Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
ĐIỀU HỆ TRỌNG NHẤT

Giả như tôi đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”
(1Cr 13,3).
 
Cuộc sống tất cả chỉ là yêu thương.

Vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8), nên bài học quan trọng nhất Người muốn chúng ta học trên trái đất này là học yêu thương. Chính trong yêu thương mà chúng ta nên giống Thiên Chúa hơn cả; vì thế, yêu thương là nền tảng mọi mệnh lệnh Người ban: “Vì tất cả lề luật được nên trọn trong điều răn duy nhất là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Gl 5,14).

Học biết quảng đại yêu thương không phải là chuyện dễ. Nó trái ngược với bản tính tự quy về mình nơi chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta dành cả cuộc đời để học yêu thương (mọi người). Đã hẳn Thiên Chúa muốn chúng ta yêu thương mọi người, nhưng Người đặc biệt lưu ý chúng ta học biết yêu thương những người trong gia đình Dân Chúa. Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Vậy bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho những anh em trong cùng đại gia đình đức tin” (Gl 6,10).

Tại sao Thiên Chúa nài nỉ chúng ta yêu thương và lưu tâm đặc biệt đến anh chị em có chung niềm tin như thế? Bởi Thiên Chúa muốn gia đình Người được nhận biết vì tình yêu hơn vì bất cứ điều gì khác. Đức Giêsu nói, chính việc chúng ta yêu thương nhau là chứng từ mạnh mẽ nhất cho thế gian, chứ không phải điều gì khác: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35).

Để hưởng cõi đời đời yêu thương, nơi mà chúng ta sẽ vui sống bên nhau trong nhà Thiên Chúa mãi mãi, trước tiên Thiên Chúa rèn luyện bằng việc trao cho chúng ta “những trách nhiệm” và trên hết của những trách nhiệm này là tập yêu thương.

Để có thể phát triển kỹ năng yêu thương, Thiên Chúa muốn chúng ta thường xuyên gần gũi với những người thân yêu trong gia đình, trong cộng đoàn, bạn bè lối xóm. Yêu thương không thể học một mình. Chúng ta phải chung đụng với những người khác - những người khó chịu, bất toàn và gây bực tức. Qua các mối tương giao, chúng ta học được ba điều quan trọng sau:

I. 
CÁCH SỐNG HAY NHẤT LÀ YÊU THƯƠNG

Yêu thương phải là ưu tiên hàng đầu, là mục tiêu số một và cũng là ước mong cao cả nhất của bạn. Yêu thương không phải là một phần tốt của cuộc sống, nhưng là phần quan trọng nhất của cuộc sống. Thánh Phaolô nói: “Anh em cố đạt cho được đức mến” (1Cr 14,1a).

1) 
Sống không yêu thương thì không đáng sống

Về điểm này, Thánh Phaolô nói: “Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến thì cũng chẳng có ích gì cho tôi” (1Cr 13,3).

Chúng ta hay nói tìm giờ cho con cái, kiếm giờ dành cho người khác. Chúng ta hành xử như thể các mối tương quan là một cái gì gán ép vào chương trình sống. Coi nó như chỉ là một phần của cuộc sống cùng với nhiều bổn phận khác. Không phải vậy, đối với Thiên Chúa, các mối tương quan là tất cả cuộc sống.

Trong 10 Điều răn, 4 điều nói trên tương quan với Thiên Chúa, 6 điều còn lại nói đến tương quan với tha nhân. Vậy là cả mười điều răn cùng nói đến các mối tương quan! Về sau, Chúa Giêsu tóm tắt những gì hệ trọng nhất đối với Thiên Chúa trong một câu: “Mến Chúa yêu người” (Mt 22,37-40). Sau khi học biết yêu mến Chúa (thờ phượng), thì học biết yêu thương tha nhân là mục đích thứ hai của cuộc đời ta.

Chính các mối tương quan, chứ không phải những thành đạt hay nhiều của cải là điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Vậy tại sao chúng ta lại xem nhẹ các mối tương quan? Khi lịch làm việc trở nên quá tải, ta dễ dàng cắt bớt các mối tương quan, xén bớt thời giờ, giảm bớt ân cần… Điều quan trọng nhất đối với Thiên Chúa nay bị thay thế bởi những tất bật của cuộc sống.

Bận rộn là kẻ thù lớn nhất của các mối tương quan. Hãy nhớ: Trọng tâm của cuộc sống là học biết mến Chúa và yêu người. Cuộc sống nếu trừ đi tình yêu thì chỉ còn lại con số không.

2)  Tình yêu sẽ tồn tại mãi

Một lý do khác mà Chúa dạy chúng ta phải ưu tiên đặt yêu thương lên hàng đầu là vì nó thuộc về vĩnh cửu. “Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13).

Yêu thương để lại một di sản. Cách chúng ta đối xử với người khác là tác động bền vững nhất chúng ta sẽ để lại cho đời chứ không phải là sự giàu có hay những thành quả. Mẹ Têrêxa nói: “Không phải những gì bạn làm là quan trọng, nhưng quan trọng là bạn đã đặt bao nhiêu tình yêu vào trong đó”.

Bạn có thấy ai vào những phút cuối đời, mà lại nói: “Mang cho tôi xem những văn bằng, huân chương, vàng bạc của tôi một lần nữa. Nhưng là, muốn những con người tôi yêu thương, có quan hệ vây quanh…

3) Chúng ta sẽ được xét xử về tình yêu

Lý do thứ ba là chúng ta sẽ được đánh giá trong cõi đời đời bằng chính yêu thương. Thiên Chúa sẽ xem xét cách chúng ta cư xử với tha nhân, cách riêng những người túng thiếu: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40).

Khi bước vào cõi đời đời, ta sẽ để lại mọi thứ. Những gì ta mang theo chính là con người của ta.

Hãy cám ơn Trời, mỗi sáng mai thức dậy, ta lại có một ngày mới để yêu thương, vì đó là tất cả cuộc sống. Đừng lãng phí thời gian.

II.  
Biểu hiện rõ nhất của yêu thương là hy sinh bản thân mình

Nếu muốn biết ưu tiên của một người, chỉ cần nhìn cách họ dùng thời giờ. Thời giờ là quà tặng quý nhất của chúng ta vì chúng ta chỉ có một thời lượng nào đó mà Chúa ban cho.

Chúng ta có thể làm ra tiền nhưng không thể làm ra thời giờ. Khi cho ai thời giờ, là chúng ta đang cho họ một phần cuộc sống. Các mối tương quan đòi hỏi thời giờ và cố gắng.

Cốt lõi của tình yêu không phải là những gì chúng ta suy nghĩ, thực hiện hay cung cấp những gì cần thiết cho người khác nhưng là chúng ta hy sinh – chi đi bao nhiêu chính bản thân ta. “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu” (Ga 15,13).

Chúng ta có thể cho đi mà không yêu thương, nhưng ta không thể yêu thương mà không cho đi. Yêu thương nghĩa là cho đi. Cho đi sức lực, tình yêu và chẳng cái gì có được nếu không cho đi THỜI GIỜ.

Thánh Gioan còn nói thêm: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm” (1Ga 3,18).

III.
 Thời điểm tốt nhất để yêu thương là ngay bây giờ

Tại sao ngay bây giờ là thời điểm tốt nhất để bày tỏ yêu thương? Bởi vì chúng ta không biết bao lâu nữa ta còn có cơ hội. Hoàn cảnh thay đổi; người đi kẻ ở, mỗi người mỗi phương… ta không nắm chắc ngày mai. Nếu muốn bày tỏ yêu thương, tốt nhất là hãy thực hiện ngay bây giờ. Yêu thương phải là ưu tiên số một.

 Tóm lại: cách sống tốt nhất là yêu thương. Biểu hiệu rõ nhất của yêu thương là hy sinh. Thời điểm tốt nhất để yêu thương là ngay bây giờ.

***

Câu hỏi gợi ý:

1.       
Đặt mình trước mặt Chúa, bạn sẽ giải thích làm sao với những khoảng thời gian khi mà công việc của bạn đã trở nên quan trọng hơn so với những con người?

2.       
Bạn cần bắt đầu dành thời giờ cho ai nhiều hơn? Bạn cần cắt bớt điều gì trong thời dụng biểu để thực hiện điều đó?

3.       
Bạn cần phải hy sinh điều gì nhất?
 
(STMTY)


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Bí quyết giữ lửa cho tổ ấm thời hiện đại (4/8/2014)

Chúa Thánh Thần... (17/7/2014)

Đồng hành (9/7/2014)

Công bố Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới tháng 10-2014 (2/7/2014)

Đức Thánh Cha chủ sự Lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô (22/6/2014)

Ơn kính sợ Thiên Chúa (13/6/2014)

Ơn đạo đức không phải là làm ra vẻ ngoan đạo (10/6/2014)

Chúa Thánh Thần sau ngày lễ ngũ tuần (7/6/2014)

Ơn hiểu biết giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa trong mọi loài mọi vật (29/5/2014)

Ơn sức mạnh giúp tín hữu trung thành với Chúa cả trong các khó khăn đau đớn, và hy sinh mạng sống vì Chúa và Tin Mừng (20/5/2014)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn