Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
LỢI ÍCH CỦA BỮA ĂN GIA ĐÌNH


Là một nhà trị liệu gia đình, tôi thường có xu hướng muốn đề nghị các gia đình hãy về nhà, dùng bữa chung, thay vì ngồi với tôi hàng tiếng đồng hồ. Và 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu trên khắp Bắc Mỹ, Châu Âu và Úc Châu cũng ủng hộ ý kiến đó. Hóa ra việc ngồi xuống ăn chung chẳng những tốt cho tinh thần, tâm lý mà còn có lợi cho não bộ và cơ thể. Hơn nữa, một bữa ăn như vậy chẳng cần phải là yến tịệc thịnh soạn cũng chẳng cần cao lương mỹ vị.    

Khai vị cho não bộ

Các nhà nghiên cứu
 tìm ra rằng đối với trẻ nhỏ, trò chuyện vào bữa ăn giúp nâng cao vốn từ vựng nhiều hơn cách đọc sách cho các em. Họ đếm số từ ít gặp – những từ không có trong danh sách 3000 từ thông dụng – mà gia đình sử dụng trong bữa tối. Trẻ nhỏ học được khoảng 1000 từ lạ trên bàn ăn, so với chỉ 143 từ từ những câu chuyện cha mẹ đọc. Những trẻ có vốn từ vựng phong phú sẽ biết đọc sớm và dễ dàng hơn.

Trẻ lớn cũng được hưởng lợi từ bữa ăn gia đình ban tối. Với các em tiểu học, số giờ ăn cơm chung đều đặn là chỉ báo kết quả học tập còn chính xác hơn thời gian ngồi tại lớp, làm bài tập, chơi thể thao hay tham gia nghệ thuật.

Các nhà khoa học khác còn cho thấy mối liên hệ ổn định giữa tần suất cơm tối gia đình và khả năng học thuật nơi trẻ vị thành niên. Những thiếu niên ăn cơm tối chung với gia đình từ 5 đến 7 lần một tuần có gấp đôi khả năng được điểm tốt so với những bạn chỉ ăn tối với gia đình ít hơn 2 lần một tuần.

Bữa chính cho sức khỏe

Trẻ ăn cơm tối đều đặn với gia đình ăn trái cây, rau củ, hấp thụ vitamin và dinh dưỡng nhiều hơn, đồng thời ít đụng đến thức ăn chiên xào và nước ngọt hơn. Thậm chí những lợi ích dinh dưỡng vẫn tiếp tục trải dài sau khi trẻ đã lớn: thanh niên dùng bữa với gia đình thường xuyên như còn lúc vị thành niên ít có khả năng béo phì và thường sử dụng thức ăn tốt cho sức khỏe nhiều hơn khi tự sống một mình.

Một số nghiên cứu
 thậm chí còn cho thấy mối liên hệ giữa cơm tối gia đình và việc giảm thiểu các triệu chứng trong rối loạn y khoa, ví dụ như hen suyễn. Ich lợi này có thể bắt nguồn từ hai “dinh dưỡng” của bữa cơm chung: giảm lo âu và theo dõi việc sử dụng thuốc của trẻ.

Không chỉ có thực phẩm lành mạnh là nguyên nhân của những ích lợi trên. Không khí bữa ăn cũng rất quan trọng. Thay vì khắt khe và kiểm soát, cha mẹ cần ấm áp và hòa đồng để cổ vũ việc ăn uống lành mạnh nơi trẻ.

Tuy nhiên, tất cả những điểm tốt sẽ bay biến nếu có mặt TV. Trong một nghiên cứu, những trẻ mẫu giáo xem TV trong bữa tối thường sẽ bị béo phì vào lúc các em vào lớp 3. Mối liên hệ giữa việc xem TV trong bữa tối và thừa cân ở trẻ em cũng được báo cáo tại Thụy Điển, Phần Lan và Bồ Đào Nha.

Tráng miệng cho tâm hồn

Một lượng lớn các nghiên cứu
chỉ ra mối liên hệ giữa cơm tối chung đều đặn với việc giảm thiểu mức độ hành vi nguy cơ nơi trẻ vị thành niên: hút thuốc, say xỉn, sử dụng cần sa, bạo lực, vấn đề học đường, rối loạn ăn và quan hệ tình dục. Trong một nghiên cứu trên 5000 thiếu niên ở Minnesota (Hoa Kỳ), các nhà nghiên cứu phát hiện cơm tối chung thường xuyên liên hệ tới mức trầm cảm và ý nghĩ tự tử thấp. Trong nghiên cứu mới đây, những trẻ là nạn nhân của ăn hiếp trực tuyến phục hồi nhanh hơn nếu ăn tối thường xuyên với gia đình. Cơm tối gia đình còn được chứng minh là công cụ hữu hiệu hơn chống lại những hành vi nguy cơ nghiêm trọng nơi thiếu niên so với việc đi lễ nhà thờ hay đạt điểm tốt.

Ngoài ra, bên cạnh việc phòng ngừa các hành vi tiêu cực, còn có mối liên hệ giữa bữa tối gia đình đều đặn và những hành vi tích cực. Trong một nghiên cứu của New Zealand, tần suất bữa ăn gia đình cao có tương quan mạnh mẽ với tâm trạng tích cực nơi trẻ vị thành niên. Tương tự, các nhà nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng trẻ ăn cơm thường xuyên với gia đình sẽ có cái nhìn về tương lai tích cc hơn so với những bạn cùng trang lứa.

Điều gì khiến bữa cơm trở nên thần kỳ như vậy?

Trong đa số các quốc gia công nghiệp, gia đình không làm ruộng, chơi nhạc hay đan chiếu trước thềm chung với nhau. Vì vậy, bữa cơm tối trở thành cách thức mọi người kết nối và tìm hiểu điều gì xảy ra với mỗi thành viên. Trong một khảo sát, trẻ vị thành niên Mỹ được hỏi các em thường nói chuyện với ba mẹ nhiều nhất vào lúc nào: bữa tối là câu trả lời có số lượng cao nhất. Trẻ ăn tối chung với gia đình ít căng thẳng và có mối quan hệ với cha mẹ tốt hơn. Bữa cơm chung trở thành dây an toàn cho chặng đường chông chênh của tuổi dậy thì, nơi nhiều hành vi nguy cơ có thể xảy đến.

Tất nhiên, sức mạnh thật sự của bữa cơm chung nằm ở chất lượng mối liên hệ liên cá nhân. Nếu các thành viên trong gia đình ngồi ăn trong im lặng, nếu cha mẹ cãi vả lẫn nhau hay mắng nhiếc con cái, bữa cơm chung sẽ chẳng thể đem lại bất kỳ ích lợi nào. Cùng nhau ăn một con gà quay không thể là liều thuốc tiên cho mối quan hệ cha mẹ – con cái. Tuy nhiên, bữa tối có thể trở thành thời điểm duy nhất trong ngày mà mọi người cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm tích cực – một bữa cơm ngon, một câu nói vui hay một câu chuyện hay – những thời khắc bé nhỏ này có thể trở thành ý nghĩa và tạo ra những nối kết vượt ra ngoài bữa ăn giản dị. 

Anne Fishel,
Giáo sư Tâm lý Lâm sàng, ĐH Y Harvard 
(Theo Hành Trang Tâm Lý) 
 


Bôi bẩn thành phố (4/4/2024)

Ba lợi ích của việc ăn chay theo thánh Tôma Aquino (15/2/2024)

Vứt rác sang hàng xóm (5/1/2024)

Cấp đổi thẻ Căn cước mới từ ngày 01/07/2024: Những điều cần nắm rõ (26/12/2023)

Tôi đã thấy (4/12/2023)

Khủng hoảng môi trường: triệu chứng - nguyên nhân - chữa trị (25/10/2023)

Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm 2023 - Lòng bừng cháy, chân bước nhanh (4/10/2023)

Cách đánh giá an toàn phòng cháy khi thuê, mua căn hộ (15/9/2023)

Học gì không thất nghiệp? (31/8/2023)

Khai mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới 2023: Một vài sự kiện và con số (3/8/2023)

Chọn sách cho con (23/1/2015)

Quan tâm đến anh hơn (9/1/2015)

Vài sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2014 (1/1/2015)

Vài câu chuyện về Lễ Giáng Sinh (24/12/2014)

Tài tử-người mẫu đang nổi tiếng trở thành Nữ Tu (18/12/2014)

Clip YouTube 15 Phút Hiểu Hết Về Sài Gòn (9/12/2014)

Bé Giuse Lý Vĩnh Hoà thí sinh Vietnam’s Got Talent 2014 và ước mơ trở thành linh mục (25/11/2014)

Sự cố sân bay Tân Sơn Nhất lên báo quốc tế (25/11/2014)

​Tâm sự của cô giáo nhân ngày 20-11 (14/11/2014)

Sự tích Đức Mẹ Mêkông (5/11/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn