Giới thiệu
 Chia sẻ tâm tình
 Lịch Sinh Hoạt (HT)
 Tư liệu phim ảnh
 Hình ảnh sinh hoạt
 

Lịch công giáo
Giờ lễ các nhà thờ
 
Tĩnh Tâm Nữ 15-16/07/2023 Tĩnh Tâm Nam 1-2/7/2023 Ngày Bạn Trẻ 27-28/05/2023
Ngày Gia Đình 2023 Lễ Thánh Gia 2022 Ngày Bạn Trẻ 4-5/6/2022
Chuyến du hành Đông Bắc và Hành hương Sở kiện - Mừng Ngày Gia Đình 21-25/01/2021 Chuyến du hành Bến Tre  - Hành hương Đức Mẹ La Mã và Linh địa Ba Giồng - Mừng Ngày Gia Đình 9&10/01/2021 Mừng Bổn Mạng và Ngày Gia Đình 27-12-2020
Mừng 25 Năm Vĩnh Ước Thầy-Cô NGÀY GIA ĐÌNH 2020 - MỪNG 25 NĂM NGÀY GIA ĐÌNH 2019
NGÀY GIA ĐÌNH 2018 Tĩnh Tâm Huynh Trưởng Thường Niên 2017 HÌNH ẢNH NGÀY NGHỈ VỚI CHÚA CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG CĐ STMTY Tại Tu Viện Phanxicô - Thủ Đức  15-16/7/2017
Ngày Bạn Trẻ 2017 Chuyến đi Vinh-Lào-Thái NGÀY GIA ĐÌNH 2017
TĨNH TÂM QUI ƯỚC 09-2016 Ngày Bạn Trẻ 2016
 
   

Chuyên Mục Âm Nhạc
   
   
SỐNG ĐỜI CỘNG ĐOÀN VỚI NHỮNG ĐẶC SỦNG CỦA MÌNH
 
HƯỚNG TỚI NHỮNG MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐOÀN

Mỗi Cộng đoàn phải chuẩn bị một kế hoạch. Khi người ta quyết định chung sống mà không có mục đích rõ ràng, thì chẳng bao lâu Cộng đoàn ấy sẽ xảy ra những xung đột tan vỡ. Vì vậy mỗi Cộng đoàn phải có một nội quy, văn hóa chỉ rõ lý do chung sống và điều gì mỗi thành viên mong ước. Trước khi gia nhập Cộng đoàn, mỗi thành viên nên dành thời gian để chuẩn bị cho việc chung sống và hiểu rõ mục đích của Cộng đoàn.

Một Cộng đoàn càng trở nên thờ ơ đối với những mục đích ban đầu, thì càng có nguy cơ tan vỡ. Các thành viên của Cộng đoàn sẽ không còn nói về việc làm thế nào để họ có thể đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa và của tha nhân. Thay vào đó, họ sẽ nói về chính họ và những vấn đề của họ, về của cải, sự khó nghèo hay cơ cấu cộng đoàn.

Những mục tiêu của Cộng đoàn sự hợp nhất giữa các thành viên là hai yếu tố làm nên Cộng đoàn hiệp nhất sống động.

Cộng đoàn trở nên một Cộng đoàn đích thực và sáng ngời, khi các thành viên đều có ý thức về tính cấp thiết. Trước một xã hội xuống dốc trầm trọng, có quá nhiều người mất niềm hy vọng, nhiều tiếng kêu cứu không ai lắng nghe. Có quá nhiều gia đình đổ bể… Chúng ta không chỉ an phận chỉ biết mình và cũng chẳng nên thánh một mình được đâu. Cộng đoàn – chúng ta có mặt là để đón nhận tặng phẩm của Chúa, để cùng nhau tiến đến vương quốc của Ngài và để làm dịu cơn khát trong trái tim mình cũng như của anh chị em. Có như vậy Cộng đoàn mới thực sự sống động. Cộng đoàn phải trở nên ánh sáng chiếu vào vùng tăm tối, phải là một mùa xuân với nguồn nước trong lành cho con người. Chúng ta không có quyền thờ ơ, lãnh đạm.

TỪ “CỘNG ĐOÀN VÌ MÌNH” ĐẾN “MÌNH VÌ CỘNG ĐOÀN”

Một Cộng đoàn chỉ thực sự là Cộng đoàn khi phần lớn các thành viên có thể biến đổi ý thức từ “Cộng đoàn vì mình” đến “mình vì Cộng đoàn”; trái tim của họ có thể mở ra với mọi người, không còn một sự loại trừ nào. Đây là sự chuyển đổi từ tính ích kỷ đến tình yêu, là một cuộc Phục sinh, “thay lòng đổi dạ”, từ cõi chết sống lại.

Cộng đoàn không chỉ là nơi mà trong đó người ta sống dưới cùng một mái nhà; như vậy có khác chi nhà trọ hay một khách sạn. Nó cũng không phải là tập thể của một ê-kíp làm việc, hoặc tệ hơn là một nơi ẩn náu của những kẻ buồn chán. Cộng đoàn là nơi mọi người – hay thực tế hơn là đa số các thành viên – đang thoát ra khỏi bóng mờ của tính ích kỷ để đến nguồn sáng của tình yêu đích thực.

Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích riêng cho mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 3,2-4)

Tình yêu không phải là những cảm xúc hay xúc động thoáng qua. Tình yêu là sự thu hút lẫn nhau, là một cam kết thuộc về nhau. Yêu là lắng nghe người khác, quan tâm và đồng cảm với họ. Yêu là đáp trả tiếng kêu của người khác và những nhu cầu sâu xa nhất của họ. Yêu là đồng cảm – khóc với người khóc, vui với người vui. Yêu có nghĩa là hạnh phúc khi người đó hiện diện, buồn sầu khi họ vắng mặt. Yêu là đang sống trong nhau và ẩn náu nơi nhau. Nếu yêu là hướng tới nhau, thì trên hết nó cũng có nghĩa là cùng nhìn về một hướng, một niềm hy vọng và một ước mơ. Yêu là chia sẻ cùng một quan điểm và một lý tưởng. Cũng thế, yêu là mong muốn người khác hoàn thành cuộc đời họ, theo như chương trình của Chúa trong sự phục vụ mọi người. Yêu là mong muốn người khác trung thành với ơn gọi riêng biệt của họ và tự do để yêu thương trong tất cả mọi chiều kích của cuộc sống.

Chúng ta có được hai chiều kích của cộng đoàn: ý thức thuộc về nhau và mong ước rằng mỗi người, với những đặc ân riêng của mình, chúng ta tiến xa hơn nữa đến với Chúa và anh em, một mong ước vươn đến ánh sáng, chân lý và bình an sâu xa hơn.

Cần phải có thời gian người ta mới có thể thay đổi: từ ích kỷ đến yêu thương người khác, từ “Cộng đoàn vì mình” tới “mình vì cộng đoàn” – Cộng đoàn cho Thiên Chúa và cho những người đang gặp khó khăn. Phải mất nhiều thời gian thanh lọc và không ngừng chết đi để mang lại những cuộc tái sinh mới. Để có thể yêu thương người khác, chúng ta phải liên tục chết đi cho riêng mình, tính tự ái và sự an nhàn của chúng ta.

Cộng đoàn bắt đầu hình thành khi mỗi người cố gắng đón nhận và yêu người khác như họ là.

Vậy anh em hãy đón nhận nhau như Đức Kitô đã đón nhận anh em” (Rm 15,17).

Cộng đoàn được hình thành từ những quan tâm dịu dàng mà mọi người dành cho nhau mỗi ngày. Đó là những cử chỉ phục vụ và hy sinh thật nhỏ bé, nhưng lại có thể nói lên rằng “Tôi yêu bạn” và “Tôi hạnh phúc được ở với bạn”, “Tôi mang lấy gánh nặng của bạn”.

CỘNG ĐOÀN LÀ MỘT THÂN THỂ SỐNG ĐỘNG

Thánh Phaolô nói về Giáo hội, Cộng đoàn các Kitô hữu, như một thân thể – thân thể mầu nhiệm. (Rm 12,4-5). Mỗi Cộng đoàn là một thân thể và tất cả chúng ta thuộc về nhau. Cảm thức thuộc về này không do máu huyết, nhưng phát xuất từ lời mời gọi của Thiên Chúa. mỗi người chúng ta được mời gọi một cách đặc biệt để đến sống với nhau và thuộc về Cộng đoàn, một thân thể. Lời mời gọi này là nền tảng để chúng ta có thể quyết định dấn thân sống với nhau, cho nhau và vì nhau.

Trong thân thể mỗi bộ phận đóng một vai trò. Và trong thân thể này mỗi bộ phận có một đặc sủng riêng biệt để phục vụ. “Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tùy theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ thì phải phục vụ. Ai dạy bảo thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn thì cứ khuyên răng. Ai phân phát thì phải chân thành. Ai chủ toạ thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm” (Rm 12,6-8).

SỬ DỤNG NHỮNG ĐẶC SỦNG CỦA MÌNH

Sử dụng những đặc sủng của mình là xây dựng Cộng đoàn
. Nếu chúng ta không trung thành với những đặc sủng đó, chúng ta sẽ làm tổn thương Cộng đoàn. Vì thế điều quan trọng là mỗi người đều nhận ra đặc sủng của mình, và tất cả chúng ta đều cần tới đặc sủng của nhau. Chúng ta cũng có trách nhiệm phải khuyến khích người khác phát triển và trung thành với đặc sủng của họ. Tất cả chúng ta đều tìm thấy chỗ đứng của mình trong Cộng đoàn theo đặc sủng của mình. Chúng ta sẽ trở nên không những hữu ích mà còn cần thiết cho người khác. Và như thế sự ganh đua, lòng ghen tỵ sẽ tan biến.

Một chị buồn nói với tôi: “Em không có đặc sủng gì hết”. Tôi mau mắn trả lời chị: “Tôi thường nghe chị nói, chị cầu nguyện cho anh chị em hằng ngày: Vậy đặc sủng của chị chính là sự hiện diện của chị ở đây, đặc sủng của chị chính là nhẩm tên từng thành viên của Cộng đoàn trong lời cầu nguyện trước nhan Thiên Chúa”.

Có lúc tôi chợt nhận ra, tôi ít giúp anh chị em xây dựng Cộng đoàn bằng chính việc chia sẻ những đặc sủng của nhau, nên có thể là nguyên nhân làm cho một số người ít có cảm thức thực sự lệ thuộc vào nhau và khuyến khích nhau trung thành với đặc sủng của mình.

Ganh tỵ là một thứ bệnh dịch phá hủy Cộng đoàn
. Nó xuất phát từ sự ngu dốt của con người hoặc do thiếu niềm tin vào đặc sủng của nhau. Nếu chúng ta tin tưởng vào đặc sủng của mỗi người thì chúng ta sẽ không ganh tỵ với người khác.

Huấn luyện – hay khuôn đúc các thành viên theo văn hóa, nội quy và kỷ luật là điều tốt đáng làm. Nhưng điều quan trọng là mỗi người phải phát triển đặc sủng của mình để xây dựng Cộng đoàn và làm cho Cộng đoàn trở nên đẹp đẽ hơn mới là một dấu chỉ rõ ràng hơn của Nước Trời.

Chúng ta cũng không nên chỉ nhìn vào tài năng hay đặc sủng đã rõ ràng. Cần lưu ý đến những đặc sủng tiềm tàng và ẩn giấu sâu xa hơn. Những đặc sủng này cũng phải được triển nở.

Một số người có những tài năng nổi bật nhưng đôi khi trong những hoạt động quá bộc lộ tính cách cá nhân chỉ nhằm đến vinh quang riêng, để khẳng định bản thân, hay để thống trị người khác. Những thành viên này, cần ý thức tài năng là ân sủng Chúa ban để làm vinh danh Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Cần khiêm tốn quên mình phục vụ và sẽ gặt hái được niềm vui lớn lao.

Trong Cộng đoàn, mọi chuyện sẽ tùy thuộc vào mỗi người có trở thành một mắt xích cần thiết trong toàn bộ dây xích hay không. Chỉ khi mỗi mắt xích nhỏ nhất này móc nối an toàn thì dây xích mới không thể nào phá vỡ được. Một Cộng đoàn mà để nhiều thành viên không trách nhiệm (vô dụng), thì Cộng đoàn đó sẽ tan vỡ. Cộng đoàn phải nhận ra rằng không chỉ người yếu mới cần đến người mạnh mà cả người mạnh cũng không thể tồn tại nếu không có người yếu. Loại trừ người yếu là giết chết tình huynh đệ.

Sử dụng những đặc sủng của mình có nghĩa là xây dựng Cộng đoàn. Thánh Phaolô nhấn mạnh tầm quan trọng của đặc sủng trong việc xây dựng Cộng đoàn. Có rất nhiều những đặc sủng liên quan trực tiếp đến đặc tính của đức ái. Đó là ý tứ trong lời nói, khiêm tốn, mềm dẻo, thinh lặng khi bị chỉ trích, biết lắng nghe, sẵn sàng làm những việc phục vụ nhỏ bé, nâng đỡ anh chị em, tha thứ, loan báo Tin Mừng, nói sự thật và cầu nguyện.

Có những người được ơn dễ trực cảm ngay và thậm chí sống với những nỗi đau của người khác. Đó là ơn thể hiện lòng thương cảm. Có những người nhận biết được điều gì là sai trái và có thể xác định ngay nguyên nhân – Đó là ơn hiểu biết. Có những người được ơn sáng suốt, họ có thể nhận rõ đâu là mối bận tâm căn bản của cộng đoàn. Những người khác được ơn để xây dựng một bầu khí vui tươi, sự thoải mái và phát triển cá nhận. Lại có những người được ơn có thể nhận ra nhu cầu của người khác và giúp đỡ họ. Những người khác nữa được ơn tiếp đón mọi người. Mỗi người nhận được đặc sủng để phục vụ vì ích chung và vì sự phát triển của mọi người.

Cộng đoàn là nơi mà tất cả chúng ta cảm thấy được tự do là chính mình và đủ tin tưởng để chia sẻ tất cả cách sống và suy nghĩ của mình. Thật ra không phải tất cả các Cộng đoàn đều đạt được mức độ này. Tuy nhiên, đây là một định hướng mà Cộng đoàn nên theo. Bao lâu Cộng đoàn còn có những người sợ bộc lộ chính mình, sợ bị xét đoán hoặc bị coi là “ngu ngốc” hoặc sợ bị loại trừ, thì lúc đó, Cộng đoàn vẫn còn một đoạn đường dài để tiến bước. Trọng tâm của Cộng đoàn là khả năng biết lắng nghe và tôn trọng tất cả những gì là cao đẹp, chân thật nhất nơi người khác.

Bộc lộ chính mình
không phải là đơn giản là trút ra tất cả những tâm trạng thất vọng, sự giận dữ và những điều tồi tệ sắp xảy ra. Bộc lộ chính mình có nghĩa là chia sẻ những động cơ sâu xa thúc đẩy bên trong chúng ta và những gì chúng ta đang sống.

Không có sức mạnh nào lớn hơn một trái tim yêu thương, tự do tận hiến cho Thiên Chúa và tha nhân. Tình yêu thì mạnh mẽ hơn sự sợ hãi. Tất cả các Cộng đoàn phải không ngừng hướng tới hiệp nhất: “một trái tim, một tâm hồn và một tinh thần”. Đối với tôi, chúng ta nên cầu xin ân sủng đặc biệt của Chúa Thánh Thần – Ân sủng hiệp nhất. Đây thực sự là một ân huệ mà chúng ta có quyền và có bổn phận phải thiết tha mong đợi.

Ân sủng hiệp nhất của Cộng đoàn chỉ đến, khi mọi thành viên trong Cộng đoàn thực sự là mình, sống yêu thương trọn vẹn và sử dụng những đặc sủng của họ. Nhờ được hoàn toàn tác động với Chúa Thánh Thần, Cộng đoàn trở nên một.

Bao lâu còn có những sợ hãi và thành kiến trong trái tim con người, thì vẫn còn biết bao bất ổn và bất công. Chỉ khi trái tim được chữa lành, thì những xung đột mới được giải quyết. Cộng đoàn là nơi người ta có thể thể hiện tình người, nơi người ta có thể được chữa lành và tăng thêm sức mạnh trong tình mến sâu xa nhất, và là nơi người ta có thể bước đi trong sự hiệp nhất và tự do nội tâm. Khi những nỗi sợ hãi và thành kiến giảm đi và niềm tin vào Thiên Chúa và người khác được tăng lên, thì Cộng đoàn mới có thể trở thành một lời chứng sáng ngời cho một lối sống.

Đáp trả cho bất ổn là sống hết tình với anh chị em.

Đáp trả cho bất công là sống chia sẻ.

Đáp trả cho những thất vọng là tin tưởng và hy vọng không ngừng.

Đáp trả cho những định kiến và ghen ghét là tha thứ.

Phục vụ cho vương quốc của Thiên Chúa. Đó là phục vụ để mọi người có thể sống và cảm nếm niềm vui sâu xa của con người được hiệp nhất với vĩnh cửu. 

Có những đặc sủng khác nhau. Những người được đặc sủng cũng khác nhau. Các cách Chúa ban đặc sủng cũng khác nhau. Người này thì được ơn này. Người kia thì được ơn khác. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy: Ngay trong một giáo xứ, một giáo phận, có người được ơn lôi kéo thành công nhiều người trở về đàng lành, có người được ơn hoà giải khéo léo các vụ xích mích khó khăn, có người được ơn thu hút các tâm hồn đến Lời Chúa, có người được ơn gieo rắc Tin Mừng một cách khôn ngoan khắp mọi nơi mình làm việc.

Thánh Phaolô viết: "Tôi ước muốn mọi người được như tôi. Nhưng mỗi người Thiên Chúa ban cho đặc sủng riêng, kẻ thế này, người thế khác" (1Cor 7,7).

Mọi đặc sủng đều do Chúa ban. Chúa ban cho ai, thế nào và lúc nào, thì tuỳ thánh ý Ngài. Thánh Phaolô quả quyết: "Chính Thần Linh duy nhất làm ra tất cả những điều đó và phân chia ra cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Ngài" (1Cor 12,11). Chính vì vấn đề đặc sủng là chuyện Chúa trực tiếp can thiệp, nên chúng ta cần khiêm nhường và sáng suốt. Thấy ai được đặc sủng, thì chúng ta tạ ơn Chúa và mừng cho họ. Thấy mình không có đặc sủng, thì chúng ta vẫn giữ lòng mình bình an. Đồng thời hãy nhìn lại mình một cách kỹ càng: Hoặc ta đã được trao ban đặc sủng, nhưng nay đã mất, hoặc ta đang có một đặc sủng nào đó, mà ta không nhận ra.
 
STMTY


Giáo lý về thói xấu và nhân đức (17.04.2024): Bài 16 – Nhân đức tiết độ (23/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (10.04.2024): Bài 15 – Nhân đức can đảm (12/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (03.04.2024): Bài 14 – Nhân đức công bình (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (27.03.2024): Bài 13 – Nhân đức kiên nhẫn (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (20.03.2024): Bài 12 – Nhân đức khôn ngoan (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (13.03.2024): Bài 11 – Thực hành nhân đức (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (06.03.2024): Bài 10 – Chống lại thói kiêu ngạo bằng tính khiêm nhường (4/4/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (28.02.2024) Bài 9: Ghen tị và kiêu ngạo (4/3/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (14.02.2024) Bài 8: Sự biếng nhác (15/2/2024)

Giáo lý về thói xấu và nhân đức (07.02.2024) Bài 7: Nỗi buồn (15/2/2024)

Mùa Chay: 40 ngày chay tịnh (19/3/2014)

Một cái nhìn tổng quát về Mùa Chay (11/3/2014)

Thánh cả Giuse quan thầy bầu chữa Hội Thánh (6/3/2014)

Lịch sử Mùa Chay Thánh (3/3/2014)

Trở nên con cái Chúa - (Mt. 5,38-48) (22/2/2014)

Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 13/02 - 19/02/2014 (20/2/2014)

Sứ điệp Mùa Chay đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô: 2014 (11/2/2014)

Sống Niềm Vui Tin Mừng (18/12/2013)

Giới thiệu Sứ điệp Ngày Hoà bình thế giới 2014 (15/12/2013)

Toàn văn Sứ điệp hòa bình của Đức Thánh Cha (15/12/2013)
 Các tin khác:  1   2   3   4   5   Trang kế  Trang cuối
 
 
  Trang chủ Giáo hội Gia đình Bồi dưỡng tâm linh Mục vụ Chuyên đề Thông tin diễn đàn