Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
LÀM ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA
 
Làm đẹp lòng Thiên Chúa là nhiệm vụ quan trọng nhất của cuộc đời chúng ta. Thánh Phaolô nói, “Anh em hãy xem điều gì làm đẹp lòng Chúa” (Ep 5,10). Kinh Thánh cho chúng ta thấy một mẫu gương sáng ngời luôn làm vui lòng Thiên Chúa, đó là Ông Noe.

Từ cuộc đời của ông, chúng ta rút ra được những bài học để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như sau:

1. Thiên Chúa vui lòng khi chúng ta yêu mến Người trên hết mọi sự
. Noe yêu Thiên Chúa hơn bất cứ điều gì khác trên trần gian. “Ông là người công chính hoàn hảo giữa những người đồng thời, và ông đi với Thiên Chúa” (St 6, 9b).

Đây là điều Thiên Chúa mong muốn nhất nơi chúng ta: mối thân tình. Thiên Chúa tạo dựng chúng ta để yêu chúng ta và Người cũng mong mỏi chúng ta yêu Người.

Thiên Chúa yêu chúng ta cách sâu xa và ước ao chúng ta đáp trả. Người muốn chúng ta biết Người và dành thời giờ ở với Người. “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn quan trọng nhất và điều răn thứ nhất” (Mt 22, 37-38).

2. Thiên Chúa vui lòng khi chúng ta tin cậy hoàn toàn vào Người
. Lý do thứ hai khiến Noe làm vui lòng Thiên Chúa là ông đã tin cậy vào Người, ngay cả khi không thể hiểu nổi. Kinh Thánh nói, “Nhờ đức tin, ông Noe được Thiên Chúa báo cho biết những gì người ta chưa thấy; vì có lòng kính sợ Thiên Chúa, ông đã đóng một chiếc tàu để cứu gia đình ông” (Dt 11,7a).

Việc Thiên Chúa lệnh truyền cho ông Noe làm con tàukhổng lồ để cứu người và các loài vật (St. 6), ít là có ba vấn đề có thể khiến Noe nghi ngờ. Thứ nhất, Noe chưa bao giờ thấy mưa, vì trước Hồng Thủy, Thiên Chúa tưới đất đai từ một dòng nước từ đất trào lên (St 2, 5b.6). Thứ hai, Noe sống cách xa bờ biển ít là hàng trăm dặm. Dẫu cho ông đóng được một chiếc tàu, làm sao ông có thể hạ thủy nó? Thứ ba, cả một vấn đề khi ông tập hợp tất cả loài vật và rồi phải chăm sóc chúng. Nhưng Noe đã không phàn nàn hay bào chữa. Ông tin cậy Thiên Chúa hoàn toàn và điều đó khiến Người “mỉm cười”.

Tin cậy hoàn toàn vào Thiên Chúa nghĩa là tin Người biết rất rõ những gì tốt nhất cho cuộc đời chúng ta. Chúng ta trông mong Người giữ lời hứa, giúp chúng ta vượt qua những vấn đề, và làm điều bất khả thi cho chúng ta.

Trong đời bạn, những lãnh vực nào bạn cần tin cậy hoàn toàn vào Thiên Chúa? Tin cậy là một hành vi thờ phượng. Cũng như cha mẹ vui lòng khi con cái tin tưởng vào tình yêu và sự khôn ngoan của họ, thì niềm tin của bạn cũng sẽ làm Thiên Chúa vui lòng. Kinh Thánh nói, “Đức tin là bảo đảm những điều ta hy vọng” (Dt 11, 1).

3. Thiên Chúa vui lòng khi chúng ta vâng lời Người hết lòng.
Thiên Chúa chỉ dẫn từng chi tiết về kích thước, hình dáng, vật liệu con tàu đến những con số khác nhau về các loài vật được mang lên tàu. Kinh Thánh cho chúng ta biết Noe đáp lại làm sao, “Ông Noe đã làm như vậy; ông làm đúng như Thiên Chúa đã truyền cho ông” (St 6, 22). Ông vâng lời hoàn toàn (không chỉ dẫn nào bị bỏ qua) và ông vâng lời cách chính xác (theo cách thức và thời hạn Thiên Chúa muốn nó hoàn thành). Ông vâng lời hết lòng. Nghĩa là ông làm bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn mà không chút chần chừ, do dự.

Còn chúng ta, nếu Thiên Chúa bảo chúng ta đóng một chiếc tàu khổng lồ, chắc chúng ta sẽ có một vài thắc mắc, phản đối, hoặc dè chừng lưỡng lự và nói “để con cầu nguyện đã”… Hãy nhớ vâng lời trễ nải là thực sự không vâng lời.

Trong thực tế, chúng ta thường chọn điều này, chọn điều kia để vâng lời. Chúng ta thường vâng lời từng phần. Chẳng hạn, đọc Lời Chúa nhưng không tha thứ cho người đã xúc phạm… Như thế, vâng lời từng phần là không vâng lời.

Vâng lời hết lòng được thực hiện cách vui tươi với niềm hăng say. “Hãy phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ” (Tv 100, 2a). Như người con đối với cha mình, bạn có thể đem niềm vui cho Cha trên trời qua sự vâng phục. Mỗi hành vi vâng phục đều là hành vi thờ phượng. Vậy tại sao vâng lời làm Thiên Chúa vui lòng đến thế? Bởi nó chứng tỏ bạn thật sự yêu mến Người. Đức Giêsu nói, “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ vâng giữ các điều răn của Thầy” (Ga 14, 15).

4. Thiên Chúa vui lòng khi chúng ta ngợi khen và cảm tạ Người liên lỉ
. Không gì vui hơn khi nhận những lời khen ngợi và lòng biết ơn chân thành từ một ai đó. Thiên Chúa cũng vậy, Người thích điều đó.

Cuộc đời Noe đã đem niềm vui cho Thiên Chúa vì ông có một tâm hồn ca ngợi và tạ ơn. Việc đầu tiên của Noe khi được sống sót sau cơn Hồng Thuỷ là biểu hiện lòng biết ơn đối với Thiên Chúa bằng việc tiến dâng lễ tế (St 8, 20).

Nhờ lễ hy tế của Đức Giêsu, chúng ta không cần phải dâng lễ tế loài vật như Noe đã làm. Thay vào đó chúng ta được dạy dâng lên Thiên Chúa “lễ tế ngợi khen” (Dt 13, 15) và “lễ tế tạ ơn” (Tv 116, 17). Chúng ta ngợi khen Thiên Chúa vì vì những gì Người đã thực hiện. Điều kỳ diệu xảy ra mỗi khi chúng ta dâng lời khen ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Khi dâng lên Người niềm vui thoả, lòng chúng ta ngập tràn niềm vui!

Thờ phượng cũng có hai chiều. Chúng ta vui hưởng những gì Chúa ban, và khi bày tỏ nỗi vui mừng đó cùng Người, thì điều đó lại đem cho Người niềm vui - và nó một lần nữa gia tăng niềm vui nơi chúng ta.

5. Thiên Chúa vui lòng khi chúng ta sử dụng khả năng của mình.
Sau cơn Hồng Thuỷ, Thiên Chúa ban cho Noe chỉ thị đơn sơ này: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất...” (St 9, 1b.3).

Thiên Chúa không chỉ vui lòng khi bạn làm những việc “thiêng liêng” - như đọc Kinh Thánh, tham dự Thánh lễ, cầu nguyện hay chia sẻ niềm tin. Thật ra, Thiên Chúa còn vui thích nhìn xem mọi chi tiết đời chúng ta, khi chúng ta làm việc, vui đùa, nghỉ ngơi hay ăn uống. Người không bỏ qua nhất cử nhất động nào nơi chúng ta.

Thiên Chúa cũng đặc biệt vui thích nhìn ta sử dụng những tài năng và khả năng Người ban. Bất cứ khi nào chúng ta từ chối một phần nào đó nơi chính mình, thì chúng ta đang phủ nhận sự khôn ngoan và quyền tối thượng của Thiên Chúa khi Người tạo thành chúng ta.

Thiên Chúa cũng vui khi nhìn chúng ta tận hưởng những tác tạo của Người. Người cho chúng ta đôi mắt để nhìn xem vẻ đẹp, đôi tai để lắng nghe âm thanh, mũi và vị giác để thưởng thức mùi vị, các dây thần kinh dưới da để cảm nhận sự tiếp xúc.

Thiên Chúa cũng vui thích nhìn xem ngay khi chúng ta đang ngủ! Tôi còn nhớ, khi các con tôi còn nhỏ, tôi nhớ lại niềm vui sâu sắc khi nhìn chúng ngủ. Tôi nhớ lại, tôi đã yêu chúng biết bao. Thiên Chúa cũng vậy, Người chăm chăm nhìn chúng ta dạt dào yêu thương, bởi vì chúng ta là ý tưởng của Người.

Cha mẹ không đòi con cái hoàn hảo, hay ngay cả trưởng thành để rồi mới vui thoả. Họ vui thích chúng ngay ở mỗi giai đoạn phát triển. Cũng thế, Thiên Chúa không đợi chúng ta trưởng thành rồi mới bắt đầu yêu thích. Người yêu thương và vui thích từng giai đoạn phát triển thiêng liêng của chúng ta.

Điều Thiên Chúa nhìn, chính là thái độ nội tâm: Làm vui lòng Người có phải là ước ao sâu kín nhất của chúng ta không? Đó chính là mục đích cuộc đời Thánh Phaolô: “Dù còn trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người” (2Cr 5,9). Khi chúng ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, chúng ta sẽ không còn đặt vấn đề : “Tôi được vui thoả bao nhiêu trong cuộc đời này?”, mà ngược lại, chúng ta luôn nghĩ: “Chúa được thoả lòng bao nhiêu trong cuộc đời tôi?”. 

Thiên Chúa đang tìm kiếm những con người như ông Noe ở thế kỷ 21 này - những con người sẵn sàng sống để làm vui lòng Người. Kinh Thánh nói: “Từ trời cao, Chúa nhìn xuống loài người, xem ai là kẻ có lương tri, biết kiếm tìm Thiên Chúa” (Tv 14, 2).

Chúng ta có chọn việc làm vui lòng Chúa là mục đích đời mình không? Thiên Chúa sẽ không từ chối bất cứ điều gì với những ai bị cuốn hút hoàn toàn bởi mục đích này.
 
“Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến
và dủ lòng thương anh em” (Ds 6, 25).
 
(STMTY)


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (31.01.2024): Bài 6 – Nóng giận (5/2/2024)

Đời Sống Tâm Linh của Giáo Lý Viên (13/9/2014)

Điều hệ trọng nhất (22/8/2014)

Bí quyết giữ lửa cho tổ ấm thời hiện đại (4/8/2014)

Chúa Thánh Thần... (17/7/2014)

Đồng hành (9/7/2014)

Công bố Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới tháng 10-2014 (2/7/2014)

Đức Thánh Cha chủ sự Lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô (22/6/2014)

Ơn kính sợ Thiên Chúa (13/6/2014)

Ơn đạo đức không phải là làm ra vẻ ngoan đạo (10/6/2014)

Chúa Thánh Thần sau ngày lễ ngũ tuần (7/6/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn