicô đề nghị chúng ta hãy tập tha thứ (15/1/2024)

3 đoạn Kinh Thánh đem lại bình an cho cha mẹ (9/12/2023)

Tin tưởng người bạn đời là gì? (10/11/2023)

Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực (14/10/2023)

Gia Đình & Giáo Dục (15/9/2023)

Tương quan với các thành viên trong gia đình: Sự tha thứ và ân sủng của Chúa (19/8/2023)

Nhìn lại mình (3/8/2023)

Chìa khóa bí mật của lứa đôi hạnh phúc (8/5/2015)

20 dấu hiệu thành công trong cuộc sống (21/4/2015)

10 thói quen của cặp đôi hạnh phúc (8/4/2015)

Gia Đình: Giáo Hội nhỏ của Chúa Kitô (3/4/2015)

Ông Lý Quang Diệu dạy con như thế nào? (23/3/2015)

Mẫu xét mình trước khi xưng tội (18/3/2015)

Những quyết tâm sống Mùa Chay của các cặp vợ chồng (27/2/2015)

Chỉ có Chúa mới làm được! (3/2/2015)

Truyền thông trong gia đình, nơi dành riêng để gặp gỡ quà tặng tình yêu (27/1/2015)

10 điều bạn ít biết về tinh trùng (23/1/2015)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn